Đau thần kinh tọa ở người già do nguyên nhân nào gây ra? Nên làm gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý rất phổ biến ở người cao tuổi, nó thường được mô tả như một cảm giác nóng rát kéo dài từ lưng dưới xuống phía sau của cả 2 chân. Vậy, đau thần kinh tọa ở người già do những nguyên nhân nào gây ra và nên làm gì để khắc phục?

Cơn đau thần kinh tọa có thể ảnh hưởng đến bất cứ khu vực nào trên cơ thể, được gây ra bởi sự viêm dây thần kinh tọa và đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.

đau thần kinh tọa ở người già
Bệnh đau thần kinh tọa khiến cho nhiều người già cảm thấy khó chịu, mất ngủ.

I- Đau thần kinh tọa ở người già – nguyên nhân

Khi con người già đi, các dây thần kinh và cơ bắp sẽ bắt đầu yếu dần và thoái hóa theo từng năm. Theo đó, đau thần kinh tọa thường được gây ra bởi những phản ứng viêm và kích thích dân thần kinh tọa.

Bạn nên biết, các đầu dây thần kinh có nguy cơ bị viêm như bất cứ bọ phận nào trên cơ thể và tình trạng viêm sẽ khiến cho cơn đau di chuyển đến các bộ phận lân cận. Mặc dù tất cả mọi độ tuổi đều có thể mắc phải bệnh lý này, nhưng theo các thống kê thì tỷ lệ người già bị đau thần kinh tọa nhiều hơn hẳn.

Nhiều người già bị đau thần kinh tọa do sự kích thích rễ thần kinh ở cột sống thắt lưng hoặc các căn bệnh khác về cột sống như thoái hóa đĩa đệm, hẹp cột sống, viêm cột sống dính khớp v.v…

Những người trên 50 tuổi có nguy cơ bị đau thần kinh tọa khá cao, do lúc này xương, dây thần kinh, cơ bắp đều đã bị thoái hóa. Bên cạnh nguyên nhân chính là tuổi tác thì còn có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến các cơn đau thần kinh tọa, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ là một trong những yếu tố khiến cho các dây thần kinh bị viêm. Chính vì vậy mà những người bị tiểu đường thường có nguy cơ bị tổn thương dây thần kinh và tình trạng kích thích thần kinh cao hơn những người khác.

Phần lớn những người cao tuổi bị tiểu đường thì đều bị đau dây thần kinh tọa vài năm sau đó.

  • Yếu tố di truyền

Một trong những nguyên nhân có thể gây đau thần kinh tọa là rối loạn chức năng cột sống. Và trong khi đau thần kinh tọa không phải là một bệnh có tính di truyền thì bệnh lý rối loạn cột sống lại hoàn toàn có thể truyền từ mẹ/cha sang con cái.

Bên cạnh đó, rối loạn thoái hóa đĩa đệm, hẹp ống sống cũng ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa và cả 2 căn bệnh trên đều có tính di truyền.

  • Thừa cân

Ngay cả khi cân nặng của bạn không vượt mức cho phép theo chỉ số BMI thì bạn cũng vẫn có thể bị đau thần kinh tọa, nếu như cân nặng của bạn lên xuống quá thất thường.

Một người càng thừa cân và càng không thể kiểm soát được cân nặng của mình thì càng có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa. Lý giải cho vấn đề này, cột sống của chúng ta không thể sản sinh thêm để cân bằng lại với lượng cân nặng ngày một tăng cao. Điều đó dẫn đến việc cột sống bị nén lại, chèn vào dây thần kinh và tạo ra những phản ứng kích thích.

nguyên nhân người già bị đau thần kinh tọa
Thừa cân là một trong những nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa ở người già.
  • Hoạt động thể chất không phù hợp

Cả lối sống ít vận động và vận động quá nhiều cũng đều có thể dẫn đến nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa khi về già. Tuy vậy, người ít vận động lại có khả năng bị đau thần kinh tọa cao hơn.

Những người có đặc thù công việc phải mang vác nhiều vật nặng trong thời gian dài, hoặc thường hay phải vận động mạnh cũng có thể bị viêm đau dây thần kinh tọa từ những chấn thương không thể phục hồi. Chính vì vậy, tập cho bản thân thói quen vận động một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày sẽ có thể giảm đi những cơn đau khó chịu do bệnh lý này gây ra.

  • Thời kì mãn kinh

Sang 50 tuổi, phụ nữ sẽ bắt đầu đến với giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh. Trong đó, thời kì mãn kinh có thể khiến cho xương bị mất đi hàm lượng Canxi cần thiết và dẫn đến những tổn thương ở hệ thần kinh. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về vấn đề này để có thể bổ sung Vitamin D và Canxi, giữ cho xương luôn được chắc khỏe.

II- Đau thần kinh tọa ở người già – triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất ở những người bị đau thần kinh tọa, đó là đau. Cảm giác đau bắt đầu từ phần lưng dưới và lan dần xuống mông, sau cùng là chạy dọc theo chân và đến gót bàn chân. Đặc trưng của cơn đau là thường chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy đau ở đùi trên mỗi khi ngồi xuống và gót chân cảm thấy ngứa ran, các ngón chân gần như tê liệt. Một số trường hợp bệnh nhân không thể di chuyển cả phần chi dưới, đó là đau thần kinh tọa dạng nặng.

Cơn đau bắt đầu nhẹ nhàng nhưng sau một thời gian ngắn đã trở nên rất khó chịu. Đối với một số người già bị thần kinh tọa, cơ thể của họ gần như phải chịu sự suy nhược và họ không thể đi lại tự do hay ngồi ở một số vị trí nhất định trên cơ thể. Gọi ngay cho bác sĩ khi bệnh nhân có những triệu chứng như sau:

  • Cơn đau xảy đến một cách đột ngột, dự dội ở lưng hoặc chân làm cho chân tê và yếu đi trông thấy.
  • Sau chấn thương hoặc tai nạn giao thông, cơn đau trở nên dữ dội hơn rất nhiều.
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột hoặc bàng quang.

III- Đau thần kinh tọa ở người già – điều trị

Bệnh đau dây thần kinh tọa có thể diễn ra bất ngờ hoặc theo từng bước tiến triển, và nếu như bạn đang phải đối mặt với các cơn đau thần kinh tọa thì trước tiên cần có sự chẩn đoán của bác sĩ.

Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành các bài tập kiểm tra thể chất tùy thuộc theo tình hình sức khỏe của người già. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra sức mạnh và phản xạ cơ bắp, ví dụ như đi bằng ngón chân, đi bằng gót chân hoặc vươn người lên từ tư thế ngồi xổm v.v…Người mắc bệnh sẽ rất khó khăn và đau đớn khi phải thực hiện những hoạt động đó.

điều trị đau thần kinh tọa ở người già
Bạn cần đưa người cao tuổi đến bác sĩ để được điều trị bệnh đau thần kinh tọa.

Sau khi đã có kết quả, nếu các bác sĩ đã xác định bạn bị đau thần kinh tọa thì sẽ có các biện pháp điều trị sau đây:

  • Uống thuốc: Các loại thuốc có thể được kê cho người bị đau thần kinh tọa bao gồm thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh.
  • Vật lý trị liệu: Khi cơn đau cấp tính đã được cải thiện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu thực hiện những bài tập giúp phục hồi chức năng, đồng thời ngăn ngừa chấn thương. Các bài tập bao gồm: Điều chỉnh tư thế, tăng cường cơ bắp và hỗ trợ hoạt động của lưng.
  • Tiêm Steroid: Một số bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ đề nghị tiêm trực tiếp thuốc có Corticosteroid vào khu vực xung quanh rễ thần kinh liên quan. Hoạt chất này giúp giảm đau rất hiệu quả nhưng các tác dụng phụ cũng rất khó đoán.
  • Phẫu thuật: Người già có thể trạng khá yếu, vì vậy mà biện pháp này chỉ được tiến hành khi tình trạng bệnh đã quá nặng. Theo đó, các bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ gai xương hoặc một phần của đĩa đệm đang bị thoát vị và chèn ép vào dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý gây ra nhiều tổn thương đến thể chất cũng như tinh thần của người già. Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này. Mọi thắc mắc xin liên hệ với bác sĩ chuyên khoa xương khớp, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên nhằm thay thế chẩn đoán của bác sĩ.

 

Tin bài nên đọc

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau thần kinh tọa còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to. Bệnh lý này được biểu...

Đau dây thần kinh tọa sau khi sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa: từ cột sống...

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Với những người bị đau thần kinh tọa, trong quá trình sử dụng thuốc hoặc các phương pháp phật lý...

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp mau hồi phục

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần...

8 bài thuốc đông y chữa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa được gây ra bởi sự chèn ép lên dây thần kinh, là cơn đau từ lưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.