Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?

Không chỉ gây đau đớn cho cơ thể mà triệu chứng đau thần kinh tọa còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?

Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?
Người bị đau thần kinh tọa nên lựa chọn tư thế ngủ phù hợp

Đau dây thần kinh tọa thường khiến cho bệnh nhân cảm thấy nóng rát, đau nhói ở bắp chân, cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và khiến cho giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để kiểm soát được tình trạng đau thần kinh tọa cũng như cân bằng được giấc ngủ trong thời kỳ bệnh bùng phát, bệnh nhân nên tham khảo 3 mẹo cụ thể sau đây.

5 Mẹo khi ngủ dành cho người bị đau dây thần kinh tọa

Một trong số những nguyên nhân hàng đầu dễ gây đau thần kinh tọa đó là sự thay đổi thất thường của khí hậu, thời tiết. Lúc này, cơ thể chưa kịp thích ứng sự thay đổi đột ngột này nên dễ dẫn đến triệu chứng đau đớn, khó chịu. Và đây cũng là lý giải cho thắc mắc vì sao chúng ta thường bị đau thần kinh tọa vào ban đêm khiến cho tay chân tê bì, nhức mỏi, mất ngủ và nghiêm trọng hơn là làm cho cơ thể suy nhược.

Vậy chúng ta nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa? Dưới đây là một số tư thế ngủ giúp cải thiện tình trạng viêm thần kinh tọa và hạn chế được các cơn đau cấp tính dễ gây mất ngủ vào ban đêm.

1. Tư thế bào thai cuộn tròn

Theo nguyên lý tự nhiên, tư thế bào thai cuộn tròn giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn vì cảm thấy khá an tâm. Hơn nữa, tư thế nằm này còn làm cho những căng thẳng ở lưng giảm xuống bởi vì lúc này xương đốt sống được duy trì ở đường cong sinh lý bình thường.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm một chiếc gối ôm mềm, thoáng mát để thư giãn cơ thể. Tư thế nằm tự nhiên, đầu không nên cúi gập lại mà phải hướng thẳng ra ngoài. Điều này giúp cho việc trao đổi khí dễ dàng, tránh bị ngạt thở hoặc tỉnh ngủ vào giữa đêm.

2. Tư thế lót ổ bụng

Nếu bạn có thói quen nằm sấp khi ngủ thì hãy cải thiện ngay từ bây giờ. Các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu khuyến cáo, tư thế nằm sấp khi ngủ không chỉ gây chèn ép lên tim, nội tạng mà nó còn gây ra chứng vẹo cổ, xoắn thắt lưng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn có thể ngủ với tư thế nằm sấp nhưng hãy kê một chiếc gối mềm ở dưới bụng để làm giảm áp suất đĩa đệm, từ đó cải thiện dần các triệu chứng gây đau thần kinh tọa vào ban đêm.

3. Nâng cao đầu gối khi ngủ

Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa thường bùng phát khi 1 trong 5 rễ thần kinh ở lưng dưới bị chèn ép hoặc kích thích. Vì vậy, tư thế nằm ngủ với đầu gối nâng cao có thể giúp cho các triệu chứng đau nhức được giảm thiểu và tránh được một số lực từ đĩa đệm thắt lưng.

Tư thế nằm thẳng lưng, giữ cho gót chân và mông tiếp xúc với giường. Dùng một chiếc gối mềm để kê phần đầu gối lên cho đến khi đầu gối cảm thấy thoải mái. Nếu những tư thế ngủ này chưa thích hợp với bạn thì đừng quá lo lắng. Hãy trao đổi điều này với bác sĩ của bạn để được thử nghiệm một số phương pháp khác.

Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?
Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ

4. Tắm nước ấm trước khi ngủ

Tắm bằng nước ấm có thể giúp bạn ngủ sâu hơn vì nó kích thích giải phóng được các endorphin trong cơ thể giúp thư giãn các cơ và hạn chế đau nhức do đau thần kinh tọa. Theo một số nghiên cứu, có hơn 53% bệnh nhân đau thần kinh tọa dễ ngủ say và ít bị thức giấc sau khi tắm bằng nước ấm. Trong khi đó, cũng có một số trường khác thích đọc sách, ngồi thiền hoặc ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ. Chưa có nghiên cứu nào khẳng định phương pháp này đúng hay sai, nhưng những thói quen này có thể thay đổi giấc ngủ của bạn. Vì vậy, hãy tuân thủ lịch trình mỗi tối để giúp cho giấc ngủ sâu hơn.

Nếu việc tắm đêm không phù hợp với bạn thì đừng bỏ cuộc. Hiện nay có nhiều phương pháp nhiệt trị liệu khác như dùng một chai nước ấm hoặc túi chườm ấm để xoa dịu lưng, mông. Nhiệt độ của nhiệt trị liệu giúp cơ thể trở nên ấm áp, dễ chịu và thư giãn các cơ.

5. Cân nhắc việc bỏ nệm

Có một số ý kiến cho rằng, cơn đau thần kinh tọa dễ dàng mất đi khi bạn ngủ trên sàn. Tuy nhiên, các ý kiến này gặp phải một số phản ứng không đồng tình của giới chuyên gia. Vì vậy, để thử nghiệm với việc bỏ nệm, bạn có thể:

Sử dụng một tấm thảm yoga hoặc chiếu để trải lên giường ngủ. Thực hiện kiên trì khoảng 1 tuần, nếu các triệu chứng này không thay đổi thì bạn có thể trở lại ngủ với nệm như thông thường. Hãy xem xét khi mua một tấm nệm chắc chắn hoặc tháo lò xo hộp từ dưới giường của bạn để giúp cho bệnh lý thần kinh tọa được cải thiện.

Để kiểm soát giấc ngủ và tình trạng thần kinh tọa, ngoài việc thay đổi tư thế nằm thì bệnh nhân cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn giường: Bệnh nhân đau thần kinh tọa nên chọn giường có bề mặt phẳng, tránh giường quá mềm sẽ khiến cho thắt lưng bị tổn thương. Hãy chọn cho mình loại nệm cứng để giúp cho giấc ngủ được cải thiện.
  • Gối: Sử dụng gối mềm, độ cao vừa phải và đặc biệt là phải có độ đàn hồi tốt. Khi ngủ, nên dùng gối để kê phần đầu, cổ và bả vai để giảm thiểu tình trạng mỏi vai gáy vào hôm sau.
  • Sử dụng thức ăn và đồ uống ấm: Trước khi đi ngủ, bệnh nhân có thể sử dụng 1 ly trà gừng ấm hoặc 1 ly sữa ấm và hạn chế sử dụng chất kích thích.
  • Vận động: Bạn có thể dành khoảng 15 – 20 phút để ngồi thiền, tập yoga trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không nên vận động mạnh như chạy bộ, đạp xe trước khi đi ngủ vì nó gây ảnh hưởng đến thần kinh tọa.
  • Giữ ấm: Đảm bảo cho bụng, chân và cổ luôn được ấm để không gây cản trở cho quá trình lưu thông máu khi ngủ.
  • Massage cơ thể: Dùng dầu nóng để massage sẽ giúp cho giấc ngủ sâu, dễ chịu hơn.
  • Lên giường: Tuyệt đối không thay đổi tư thế đột ngột như ngã người mạnh xuống giường, nhảy lên giường. Thay vào đó, hãy ngồi lên mép giường, chậm rãi chống tay và hạ người nhẹ xuống giường. Sau đó chọn tư thế ngủ thoải mái để cải thiện chứng đau thần kinh tọa.
  • Thức dậy: Ngồi dậy nhẹ nhàng và không bật mạnh dậy, ngồi khoảng 1 phút trước khi rời khỏi giường.
Tập yoga đúng cách khi bị đau dây thần kinh tọa
Luyện tập thể thao đúng cách sẽ giúp người đau dây thần kinh tọa cải thiện giấc ngủ

Lưu ý: Việc lựa chọn các tư thế nằm khi ngủ chỉ giúp hạn chế nguy cơ đau thần kinh tọa diễn tiến nặng hơn, giúp người bệnh thư giãn, dễ chịu hơn, không bị các triệu chứng đau thần kinh tọa gây khó ngủ, mất ngủ. Để giải quyết dứt điểm tình trạng đau thần kinh tọa, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Chắc hẳn qua những chia sẻ này, bạn đọc đã tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc “Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?”. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

nguyên nhân gâu đau dây thần kinh tọa

6 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bạn cần hết sức lưu ý

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh về xương khớp rất phổ biến ở độ tuổi từ trung niên...

Các loại thuốc chữa đau thần kinh tọa thường được sử dụng

Cơn đau thần kinh tọa có thể được cải thiện bằng các biện pháp tự chăm sóc. Trong trường hợp...

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau thần kinh tọa còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to. Bệnh lý này được biểu...

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa là liệu pháp điều trị theo y học cổ truyền. Liệu...

Đau dây thần kinh tọa sau khi sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa: từ cột sống...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *