5 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản dễ thực hiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tỏi không chỉ được sử dụng để kích thích vị giác và tăng hương vị món ăn mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tận dụng tỏi để chữa bệnh trĩ là phương pháp có nguồn gốc từ dân gian được nhiều người áp dụng.

chữa bệnh trĩ bằng củ tỏi
Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản dễ thực hiện

Tác dụng của tỏi đối với bệnh trĩ

Bệnh trĩ còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom. Bệnh lý này xảy ra khi các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn, phồng, ứ huyết, gây sưng viêm và đau nhức. Nếu không được điều trị sớm, búi trĩ có thể lòi ra bên ngoài, gây đau dữ dội và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Với những trường hợp búi trĩ nhỏ, không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, dân gian thường tận dụng các thảo dược thiên nhiên để kháng khuẩn, chống viêm và làm tiêu búi trĩ.

  • Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là phương pháp có nguồn gốc từ rất lâu đời. Dân gian tận dụng khả năng chống viêm, kháng khuẩn của tỏi để tiêu diệt trực khuẩn mủ xanh (loại vi khuẩn phổ biến gây viêm nhiễm ở búi trĩ).
  • Ngoài ra, nghiên cứu dược lý hiện đại còn cho thấy hoạt chất allicin và flavonoid trong tỏi có tác dụng bảo vệ thành mạch, hạn chế quá trình giãn và phồng tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Bên cạnh đó, tỏi còn chứa khoảng 7% hàm lượng magie. Nguyên tố này có tác dụng nhuận tràng, giúp thúc đẩy nhu động ruột và hạn chế chứng táo bón. Táo bón là một trong những nguyên nhân gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn khiến bệnh trĩ hình thành và tiến triển xấu hơn.

Tuy nhiên cách chữa bệnh trĩ từ tỏi chỉ thích hợp với những trường hợp trĩ có mức độ nhẹ và chưa phát sinh các triệu chứng nghiêm trọng.

Với những trường hợp trĩ nặng, đi kèm với các triệu chứng như đại tiện ra máu tươi, lòi búi trĩ ra bên ngoài, chảy mủ, nước vàng,… bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

5 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ thực hiện

1. Tỏi nướng

Tỏi có tính cay, nồng và nóng nên có thể gây đau rát và khó chịu khi dùng trực tiếp lên búi trĩ. Vì vậy bạn có thể sử dụng tỏi nướng để làm giảm tình trạng nóng rát, đồng thời hỗ trợ giảm đau và ngăn chặn tiến triển của búi trĩ.

cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Đắp tỏi nướng lên vùng hậu môn giúp chống viêm và giảm đau do búi trĩ gây ra
  • Thực hiện: Đem 1 củ tỏi nướng chín, sau đó bóc vỏ lụa bên ngoài. Dùng tép tỏi bọc vào vải, đập dập và đắp trực tiếp lên khu vực hậu môn.

Để thành phần trong tỏi được hấp thu tốt, bạn có thể băng túi tỏi đắp ở hậu môn trong nhiều giờ. Thành phần từ tỏi được hấp thu có thể ngăn ngừa bội nhiễm và cải thiện cơn đau.

2. Sử dụng cuống của cây tỏi

Ngoài việc sử dụng tép tỏi, bạn có thể dùng cuống của cây để giảm đau ở vùng hậu môn.

  • Thực hiện: Đem rửa sạch phần cuống của cây tỏi, sau đó đem đốt rồi xông vào khu vực hậu môn để giảm sưng đau.

Khi thực hiện cách này, cần giữ khoảng cách giữa cuống cây tỏi và hậu môn. Tránh tình trạng đặt quá gần gây nóng và bỏng da.

3. Bài thuốc từ tỏi, bạch chỉ và hồ tiêu

Bài thuốc kết hợp tỏi, hồ tiêu và bạch chỉ có tác dụng dược lý mạnh hơn so với những bài thuốc sử dụng tỏi đơn lẻ. Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. Trong khi đó, hồ tiêu có tác dụng sát trùng và tiêu diệt các ký sinh trùng gây viêm nhiễm.

Thực hiện bài thuốc đều đặn sẽ giúp ngăn ngừa bội nhiễm và giảm sưng đau ở hậu môn.

  • Thực hiện: Đem tỏi, bạch chỉ và hồ tiêu sao vàng. Sau đó bỏ vào túi vải, đợi nguội bớt rồi đắp lên hậu môn cho đến khi túi vải nguội hẳn.

Nên thực hiện bài thuốc 2 lần/ ngày trong 1 – 2 tuần liên tục để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên cách này không phù hợp với những người bị trĩ ngoại có búi trĩ to, sung huyết và có dấu hiệu chảy mủ.

4. Bài thuốc từ tỏi và hoàng liên

Bài thuốc này kết hợp giữa tỏi và thảo dược hoàng liên. Hoàng liên được nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống virus và chống nấm.

Kết hợp hai vị thuốc này sẽ ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và tiến triển tiêu cực ở bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại.

  • Thực hiện: Dùng tép tỏi nướng chín, sau đó bóc vỏ lụa và trộn với bột hoàng liên. Mỗi lần dùng 5 tép ăn trước hoặc sau bữa ăn.

5. Tỏi đen

Tỏi đen là tỏi đã qua quá trình lên men nhằm loại bỏ mùi nồng và tính nóng đặc trưng. Tỏi đen còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và tác dụng dược lý vượt trội hơn so với tỏi thông thường.

So với tỏi tươi, hợp chất S-allyl cysteine chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn gấp 2 lần. Hợp chất này giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời tiêu trừ các gốc tự do gây hại.

cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng
Sử dụng 1 củ tỏi đen/ ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ bên trong

Ngoài ra, việc bổ sung tỏi tươi có thể gây nóng rát và đau đớn khi đại tiện ở bệnh nhân bị trĩ. Vì vậy bạn có thể thay thế bằng tỏi đen để cải thiện tình trạng nói trên. Để chữa bệnh trĩ, nên dùng 1 củ tỏi đen mỗi ngày.

Những bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng tỏi chỉ thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ và chưa phát sinh các triệu chứng nghiêm trọng. Nếu búi trĩ phát triển lớn, gây đau nhức và đi kèm với hiện tượng viêm nhiễm, bạn nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Click xem thêm

Bi quyết chữa bệnh trĩ từ bài thuốc của người H'mông đã đem đến hiệu quả khỏi bệnh gấp 3 - 4 lần so với các phương pháp thông thường khi người bệnh tìm đến điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp được đánh giá cao và phản hồi rất tốt
Trĩ nội và trĩ ngoại có những đặc điểm khác nhau

Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại Khác Nhau Như Thế Nào? Cái Nào Nguy Hiểm Hơn?

Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại phổ biến của bệnh trĩ. Tuy có những đặc điểm khác nhau, nhưng chúng đều có thể gây ra các vấn đề...
nóng trong người đi cầu ra máu

Nóng trong người đi cầu ra máu – Cần điều trị sớm!

Tình trạng nóng trong người đi cầu ra máu thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Có thể...

Bảng giá chi phí cắt trĩ 2023- Chi tiết từng mục

Cắt trĩ hết bao nhiêu tiền và nên cắt ở đâu uy tín là một trong những từ khóa được...

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị y khoa, phục vụ cho khám và chữa bệnh trĩ.

Khám và chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?

Bệnh trĩ là căn bệnh có xu hướng gia tăng và phổ biến trong xã hội hiện đại. Nếu không...

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh và các thông tin cần biết

Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở những trẻ từ 7 – 10 ngày tuổi. Bệnh...

Trĩ ngoại độ 2 có cần phẫu thuật không? Uống thuốc gì?

Trĩ ngoại độ 2 là giai đoạn tiến triển của bệnh trĩ ngoại độ 1 không được phát hiện và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.