Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều là hiện trạng thường gặp khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bởi đây là giai đoạn nước rút, các mẹ cần chuẩn bị thật tốt cả sức khỏe và tinh thần cho kỳ sinh đẻ đang đến gần. Lúc này, mẹ bầu cần chú ý áp dụng các biện pháp can thiệp đúng đắn để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời ngăn ngừa các vấn đề rủi ro phát sinh khi tình trạng ho kéo dài.

mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều
Mẹ bầu thường dễ bị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối

Ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối – Nguyên nhân do đâu?

Ho chính là phản ứng của cơ thể, thường xuất hiện khi cơ quan hô hấp bị kích thích. Phản ứng này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cũng như dịch nhầy ứ đọng trong cơ quan hô hấp, nhất là mũi họng.

Không ít mẹ bầu than phiền rằng họ thường bị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối. Nguyên nhân có thể là do:

  • Vấn đề dị ứng: Việc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, mạt bụi, phấn hoa, khói thuốc, nấm mốc… cùng có thể khiến cho niêm mạc hô hấp bị kích thích. Từ đó khiến mẹ bầu bị ho dai dẳng, thường xuyên hắt hơi, đỏ mắt, chảy nước mũi.
  • Viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn: Càng về những tháng cuối thì sức đề kháng của mẹ bầu càng có xu hướng yếu đi. Chính vì thế mà rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm họng hay viêm thanh quản… Tất cả các bệnh lý này đều có thể gây ra triệu chứng ho nhiều, nhất là vào ban đêm. Kèm theo đó là những triệu chứng khác như đau họng, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi…
  • Do trào ngược acid dạ dày: Thai nhi càng phát triển lớn thì tử cung sẽ càng phải mở rộng để đáp ứng. Từ đó gây áp lực lên dạ dày và gây ra tình trạng trào ngược. Chính lượng acid dịch vị trào ngược lên cổ họng có thể gây ngứa, ho, thậm chí là buồn nôn và đau rát họng.

Bên cạnh đó, các vấn đề sức khỏe nêu trên sẽ dễ phát sinh hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ do một số yếu tố rủi ro sau đây:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, dù là đầu hay cuối thai kỳ thì nồng độ hormone trong cơ thể đều sẽ có những thay đổi bất thường. Chính điều này khiến các mẹ bầu nhạy cảm hơn với những tác nhân từ môi trường như nhiệt độ, thời tiết, bụi bẩn, nấm mốc…
  • Sự phát triển của tử cung: Càng về những tháng cuối thai kỳ thì thai nhi sẽ càng nhanh phát triển. Điều này đòi hỏi tử cung phải mở rộng ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Sự gia tăng kích thước tử cung sẽ làm tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa, kích thích trào ngược. Từ đó gây ra các vấn đề như ho nhiều, khó tiêu, đầy bụng, táo bón…
  • Sức đề kháng suy giảm: Khả năng miễn dịch của phụ nữ thường có xu hướng giảm mạnh khi mang thai. Điều này là do các thay đổi sinh lý trong cơ thể. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập và làm phát sinh tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan hô hấp.
mẹ bầu bị ho cuối thai kỳ
Thai nhi lớn dần khiến tử cung mở rộng cũng là nguyên nhân liên quan đến hàng loạt vấn đề sức khỏe

Tình trạng ho nhiều ở bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối dù cho nguyên nhân nào gây ra thì cũng sẽ tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ. Cần chú ý theo dõi để có cách can thiệp kịp thời. Tránh để kéo dài bởi sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro.

Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều nguy hiểm không?

Thông thường, ho không phải là triệu chứng nghiêm trọng, nhưng nếu nó kích hoạt ở 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu cần hết sức chú ý. Lúc này, những cơn ho kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn trực tiếp tác động đến sự phát triển của thai nhi.

Sau đây là một số vấn đề nghiêm trọng mà mẹ bầu cần cảnh giác:

  • Ho nhiều có thể dẫn đến co thắt ở vùng ngực và gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là đau đớn. Mẹ bầu thường sẽ chán ăn, khó ngủ, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể suy nhược. Thai nhi cũng sẽ chậm phát triển do không được cung cấp đủ dưỡng chất.
  • Ho kéo dài và liên tục, cùng với đó là cơn ho kích hoạt ở mức độ mạnh sẽ kích thích cơn co thắt tử cung mạnh. Từ đó có thể gây động thai sớm hay dọa sinh non với trường hợp thai gần đủ tháng.
  • Tình trạng ho nhiều đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng hô hấp ở mẹ bầu. Nếu không sớm điều trị sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đôi khi còn gây mất tim thai một cách đột ngột.

Cách điều trị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối

Thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm, lúc này mẹ bầu cần chú ý đến việc lựa chọn các phương án điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều có thể ưu tiên áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà lành tính trước khi điều trị đặc hiệu theo phác đồ bác sĩ.

1. Xông hơi với tỏi giúp giảm ho

Tỏi cũng là một nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ nhờ có chứa hàm lượng tương đối cao hoạt chất allicine. Chính vì thế mà tỏi có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nếu thường xuyên bị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể dùng tỏi xông hơi để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng. Cách này sẽ giúp làm loãng dịch đờm, khai thông đường thở và ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại.

chữa ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối
Mẹ bầu có thể dùng tỏi xông hơi để hỗ trợ khắc phục triệu chứng ho nhiều

Cách thực hiện:

  • Lấy 5 – 7 tép tỏi tươi bóc sạch vỏ, đập dập rồi cho vào 2 lít nước sôi.
  • Dùng khăn lớn trùm kín đầu rồi xông hơi trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Khi xông hơi cần hít thở sâu để tinh dầu tỏi có thể len lỏi sâu vào trong đường thở.
  • Nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày trong khoảng vài ba ngày để giúp giảm ho hiệu quả hơn.

2. Dùng lê chưng đường phèn

Đây là một trong những mẹo trị ho lành tính, an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Lê khi kết hợp với đường phèn sẽ mang đến tác dụng làm tiêu đờm. Ngoài ra cách dùng lê hấp đường phèn trị ho còn giúp giảm kích ứng, đau rát họng, giảm ho và tăng cường sức đề kháng. Một ưu điểm nữa của mẹo dân gian này là ít gây tình trạng buồn nôn cho mẹ bầu bởi lê có vị ngọt chua rất dễ uống.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả lê đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ và cắt thành từng khối vuông vừa ăn.
  • Cho vào bát rồi cho thêm 1 ít đường phèn cùng vài sợi gừng tươi vào.
  • Hấp cách thủy trong khoảng từ 10 – 15 phút.
  • Để cho nguội bớt sau đó ăn trực tiếp cả nước lẫn cái.

3. Chườm ấm chữa ho nhiều ở mẹ bầu

Chườm ấm xung quanh cổ được cho là có thể đáp ứng tốt trong trường hợp mẹ bầu bị ho nhiều kèm theo đau họng. Nhiệt độ vừa đủ ấm sẽ đem lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Đồng thời có thể làm giảm mức độ kích thích tại niêm mạc họng và làm giảm ho hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn nhỏ cùng 1 ít nước ấm trong tô.
  • Thấm khăn vào nước ấm rồi vắt nhẹ cho ráo bớt nước.
  • Đặt khăn lên 2 bên cổ cho tới khi khăn nguội hẳn.
  • Với cách này có thể áp dụng bất cứ khi nào cơn ho bùng phát.

Nếu bị ho nhiều về đêm thì mẹ bầu có thể áp dụng cách này vào thời điểm trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nên phối hợp liệu pháp chườm ấm với các bài thuốc uống khác như trà hoa cúc, nước ô mai mơ, trà chanh mật ong…

4. Uống trà gừng mật ong

Gừng tươi là dược liệu quen thuộc trong đông y với tên gọi sinh khương, có vị cay, tính ấm. Vị thuốc này không chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm mà còn hỗ trợ làm loãng dịch đờm, giảm ho. Còn mật ong lại có tác dụng làm dịu cổ họng, đồng thời làm giảm kích kích niêm mạc hô hấp.

ho nhiều khi mang thai
Trà gừng mật ong giúp làm dịu cổ họng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa có trong mật ong còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng trà gừng mật ong cũng là một mẹo hay có thể giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối.

Cách thực hiện:

  • Cần 1 miếng gừng tươi cùng 2 thìa cà phê mật ong.
  • Gừng rửa sạch cạo vỏ rồi thái thành từng sợi nhỏ.
  • Cho vào tách sau đó đổ thêm 200ml nước sôi nóng vào.
  • Để trong 15 phút rồi cho mật ong vào khuấy đều.
  • Uống khi trà còn ấm mỗi ngày 1 lần, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Sử dụng nghệ và muối

Cả nghệ và muối đều là những nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Từ đó giúp đẩy nhanh các triệu chứng liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp. Đặc biệt là có thể làm giảm đau họng và giảm ho rất hiệu quả. Mẹ bầu có thể dùng mẹo trị ho bằng nghệ và muối để chữa ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1/2 thìa bột nghệ, 150ml nước ấm cùng 1 chút muối.
  • Khuấy đều nghệ và muối trong nước ấm.
  • Uống mỗi ngày 1 cốc trong 3 ngày liên tục.

6. Dùng diếp cá và nước vo gạo

Diếp cá cũng là một nguyên liệu được đánh giá cao trong việc điều trị ho tại nhà nhờ công dụng làm mát cơ thể, kháng viêm và long đờm. Bên cạnh đó, nước vo gạo lại có thể giúp làm sạch vòm họng, đồng thời làm dịu và giảm ngứa rát. Đây là lý do mà mẹ bầu có thể kết hợp 2 nguyên liệu này để trị ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối.

mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều
Diếp cá cũng là một nguyên liệu mà mẹ bầu có thể sử dụng để khắc phục tình trạng ho nhiều

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi cùng 1 ít nước vo gạo.
  • Ngâm diếp cá trong nước muối 5 phút rồi rửa sạch.
  • Sau đó cho vào nồi đun với nước vo gạo trên lửa nhỏ đến khi sôi.
  • Chú ý uống ngay khi nước thuốc còn ấm.

ĐỌC NGAY:Hướng dẫn 3 cách chữa ho bằng rau diếp cá tại nhà

7. Dùng quất chưng mật ong

Quất chưng mật ong được cho là một loại thuốc ho tự nhiên rất tốt với sức khỏe. Quất có chứa nhiều pectin và các vitamin giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra mật ong cũng là nguyên liệu có những tác dụng tương tự. Mẹ bầu có thể sử dụng quất chưng mật ong để giúp giảm ho và trị đờm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 quả quất cùng khoảng 1 muỗng cà phê mật ong.
  • Cắt đôi quả quất, cho mật ong vào đem chưng cách thủy trong 10 – 15 phút.
  • Dùng uống trực tiếp nước chưng và ngậm nhai từ từ quất trong miệng.

8. Điều trị đặc hiệu

Trong một số trường hợp, các giải pháp tại nhà không thể nào đáp ứng được triệu chứng ho nhiều. Lúc này, mẹ bầu cần thăm khám để được điều trị đặc hiệu theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định.

Với tình trạng ho nhiều là do virus thì thường mẹ bầu sẽ không phải can thiệp điều trị y tế. Lúc này, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng trong trường hợp thật sự cần thiết. Đồng thời, mẹ bầu sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi, cùng với đó là ăn uống điều độ để nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch.

Nếu tình trạng ho nhiều phát sinh do dị ứng thì các loại thuốc kháng histamine H1 có thể sẽ được chỉ định. Nhóm thuốc này được đánh giá là tương đối an toàn với mẹ bầu khi đã mang thai 3 tháng cuối. Tuy nhiên, nếu mức độ dị ứng nhẹ thì vẫn nên hạn chế dùng thuốc, nhất là khi đang ở giai đoạn đầu thai kỳ.

bà bầu bị ho
Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu cần thăm khám để điều trị đặc hiệu theo chỉ định từ bác sĩ

Trường hợp ho do vi khuẩn được đánh giá là nguyên nhân có mức độ nghiêm trọng nhất với mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối. Lúc này, bác sĩ sẽ phải nuôi cấy dịch hô hấp để xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Kháng sinh được khuyến cáo có thể dùng cho phụ nữ mang thai là beta-lactam. Mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng và tần suất dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định để tránh gặp phải rủi ro.

Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều

Ho là triệu chứng tương đối phổ biến và thường ít gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu xảy ra ở mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối thì mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn. Triệu chứng ho có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi nói riêng và sức khỏe thai kỳ nói chung.

Do đó để hỗ trợ làm giảm tình trạng ho nhiều khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu nên:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng để sát khuẩn, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
  • Mẹ bầu nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột, mưa nhiều hay độ ẩm không khí cao.
  • Có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp để thoa lên cổ và mũi nhằm giảm ho, giảm tắc nghẹt mũi và tránh gió.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để hệ sinh mũi thường xuyên, điều này sẽ giúp dẫn lưu dịch mũi ra bên ngoài, loại bỏ các tác nhân gây kích thích. Cách này còn hỗ trợ làm mềm niêm mạc mũi, cải thiện tình trạng tắc nghẹt mũi.
  • Mẹ bầu cũng cần uống nhiều nước. Ngoài nước lọc thì nên bổ sung thêm các loại nước ép rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chú ý hạn chế uống sữa khi đang bị ho nhiều. Bởi sữa có thể làm tăng lượng đờm, khiến cơn ho kéo dài dai dẳng.
  • Nên bổ sung thêm các loai thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao, nhất là vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao sức khỏe. Chỉ cần hệ miễn dịch được cải thiện thì các triệu chứng nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.

Bà bầu mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều là triệu chứng tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi nó có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, làm gia tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai. Tốt nhất, mẹ bầu nên chú ý thăm khám sớm để có thể can thiệp điều trị đúng cách. Đồng thời kết hợp với các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

HỮU ÍCH CHO BẠN

7 cách trị ho theo dân gian được nhiều người chia sẻ

Trị ho từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tốt...

5 mẹo chữa ho cho trẻ bằng mật ong hiệu quả tại nhà

Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, thường đi kèm với cảm lạnh. Trừ khi trẻ nhỏ bị...

Công dụng trị ho

Húng quế và công dụng trị ho có thể bạn chưa biết

Húng quế là một trong những giải pháp trị ho từ thiên nhiên hiệu quả, nhưng ít người biết đến....

Bị ho nên ăn và kiêng gì cho nhanh khỏi + khỏe?

Người bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C hay các loại gia vị có tính kháng...

Cây bạc hà

Mẹo dùng lá bạc hà trị ho đơn giản, hiệu quả tại nhà

Lá bạc hà trị ho là một phương thức giảm thiểu cảm giác ngứa họng và ho hiệu quả. Loại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *