Các dạng thuốc Paracetamol cho trẻ em và lưu ý khi dùng

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến. Thuốc được dùng cho cả trẻ em và người lớn. Vì hệ miễn dịch và sức khỏe của trẻ em chưa hoàn chỉnh nên phụ huynh cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc này cho con trẻ.

paracetamol cho trẻ em
Paracetamol có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn

Các dạng thuốc Paracetamol dành cho trẻ em

Paracetamol thường được dùng để hạ sốt và giảm các cơn đau khi mọc răng, sau tiêm chủng, sau phẫu thuật,… cho trẻ.

1. Các dạng thuốc Paracetamol dành cho trẻ em

Hiện nay, paracetamol có trong rất nhiều loại thuốc biệt dược. Dưới đây là những loại thuốc paracetamol dành riêng cho trẻ em phổ biến nhất.

  • Thuốc dạng si-ro: hàm lượng 160mg/5ml.
  • Thuốc dạng dung dịch: hàm lượng 160mg/5ml và 500mg/5ml.
  • Viên nén: hàm lượng 325mg.
  • Thuốc đặt trực tràng: hàm lượng 80, 150, 300mg.

Trẻ em trên 12 tuổi có thể sử dụng các loại thuốc Paracetamol có hàm lượng dành cho người trưởng thành. Thông tin trên chưa bao gồm toàn bộ những dạng thuốc Paracetamol dành cho trẻ em, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp thông tin đầy đủ hơn.

2. Cách dùng – liều lượng

Tham khảo thông tin trên bao bì để biết cách sử dụng cho từng dạng bào chế:

  • Viên uống: cho trẻ nuốt trực tiếp với nước. Không bẻ hay nghiền thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Dạng dung dịch và si-ro: sử dụng dụng cụ đo lường trong y tế và cho trẻ uống trực tiếp thuốc.
  • Thuốc đặt trực tràng: nhét vào hậu môn của trẻ, để trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để thuốc hòa tan hoàn toàn.
paracetamol đặt hậu môn
Thuốc đặt trực tràng được sử dụng khi trẻ không thể uống thuốc

Thuốc đặt trực tràng là lựa chọn khi trẻ không thể dùng thuốc hoặc nôn mửa sau khi uống. Nếu bạn đã dùng thuốc đặt cho trẻ, bạn không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào có chứa paracetamol. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sử dụng quá liều và gây nhiễm độc gan.

Liều dùng khuyến cáo dành cho trẻ em:

Khác với người lớn, liều lượng thuốc sử dụng cho trẻ em khá đa dạng. Bạn nên căn cứ vào cân nặng của trẻ để xác định liều dùng thích hợp. Để được chỉ định liều dùng cụ thể, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

  • Trẻ có cân nặng từ 2,7 – 5,3 kg (trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi): dùng 40mg mỗi ngày, chia thành các liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ từ 5,4 – 8.1 kg (độ tuổi từ 4 – 11 tháng tuổi): liều dùng khuyến cáo 80mg/ ngày, chia thành các liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ từ 8,2 – 10,8 kg (độ tuổi từ 1 – 2 tuổi): liều dùng tối đa 120 mg/ngày, chia thành 3 – 4 lần uống. Mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ từ 10,9 – 16,3 kg (độ tuổi từ 2 – 3 tuổi): liều dùng tối đa 160mg, chia thành 3 – 4 lần uống. Mỗi liều dùng cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ từ 16,4 – 21,7 kg ( độ tuổi 4-5 tuổi): liều dùng tối đa 240 mg, chia thành các liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ từ 21,8 – 27,2 kg (6-8 tuổi): liều dùng khuyến cáo 320 mg, chia thành 3 – 4 lần uống, Mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ từ 27,3 – 32,6 kg (9-10 tuổi): liều dùng tối đa 400 mg/ngày, chia thành nhiều liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ từ 32,7 – 43,2 kg ( từ 11 tuổi): liều dùng tối đa 480 mg, chia thành các liều nhỏ bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Trẻ từ 12 tuổi: sử dụng liều lượng như người trưởng thành.
  • Thuốc đặt trực tràng: 10 – 20mg/kg/liều, mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ. Thuốc đặt trực tràng được sử dụng khi trẻ không thể uống thuốc hoặc thường xuyên nôn khi dùng thuốc.

Sau khoảng 30 phút sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng và kéo dài từ 3 – 4 giờ đồng hồ. Nếu các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày điều trị, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Những lưu ý khi dùng Paracetamol cho trẻ

1. Khuyến cáo

Bạn nên căn cứ vào cân nặng của trẻ để xác định liều lượng sử dụng. Nếu căn cứ vào độ tuổi, liều dùng có thể không chính xác. Nếu trẻ từng có tiền sử dị ứng với paracetamol hay aspirin, bạn tuyệt đối không sử dụng loại thuốc có chứa hoạt chất này. Trong trường hợp đã từng bị dị ứng, trẻ có thể gặp phải những tình trạng nguy hiểm nếu tiếp tục sử dụng.

Mặc dù hiếm gặp nhưng paracetamol có khả năng gây nhiễm độc gan. Nếu trẻ có vấn đề về gan, bạn nên báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc chỉ định một loại thuốc khác. Ngoài ra, bạn cần theo sát quá trình dùng thuốc của trẻ để chắc rằng trẻ dùng thuốc đúng cách và đủ liều lượng.

Một số trường hợp trẻ không thể uống thuốc và bị ngứa rát hậu môn do sử dụng thuốc đặt trực tràng, bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch để thay thế cho thuốc uống hoặc thuốc đặt.

2. Một số điều cần lưu ý khi dùng paracetamol cho trẻ

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng paracetamol cho trẻ, bạn cần lưu ý những điều sau:

thận trọng khi dùng paracetamol cho trẻ em
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Paracetamol cho trẻ
  • Nên sử dụng thuốc có hàm lượng dành riêng cho trẻ, không nên dùng thuốc của người lớn và bẻ đôi để cho trẻ uống.
  • Nếu thuốc ở dạng lỏng, hãy sử dụng dụng cụ đo lường y tế để xác định đúng liều lượng.
  • Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 3 ngày sử dụng liên tục, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
  • Ngưng sử dụng thuốc nếu con bạn phát sinh của phản ứng dị ứng như thở khò khè, tức ngực, khó thở, sưng cổ họng, lưỡi và miệng. Sau đó hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Không nên tùy tiện sử dụng paracetamol cho trẻ khi trẻ phát sinh các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, sốt cao,… Khác với người lớn, các triệu chứng này ở trẻ có thể là cảnh báo của những vấn đề sức khỏe khác. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Đau đầu gối khi chơi thế thao

Đau đầu gối khi chơi thể thao cần lưu ý những điều này

Đau đầu gối khi chơi thể thao là tình trạng rất nhiều người gặp phải do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Không nên chủ quan trước hiện...

Cách chườm nóng – chườm lạnh giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Rất nhiều người đang áp dụng biện pháp chườm nóng chườm lạnh giảm đau do thoát vị đĩa đệm. Nhưng...

dấu hiệu của bệnh viêm khớp háng

Dấu hiệu cảnh báo bị viêm khớp háng nên cảnh giác

Đau khớp háng, lưng dưới, tê bì chân, cứng khớp,… là những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm khớp...

Chữa phong thấp bằng rễ cây bưởi bung có thể làm giảm các triệu chứng bệnh

Cách dùng rễ bưởi bung chữa phong thấp đơn giản

Chữa phong thấp bằng rễ bưởi bung là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu. Tuy nhiên,...

bệnh gút và chuyện ấy

Mối liên hệ giữa bệnh gút và chuyện ấy

Phần lớn bệnh nhân gút thường gặp phải các vấn đề sinh lý bất thường. Điều này xuất phát từ...

Bệnh phong thấp ở trẻ em: Những điều phụ huynh phải biết

Bệnh phong thấp ở trẻ em (bệnh thấp khớp) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tự miễn gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *