Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ giúp mau lành

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ cùng quan trọng và cần phải thực hiện. Bởi việc áp dụng kế hoạch này sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị, giúp vết thương mau lành, cơn đau mau chóng thuyên giảm. Đối với những trường hợp chủ quan, mắc sai lầm trong quá trình chăm sóc, bệnh sẽ phát sinh một số rủi ro không mong muốn, kéo dài thời gian phục hồi và dễ tái phát.

Tiến hành tái khám ngay khi có biểu hiện lạ

Thông thường, bệnh nhân sẽ sử dụng các loại thuốc gây mê, gây tê trong quá trình phẫu thuật cắt trĩ. Việc gây mê hoặc gây tê tại chỗ sẽ giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ tốt quá trình loại bỏ búi trĩ. Tuy nhiên một số rủi ro có thể phát sinh từ vấn đề này hoặc do quá trình phẫu thuật không được đảm vệ sinh và an toàn.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ giúp mau lành
Tìm hiểu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ giúp mau lành

Chính vì thế sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra khi nhận thấy tại vết thương hoặc cơ thể xuất hiện những điều bất thường sau:

1. Xuất hiện máu đỏ cục

Vào những ngày đầu tiên sau khi bệnh nhân trải qua quá trình phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, những vết thương ở hậu môn sẽ có dấu hiệu tiết dịch màu hồng. Đây là một tình trạng bình thường mà hầu hết các bệnh nhân đều mắc phải.

Tuy nhiên nếu bị ra nhiều máu tại vết thương hoặc ra máu cục, người bệnh cần tiến hành sơ cứu vết thương để tránh nhiễm khuẩn. Sau đó nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng thông báo tình trạng sức khỏe để được kiểm tra, xử lý và theo dõi.

Để sơ cứu vết thương đang bị chảy máu hoặc ra máu cục, người bệnh chỉ cần tẩm oxy già vào vết thương. Sau đó sử dụng bông y tế, băng gạc để cầm máu và phòng ngừa nhiễm khuẩn.

2. Ra dịch kéo dài

Tình trạng chảy dịch ở hậu môn sau mổ trĩ là một trong những hiện tượng xảy ra phổ biến. Tình trạng này sẽ là điều bình thường khi nó chấm dứt sau 8 tuần kể từ thời điểm tiến hành phẫu thuật.

Tuy nhiên nếu vết thương rỉ dịch và kéo dài trên 8 tuần, người bệnh nhanh chóng liên hệ trực tiếp và thông báo tình trạng sức khỏe cùng với bác sĩ chuyên khoa. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và có những phương pháp xử lý phù hợp.

Tình trạng rỉ dịch kéo dài trên 8 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo vết thương bị nhiễm trùng.

3. Đại tiện bất thường

Hiện tượng đại tiện lắc nhắc nhiều lần thường xảy ra sau khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ. Tuy nhiên nếu có cảm giác đau đớn và nặng tại khu vực hậu môn trong quá trình đi đại tiện, người bệnh cần báo ngay bác sĩ chuyên khoa để có những biện pháp xử lý thích hợp.

Đại tiện bất thường
Người bệnh cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi đi đại tiện bất thường

Tham khảo thêm: Tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ? Có cần mổ tiếp?

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ giúp mau lành

Không phải tất cả trường hợp đều an toàn và mang đến hiệu quả điều trị cao sao khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ. Kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật còn phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ.

Sau khi mổ trĩ, người bệnh nên lưu ý và áp dụng đúng các biện pháp chăm sóc được liệt kê dưới đây:

1. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi trải qua quá trình phẫu thuật loại bỏ búi trĩ được xác định là một trong những bước quan trọng nhất và cần phải thực hiện. Bởi điều này sẽ giúp bệnh nhân phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời giúp vết thương mau lành và đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

Để vệ sinh vùng hậu môn đúng nhất và hiệu quả nhất, người bệnh cần:

Chuẩn bị:

  • 1 chiếc khăn xô
  • 1 chậu rộng vừa đủ để ngồi
  • Thuốc Bethadin 10%
  • Băng vệ sinh phụ nữ.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng vòi sen xịt rửa vùng hậu môn sau khi đi đại tiện xong, người bệnh tránh vệ sinh hậu môn bằng giấy
  • Rót vào chậu một lượng vừa đủ nước ấm
  • Thêm một ít thuốc Bethadin 10% vào chậu nước ấm, sử dụng tay sạch để khuấy đều cho đến khi thuốc và nước hòa vào nhau, khiến nước ngả sang màu vàng tương tự như nước chè tươi
  • Ngồi vào chậu nước ấm pha thuốc, đồng thời sử dụng tay nhẹ nhàng xoa và vệ sinh sạch vùng hậu môn
  • Sau 10 phút, sử dụng khăn xô nhẹ nhàng thấm sâu vào vùng hậu môn
  • Đặt một miếng băng vệ sinh vào quần lót để tránh vết thương ma sát với quần áo và gây chảy máu
  • Mặc quần áo như bình thường
  • Người bệnh vệ sinh vùng hậu môn từ 2 – 3 lần/ngày hoặc khi nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện mùi hôi, ướt hoặc bẩn.

Việc vệ sinh vùng hậu môn đúng cách sẽ giúp vết thương mau chóng lành. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm hậu môn xuất hiện.

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn
Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn giúp phòng ngừa nhiễm trùng vết thương, đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống có khả năng tác động đến quá trình làm lành vết thương, thời gian phục hồi và khả năng tái phát bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.

Bên cạnh đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học còn giúp bệnh nhân phòng ngừa chứng táo bón. Trong khi bệnh táo bón được xác định là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh trĩ hình thành và phát triển.

Bệnh táo bón xảy ra khi bệnh nhân có thói quen ăn uống thiếu khoa học. Chính vì thế để phòng ngừa bệnh táo bón, bệnh trĩ tái phát và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống mỗi ngày.

Sau khi phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh nên tăng cường bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng. Điển hình như khoai lang, rau mồng tơi, đậu bắp, hoa quả tươi, đậu trắng, đậu đen, yến mạch, gạo lức, bông cải xanh, quả lê, táo…

Đặc biệt bệnh nhân cần bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt các hoạt động của hệ tiêu hóa, làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, phòng ngừa bệnh táo bón và trĩ tái phát.

Tham khảo thêm: Mới phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì và kiêng gì ?

3. Vận động nhẹ nhàng

Để vết thương không bị rách và nhanh chóng lành hẳn, sau khi phẫu thuật cắt búi trĩ người bệnh cần tránh vận động mạnh, tránh đi xe đạp hoặc xe máy, chạy bộ, mang vác vật nặng, vật cồng kềnh hay thực hiện một số động tác khác làm ảnh hưởng đến búi trĩ.

Bên cạnh đó người bệnh cần kiêng thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục trong thời gian đầu cắt búi trĩ. Đồng thời không ngồi hoặc đứng quá lâu tại một vị trí để tránh vết mổ bị tổn thương. Tốt nhất bệnh nhân sau mổ trĩ chỉ nên đi lại và vận động một cách nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cho đến khi vết thương lành hẳn.

Đi lại và vận động nhẹ nhàng
Sau mổ trĩ bệnh nên nên đi lại và vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cho đến khi vết thương lành hẳn

4. Không đi đại tiện quá lâu

Việc đi đại tiện quá lâu sẽ khiến cho vùng hậu môn trực tràng và ổ bụng chịu nhiều áp lực mạnh, gây rách hoặc làm ảnh hưởng xấu đến vết thương. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ tái phát sau khi đã phẫu thuật và khỏi bệnh.

Chính vì thế, sau khi phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày, đi đại tiện trong thời gian ngắn và trong một khung giờ cố định. Người bệnh cần tránh căng thẳng khi đi đại tiện và không sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian này.

5. Tái khám định kỳ

Để bác sĩ chuyên khoa có thể theo dõi, đánh giá mức độ tiến triển và kịp thời phát hiện các biến chứng phát sinh sau quá trình mổ trĩ, người bệnh nên tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn và hướng dẫn của bác sĩ. Từ đó thay đổi phác đồ điều trị hoặc đưa ra các hướng xử lý phù hợp nếu cần thiết.

Tham khảo thêm: Cắt Trĩ Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất Với Bác Sĩ Giỏi?

Những điều cần tránh sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ

Để rút ngắn thời gian phục hồi bệnh, tránh gây tổn thương và hình thành biến chứng sau khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh cần lưu ý và tránh thực hiện những hoạt động dưới đây:

  • Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ cần tránh thêm các loại thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo… vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi những loại thực phẩm này có khả năng gây kích ứng dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi và hiệu quả điều trị bệnh của phương pháp phẫu thuật.
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và nhiều chất kích thích khác.
  • Hạn chế sử dụng các phương tiện đi lại như xe đạp, xe máy để tránh va chạm, cọ xát khiến vết mổ bị chảy máu.
  • Khi hình thành áp lực lên vùng hậu môn trực tràng và ổ bụng bằng cách không ngồi đại tiện quá lâu, tránh rặn hay căng thẳng khi đi đại tiện, đứng nhiều hoặc ngồi xổm, mang vác vật nặng, mang vác vật cồng kềnh không đúng cách.
  • Người bệnh cần kiêng thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục trong thời gian đầu phẫu thuật cắt búi trĩ.
Bệnh nhân cần tránh thêm các loại thực phẩm cay nóng vào thực đơn ăn uống mỗi ngày
Sau mổ trĩ bệnh nhân cần tránh thêm các loại thực phẩm cay nóng vào thực đơn ăn uống mỗi ngày

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ giúp mau lành. Hy vọng sau khi kham khảo thông tin, người bệnh có thể xây dựng kế hoạch và áp dụng đúng các biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật loại bỏ búi trĩ. Từ đó rút ngắn thời gian phục hồi bệnh, phòng ngừa trĩ tái phát, nhiễm trùng và tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Rau má và công dụng chữa bệnh trĩ có thể bạn chưa biết

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khá phổ biến, đôi khi người bệnh sẽ bắt gặp các triệu...

Tìm hiểu phương pháp phẫu thuật chữa trĩ bằng siêu âm Doppler

Tổng quan về phương pháp phẫu thuật trĩ bằng siêu âm Doppler

Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler được cho là cách điều trị hiệu quả và mang đến...

5+ Gel Bôi Trĩ Giúp Giảm Đau, Mau Lành Tốt Nhất

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các sản phẩm giúp người bệnh thoát khỏi cảnh đau nhức do...

Vì sao mật gấu lại có công dụng chữa bệnh trĩ ?

Trong dân gian, có lẽ quá quen thuộc với các bài thuốc và phương pháp Đông y để chữa bệnh...

Chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

Bệnh nhân điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc khỏi sau 1 tháng đến cảm ơn và chúc tết bác sĩ

Lần đầu đến khám tại Trung tâm trong tình trạng đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa nặng, ăn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *