Chữa ho cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Không hiểu rõ nguyên nhân gây nên cơn ho ở trẻ, tìm cách điều trị ho bằng mọi cách, không đưa trẻ đến bệnh viện dù ho kéo dài,.. là những sai lầm phổ biến của nhiều bậc phụ huynh khi chữa ho cho trẻ sơ sinh. 

Chữa ho cho trẻ sơ sinh
Chữa ho cho trẻ sơ sinh như thế nào để vừa an toàn lại hiệu quả cao?

5 lưu ý quan trọng khi chữa ho cho trẻ sơ sinh

Ho không phải là một loại bệnh lý. Nó là một dạng phản xạ tự nhiên giúp cơ thể tống được các loại Virus, tác nhân gây bệnh, đờm ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cơn ho xuất hiện liên tục, dai dẳng, đó có thể là triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm.

Theo thống kê, có khoảng 90% nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho cho trẻ sơ sinh là do các bệnh lý viêm đường hô hấp. Sở dĩ có điều này là bởi hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn yếu nên dễ bị tấn công bởi Virus, vi khuẩn.

Không ít những trường hợp các bậc phụ huynh tự mình điều trị tình trạng ho cho trẻ theo các cách dân gian hoặc cho trẻ uống thuốc mà chưa có sự chỉ định từ các bác sĩ để nhận diện nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Điều này có thể khiến cho tình trạng ho của trẻ trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng trong quá trình chữa ho cho trẻ sơ sinh.

chữa ho cho trẻ
Việc điều trị bằng kháng sinh và thuốc ho cho trẻ sơ sinh cần đến đơn thuốc của bác sĩ

1.Không tự mình sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh

Khi gặp tình trạng ho, người trưởng thành có thể dùng cac loại thuốc không kê đơn để giảm đi triệu chứng ho. Nhưng hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thành phần chống chỉ định với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Việc sử dụng những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ tương đối nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu sử dụng thường xuyên.

Đồng thời, các loại thuốc kháng sinh dù không gây tác dụng phụ nhưng nếu sử dụng nhiều cũng khiến trẻ bị kháng thuốc, gây nên nhiều khó khăn cho quá trình điều trị về sau cho trẻ.

2.Chú ý theo dõi tiến triển cơn ho của trẻ

Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường cho rằng ho chỉ là biểu hiện của những loại bệnh thông thường. Chính vì vậy, ít ai chú ý đến tình trạng ho và quá trình tiến triển ho ở trẻ.

Tuy nhiên, ho kèm theo các triệu chứng sẽ là chỉ báo quan trọng để các bậc phụ huynh có thể phán đoán bệnh của trẻ và đem chúng đến các cơ sở y tế một cách nhanh chóng.

Trong trường hợp trẻ bị ho khan

Tình trạng ho khan ở trẻ sơ sinh xuất hiện chủ yếu do các nguyên nhân như dị ứng thời tiết, thức ăn, lông súc vật hoặc bụi,… Các bậc cha mẹ nên chú ý giảm hoặc kiêng các loại thức ăn có thể gây dị ứng như tôm, mực, cua hoặc các loại thức ăn lạnh. Đồng thời, rửa mắt, mũi cho trẻ bằng nước mũi sinh lý để đảm bảo vệ sinh.

Trong trường hợp trẻ bị ho đờm

Trẻ bị ho đờm có thể do bị nhiễm lạnh từ gió ngoài trời hoặc quạt, máy lạnh. Lúc này, nên đặt tẻ nằm sấp trên phần đùi, tiến hành nâng đầu trẻ một cách nhẹ nhàng sao cho cao hơn phần lưng một chút và vỗ nhẹ vào phần lưng. Điều này sẽ giúp trẻ dễ long đờm hơn.

Trong trường hợp trẻ bị ho kèm theo các biểu hiện như sốt, ho ra đờm có màu xanh hoặc màu vàng, lờ đờ, khó thở, bỏ bú hoặc bỏ ăn, mệt mỏi,… cần đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng để được chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời.

3.Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên chữa ho cho trẻ sơ sinh

Các loại thảo dược thiên nhiên là biện pháp điều trị ho an toàn hơn cho trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ có thể sử dụng những loại thảo dược như bạc hà, lá hẹ,… hoặc các bài thuốc Đông y đã qua bào chế, nhưng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định đến liều lượng và cách sử dụng.

Chữa ho cho trẻ
Chăm sóc dinh dưỡng và giữ ấm đúng cách giúp trẻ giảm triệu chứng ho do Virus tấn công

4.Chăm sóc dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng

Những triệu chứng như ho, sốt hay viêm họng có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản, viêm phổi và nhiều bệnh nguy hiểm khác nếu để lâu ngày. Dù vậy, những loại bệnh do Virus gây ra có thể được đẩy lùi sau chỉ khoảng từ 5 – 7 ngày nếu các mẹ chú ý đến việc chăm sóc dinh dưỡng và giữ ấm cho trẻ.

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để giảm chất nhầy ở đường hô hấp, điều này giúp trẻ giảm ho và khó chịu ở cổ họng. Một số những đồ uống như nước trái cây, sữa hoặc các loại súp gà và socola nóng cũng giúp trẻ dịu cổ họng hơn. Dù vậy, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì các mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa.

Trước khi đi ngủ, có thể cho trẻ sử dụng mật ong để làm giảm tình trạng ho. Lưu ý không nên dùng cách này đối với trẻ dưới 1 tuổi.

5.Thăm khám bác sĩ định kì

Khi trẻ bị ho và dễ tái phát tình trạng ho, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám với các bác sĩ. Đối với những trường hợp khẩn cấp như trẻ bị sốt cao liên tục không ho, co giật, tím tái, thở nhanh,… cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Ngoài ra, việc đến bác sĩ định kỳ cũng giúp phòng ngừa các loại bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Những thông tin do Thuốc Dân Tộc cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế những chẩn đoán từ phía các bác sĩ có chuyên môn.

Bài thuốc trị ho bằng cây lược vàng ít ai biết

Trị ho bằng cây lược vàng là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian được sử dụng phổ biến. Nhờ có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, phương...

Siro ho cho bà bầu loại nào tốt? Các lưu ý khi dùng

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các loại thuốc siro ho cho bà bầu với đa dạng...

trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá

Trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá an toàn hiệu quả

Trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá là mẹo dân gian được áp dụng tương đối phổ...

Bị ho ở ba tháng đầu thai kỳ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Phụ nữ mang thai thường dễ bị ho vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho sẽ gây ra những ảnh...

Cách dùng giấm táo chữa ho có thể bạn chưa biết

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị ho là cách được nhiều người áp dụng. Một trong những nguyên...

Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?

Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.