Virus viêm gan C có lây không? Cách phòng ngừa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây từ người sang người thông qua đường máu. Tuy nhiên, việc giao tiếp thông thường sẽ không làm ảnh hưởng đến vấn đề lây bệnh. Do đó, việc nắm rõ một số thông tin về các con đường lây lan của virus Hepatitis C (nguyên nhân chính gây bệnh viêm gan C) sẽ giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa lây lan cũng như tránh mang bệnh vào người.

viêm gan c có lây không?
Bệnh viêm gan C có lây không? Lây qua những con đường nào? – Làm rõ vấn đề

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan C

Bệnh viêm gan C là tình trạng gan bị tổn thương do loại virus Hepatitis C gây ra, trong giới y học viết tắt lá HCV. Đây là một loại virus mạch đơn, xâm nhập và cơ thể thông qua đường máu rồi tấn công gan. Tại tế bào gan, virus phát triển và sinh sôi nảy nở, điều này sẽ khiến cho gan bị sưng phồng và làm tổn thương đến gan.

Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan. Hơn nữa, tình trạng xơ gan không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách thì nguy cơ suy gan và ung thư gan là rất cao. Khi đó, sức khỏe gan không bị ảnh hưởng mà còn làm giảm chất lượng đời sống và sức khỏe tổng thể.

Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh viêm gan C là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm bởi đang có rất nhiều người đang đối diện với ranh giới giữa sống chết. Tuy nhiên, có tới 85 – 90% người mắc bệnh viêm gan C hoàn toàn không hề biết bản thân đang mắc phải căn bệnh này và chỉ phát hiện khi bệnh tình đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng.

Xem thêm: Nhiễm Virus Viêm Gan C Bao Lâu Có Triệu Chứng?

mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan C
Bệnh viêm gan C nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể chuyển biến sang giai đoạn suy gan và dẫn đến ung thư gan – một trong những biến chứng nguy hiểm có khả năng đe dọa tính mạng con người

Virus viêm gan C có lây không? Lây qua những con đường nào?

Theo thống kê của Bộ Y tế, trên thế giới hiện có khoảng hơn 170 triệu người mắc bệnh viêm gan C,  trong đó 5 triệu người mắc bệnh là con số đối tượng bị nhiễm virus viêm gan C tại Việt Nam. Con số này chiếm đến 6% dân số và không ngừng gia tăng theo hằng năm. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị bệnh.

Các chuyên gia nghiên cứu các bệnh lý về gan đã đưa ra những bằng chứng và khẳng định viêm gan C là bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây truyền theo 3 con đường là đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Hơn nữa, lượng virus siêu vi có trong máu khá cao nên đây là con đường lây lan bệnh điển hình và chiếm tỷ lệ cao nhất.

Viêm gan C lây truyền qua đường máu

Như vừa được đề cập, đường máu là một trong những con đường lây nhiễm bệnh viêm gan C chiếm tỷ lệ cao nhất. Người nhận máu, huyết tương hay mô của người nhiễm virus Hepatitis C đều có khả năng mang bệnh.

Việc sử dụng chung kim tiêm hay các dụng cụ y tế không được xử lý vô khuẩn cũng có thể bị lây nhiễm virus siêu vi HCV. Bên cạnh đó, dùng chung một số vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm gan C cũng có khả năng bị lây nhiễm, đặc biệt là các vật dụng có thể gây trầy xước và chảy máu như: dao cạo râu, kềm cắt móng tay, bàn chải đánh răng, dao lao, dụng cụ cạo gió, đồ lấy ráy tai,…

Ngoài ra, việc xăm hình, bấm lỗ tai hay châm cứu tại các một số cơ sở mà vật dụng không được xử lý vô trùng cũng có khả năng bị lây nhiễm.

viêm gan C lây qua con đường nào?
Dùng chung một số vật dụng cá nhân dễ gây chảy máu với các đối tượng mắc bệnh viêm gan C cũng có khả năng bị lây nhiễm

Viêm gan C lây truyền qua đường tình dục

Người khỏe mạnh cũng có khả năng bị nhiễm virus siêu vi C nếu quan hệ tình dục với người mắc bệnh không sử dụng bao cao su. Chẳng hạn như, nếu trong tinh dịch của nam giới mắc bệnh viêm gan C có chứa một ít máu thì virus HCV có thể tấn công bạn tình một cách dễ dàng. Hơn nữa, những vết xước ở niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục hay một hành vi tình dục gây tổn thương làm chảy máu đều có nguy cơ truyền nhiễm cao.

viêm gan C lây qua những con đường nào?
Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan C cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao

Viêm gan C lây nhiễm từ mẹ sang con

Trường hợp virus HCV lây truyền từ mẹ sang con cũng có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở nhưng ở tỷ lệ thấp, khoảng trên dưới 5%. Đường truyền virus từ mẹ sang con là qua nhau thai vào thời điểm sinh. Hơn nữa, trong quá trình sinh nở, nhau thai bong tróc và chảy máu, virus viêm gan C sẽ theo máu truyền từ mẹ sang con nhỏ. Do đó, dù sinh thường hay sinh mổ thì trẻ cũng có khả năng bị lây nhiễm virus siêu vi từ người mẹ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn lầm tưởng, việc phụ nữ mắc bệnh viêm gan C cũng có thể lây nhiễm cho con trẻ thông qua việc cho bú. Nhưng theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học thì khả năng này khó có thể xảy ra. Mặc dù virus viêm gan C không lây qua tuyến sữa của mẹ nhưng các chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ không nên cho con bú trực tiếp mà hãy vắt sữa ra bình và cho con bú để tránh trường hợp đầu vú bị trầy xước và chảy máu. Khi đó, việc con trẻ tiếp xúc với máu cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

viêm gan c lây qua con đường nào?
Đường lây truyền virus HCV từ mẹ sang con là qua nhau thai trong quá trình mang thai hoặc việc con trẻ tiếp xúc trực tiếp với máu của người mẹ trong quá trình sinh nở

Dựa vào những con đường lây lan của bệnh viêm gan C có thể xác định được những đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này như:

  • Bệnh nhân được ghép tạng;
  • Bệnh nhân được truyền máu;
  • Bệnh nhân đã được điều trị chạy thận nhân tạo;
  • Đối tượng mắc hội chứng bệnh máu đông;
  • Nam giới quan hệ đồng tính hoặc quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn;
  • Người sử dụng kim tiêm chung với bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C;
  • Những người có hình xăm hoặc xâu khuyên bằng các dụng cụ không được khử trùng;
  • Trẻ sơ sinh có người mẹ nhiễm virus Hepatitis C khi mang thai;
  • Người tiếp xúc trực tiếp với máu người nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, việc giao tiếp thông thường không làm ảnh hưởng lớn đến vấn đề lây nhiễm virus siêu vi HCV. Vì thế, một số đối tượng khỏe mạnh không nên có những thái độ hay hành động thái quá khi tiếp xúc với những người mắc bệnh viêm gan C. Việc kỳ thị với các đối tượng mắc bệnh sẽ khiến họ tự tin và ngại tiếp xúc, điều này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là mọi người cần tránh những con đường lây lan đã được kể trên để không mang bệnh vào người.

Tham khảo: Các Phương Pháp Xét Nghiệm Viêm Gan C Hiệu Quả Và Chính Xác Nhất

bệnh viêm gan C có lây không?
Đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con là 3 con đường chính lây nhiễm bệnh viêm gan C

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan C hiệu quả

Hiện nay chưa tìm ra vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan C nên việc chủ động phòng lây nhiễm cũng như chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đóng vai trò hết sức quan trọng, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gan nguy hiểm khác. Do đó, dựa vào những con đường lây lan mà bạn có thể tự đề ra những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan C, cụ thể hơn:

  • Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ y tế phải được vô trùng;
  • Không sử dụng chung một số vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là vật dụng dễ gây chảy máu như: cây cạo râu, dao lam, bàn chải đánh răng, đồ cắt móng tay,…;
  • Nếu bị thương gây chảy máu hay có vết thương hở cần băng bó cẩn thận và cần tránh để người khác tiếp xúc với vết thương khi chưa sử dụng găng tay y tế khi vệ sinh;
  • Quan hệ tình dục an toàn không chỉ giúp phòng bệnh viêm gan C mà còn phòng ngừa một số bệnh xã hội như: bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV,… Tốt nhất nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ chung thủy một vợ một chồng;
  • Những bà mẹ bị viêm gan C có ý định mang thai cần đến các bệnh viện thăm khám để kiểm tra sức khỏe, đồng thời trao đổi với bác sĩ để phòng tránh virus viêm gan C lây lan cho thai nhi;
  • Bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết từ các thực phẩm sạch, tươi sống để nâng cao sức khỏe cũng như cải thiện hệ miễn dịch;
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm hay các chất kích thích làm ảnh hưởng đến chức năng gan, đặc biệt là bia, rượu, thuốc lá,…;
  • Tăng cường vận động cơ thể bằng những bài tập hợp với sức. Điều này không chỉ giúp nâng cao thể chất mà còn giúp phòng ngừa một số bệnh tật tiềm ẩn trong cơ thể.
biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan C
Không sử dụng chung kim tiêm hay các dụng cụ y tế là biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan C hiệu quả

Bệnh viêm gan C – Khi nào cần gặp bác sĩ chuyên khoa?

Như những thông tin vừa mới cập nhật, ở những giai đoạn đầu, bệnh viêm gan C thường không có những biểu hiện nhất định, người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh tình đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân bị lây nhiễm virus HCV hoặc cơ thể xuất hiện một vài triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan, bạn cần nhanh chóng tìm đến một số phòng khám uy tín để được chẩn đoán bệnh cũng như có những phương án phòng tránh hiệu quả.

Những trường hợp cần tiến hành làm xét nghiệm viêm gan C như:

  • Tiếp xúc với máu hoặc một số vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm gan C;
  • Quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan C nhưng không sử dụng bao cao su;
  • Phụ nữ mang thai nhưng có tiền sử mắc bệnh viêm gan C;
  • Người có nhu cầu hiến máu, hiến nội tạng hay mô;
  • Đau tức vùng hạ sườn phải, nếu ấn nhẹ thì có cảm giác đau nhức và khó chịu;
  • Nước tiểu bị sẫm màu hoặc có màu nâu hoặc cam đậm;
  • Rối loạn tiêu hóa và sinh ra chứng khó tiêu, ăn uống không ngon miệng, đầy hơi, chướng bụng,…;
  • Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, da dễ chảy máu hoặc bầm tím bất thường;
  • Phát sinh một số triệu chứng như bệnh cảm cúm…
bệnh viêm gan C khi nào thăm khám
Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm virus Hepatitis C hay tiếp xúc với máu của bệnh nhân viêm gan C, bạn nên nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và phát hiện bệnh càng sớm càng tốt

Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong khá cao do triệu chứng đặc trưng bệnh chỉ thể hiện rõ khi bệnh tình chuyển biến nặng. Khi đó, người bệnh mới nhận biết bản thân mắc bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viêm gan C hiện chưa có vắc xin phòng ngừa nên việc kiểm soát các con đường lây nhiễm viêm gan C cũng như chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và việc hết sức cần thiết. Đồng thời, bạn nên tiến hành thăm khám nếu nghi ngờ bản thân bị lây nhiễm virus siêu vi C.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc: Viêm gan A có lây không? Làm sao phòng ngừa?

10 Dấu Hiệu Bệnh Gan Giai Đoạn Đầu Giúp Bạn Nhận Biết Sớm

Gan là cơ quan nội tạng có kích thước khá lớn, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và dễ...

Phác Đồ Điều Trị Viêm Gan B Mới Nhất (Tham Khảo Bộ Y Tế)

Lựa chọn được phác đồ điều trị viêm gan B phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định đến...

Xét nghiệm viêm gan (A, B, C…) bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm viêm gan là thủ thuật do các hóa chất khác nhau trong máu do gan sản sinh ra...

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú? Có lây không?

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú như nhiều bà mẹ khác hay không? Việc này có...

Kiểm tra chức năng gan – Xét nghiệm cần làm & chi phí

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan là thủ thuật đo các hóa chất khác nhau có trong máu do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *