Đau khớp háng khi mang thai và những điều cần biết

Đau khớp háng là tình trạng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải trong thời gian thai kỳ. Bạn nên tìm hiểu về triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.

Đau khớp háng khi mang thai
Đau khớp háng khi mang thai là triệu chứng thường gặp

Đau khớp háng khi mang thai

1. Nguyên nhân:

Đau khớp háng khi mang thai có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Thai ngoài tử cung

Trong thời gian đầu thai kỳ, đau khớp háng có thể là triệu chứng của thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng được thụ tinh vào một nơi khác ngoài tử cung – thường là trong ống dẫn trứng.

Các triệu chứng mang thai ngoài tử cung khác bao gồm: đau nhói ở vai, chảy máu âm đạo hoặc thường xuyên ngất xỉu, chóng mặt và mệt mỏi. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm, vì vậy nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau vùng chậu có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bạn nhận thấy cơn đau hông đi kèm với triệu chứng khác như sốt hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để xác định đúng nguyên nhân và tiến hành điều trị sớm.

  • Do hormone relaxin

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ giải phóng hormone relaxin cho phép các khớp và dây chằng trong xương chậu nới lỏng ra. Xương chậu có xu hướng giãn rộng vào những tháng cuối thai kỳ để có đủ không gian cho thai nhi phát triển và chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp tới.

  • Đau thần kinh tọa

Nguyên nhân gây đau ở hông có thể do áp lực lên dây thần kinh tọa tăng lên. Hai dây thần kinh tọa trong cơ thể chạy từ lưng dưới đến bàn chân. Khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các dây thần kinh, bạn có thể cảm thấy đau, tê bì hoặc cảm giác ngứa ran ở mông, hông và đùi.

  • Đau dây chằng tròn

Một nguyên nhân có thể khác gây đau khớp háng có thể là do đau dây chằng tròn (dây chằng bao quanh tử cung của phụ nữ). Đau dây chằng tròn đặc trưng bởi những cơn đau nhói ở vùng bụng, hông và háng. Cơn đau có thể tăng lên khi vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải cơn đau khớp háng khi mang thai:

  • Mang thai đôi hoặc thai ba
  • Mẹ bầu thường xuyên đi giày cao gót
  • Ít vận động hoặc vận động quá nhiều
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất (đặc biệt là canxi và vitamin D)
  • Mẹ bầu bị loãng xương hoặc các bệnh xương khớp mãn tính
  • Mang thai khi tuổi đã cao

2. Triệu chứng

Đau khớp háng khi mang thai gây ra các triệu chứng phổ biến như:

triệu chứng đau khớp háng khi mang thai
Đau vùng hông và lưng dưới là triệu chứng phổ biến nhất do đau khớp háng gây ra
  • Đau nhức ở khớp háng
  • Xuất hiện tê bì ở một bên hông, có thể lan ra mông hoặc lan xuống đầu gối
  • Cứng khớp – đặc biệt là vào sáng sớm
  • Cơn đau toàn bộ ở hông và lưng dưới
  • Vận động khó khăn, nhất là khi xoay người hay cúi gập

Mặc dù đây là tình trạng thường gặp nhưng bạn cần chủ động gặp bác sĩ để chắc chắn rằng tình trạng này không gây nguy hiểm. Dù rất hiếm nhưng đã có trường hợp bại liệt do đau khớp háng khi mang thai.

Xem thêm: Bị đau khớp háng sau khi sinh: Nguyên nhân và cách xử lý

Khắc phục đau khớp háng khi mang thai

Các cơn đau khớp háng khi mang thai có thể gây khó chịu và mệt mỏi cho mẹ bầu. Bạn có thể thực hiện những biện pháp giảm đau tại nhà để khắc phục tình trạng này.

cải thiện đau khớp háng khi mang thai
Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện xương khớp và cơ bắp, hạn chế được cơn đau khớp háng khi mang thai
  • Thực hành các bài tập tăng cường cơ bắp và xương khớp. Nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và thiết lập chế độ luyện tập phù hợp.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm ấm vào vùng khớp háng để tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau. Nếu khớp có biểu hiện viêm, bạn nên sử dụng túi chườm lạnh để thay thế.
  • Massage có thể làm giảm đau nhức ở vùng khớp háng. Bạn nên nhờ người thân massage hai lần/ ngày (sáng – tối) để cải thiện cơn đau.
  • Sử dụng gối để nâng đỡ bụng và chân có thể làm giảm đau nhức trong khi ngủ.

Trong trường hợp cơn đau nặng nề và xuất hiện với tần suất dày đặc, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau cho bạn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trong thời điểm mang thai đi kèm với nhiều rủi ro. Bạn cần tuân thủ mọi chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra.

Lưu ý:

Cơn đau khớp háng xuất hiện vào tuần thứ 37 của thai kỳ có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Xác định tình trạng chuyển dạ bằng các triệu chứng sau:

  • Bụng co thắt và khó chịu, đặc biệt là ở vùng bụng dưới
  • Đau lưng dưới lan ra phía trước và hai bên cơ thể
  • Những cơn co thắt bất ngờ xảy ra khoảng mười phút một lần
  • Âm đạo tiết ra dịch có màu hồng hoặc màu nâu

Cơn đau khớp háng khi mang thai có thể là hệ quả của những thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Mỗi tác động vào cơ thể mẹ trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, thậm chí hình thành dị tật bẩm sinh. Do đó bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và tiến hành can thiệp kịp thời.

Viêm khớp gối phản ứng là gì? Có chữa được không?

Viêm khớp phản ứng có chữa khỏi được không?

Viêm khớp phản ứng nếu không được chữa trị sớm có thể khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Vậy thực chất viêm khớp phản ứng là...

Phẫu thuật khớp háng bằng phương pháp nội soi

Nội soi khớp háng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện với bệnh nhân thoái hóa khớp,...

Lý do khiến bạn bị đau khớp háng sau khi quan hệ

Sau khi quan hệ tình dục, nhiều người gặp tình trạng đau nhức vùng hông và khớp háng. Các dấu...

Thuốc chữa đau khớp gối của Nhật loại nào tốt?

5 loại thuốc chữa đau khớp gối của Nhật được đánh giá cao

Glucosamine, Q&P Kowa, sụn vi cá mập Orihiro Squalene, ZS Chondroitin… là các loại thuốc chữa đau khớp gối của...

Khi nào nên thay khớp háng và thay loại nào tốt ?

Thay khớp háng là thủ thuật trong điều trị ngoại khoa. Thủ thuật này không được áp dụng cho toàn...

Những điều bạn cần biết về phẫu thuật thay khớp háng

Phẫu thuật thay thế khớp háng được coi là lựa chọn điều trị cuối cùng để giảm đau nhức, hạn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *