Viêm khớp háng có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh viêm khớp háng gây nhiều đảo lộn đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm khớp háng có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hại cho xương khớp, sức khỏe của người bệnh. Ngày nay, với sự phát triển của y học, viêm khớp háng có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân kiên trì tuân thủ liệu trình chữa bệnh. Có nhiều phương pháp chữa bệnh viêm khớp háng, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết này.
Viêm khớp háng có chữa khỏi hoàn toàn không?
Trước tiên ta cần hiểu, bệnh viêm khớp háng là gì? Viêm khớp háng là tình trạng sụn và khớp nối ở xương đùi với xương chậu bị sưng viêm. Bệnh gây ra tình trạng đau ở khớp háng khi đi lại, gây khó ngủ.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp háng có thể là do chứng thoái hóa khớp, khớp bị lão hóa, hoạt động sai tư thế hoặc bị tai nạn gây ra chấn thương,…
Viêm khớp háng có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không chữa trị sớm, bệnh viêm khớp háng sẽ ngày một nặng hơn, gây đau đớn trong sinh hoạt, khó ngủ, chất lượng cuộc sống giảm sút. Không chỉ vậy, bệnh viêm khớp háng còn có những biến chứng như hoại tử, bại liệt,… nếu không chữa trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp háng
Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị viêm khớp háng dứt điểm. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị sau đây:
1. Điều trị bằng thuốc tây
Điều trị bằng thuốc là phương pháp dành cho trường hợp bệnh không quá nặng. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh viêm khớp háng như: thuốc chống viêm không có chứa Steroid Diclofenac, thuốc giảm đau Paracetamol, vitamin nhóm B, thuốc giãn cơ vân Myonal,… Hoặc bệnh nhân cũng có thể điều bị bằng thuốc ở dạng tiêm trực tiếp như thuốc Corticoid, Hyaluronic acid.
Lưu ý: Bệnh nhân cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên môn. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc.
Xem chi tết: 6 Loại thuốc trị viêm khớp háng tốt và hiệu quả nhất hiện nay
2. Điều trị bằng thuốc đông y
Điều trị bằng thuốc đông y là phương pháp điều trị của y học cổ truyền. Thuốc đông y là những loại thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc tự nhiên.
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, có hai nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp háng và viêm khớp nói chung. Nguyên nhân thứ nhất là do sự tắc nghẽn trong vận hành khí huyết. Nguyên nhân thứ hai là do chức năng của tạng phủ suy yếu.
Do đó, nếu muốn hết bệnh thì cần phải giải quyết sự tắc nghẽn khí huyết và bồi bổ khí huyết – mạch gân xương. Các bác sĩ Đông y sẽ có những bài thuốc, những vị thuốc có khả năng phục hồi và tái tạo hệ xương khớp của người bệnh.
3. Điều trị vật lý trị liệu tại nhà
Nếu tình trạng bệnh không quá nặng, người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà.
Một số cách để điều trị tại nhà như tập thể dục, tập yoga, tập những bài tập hỗ trợ viêm đau khớp háng,… Vật lý trị liệu là tên gọi chung của các bài tập thể dục. Việc tập luyện sẽ giúp khớp háng của người bệnh giảm thiểu cơn đau. Ngoài ra, tập luyện còn giúp khớp háng trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn, đẩy lùi các bệnh xương khớp.
Bệnh nhân cũng có thể kết hợp điều trị vật lý trị liệu với thuốc tây hoặc đông y.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh. Cần chú trọng chế độ dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt, cải thiện tình trạng sưng viêm của khớp háng.
Tham khảo: Những bài tập yoga tốt cho người bị đau khớp háng đơn giản, dễ tập tại nhà
4. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo
Nếu tình trạng bệnh quá nặng, khớp háng bị hoại tử, bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp điều trị nhờ sự can thiệp của kỹ thuật ngoại khoa. Bệnh nhân sẽ được thay một bộ khớp háng mới hoàn toàn.
Phương pháp điều trị này giúp người bệnh chữa khỏi hoàn toàn chứng viêm khớp háng. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp háng là một cuộc phẫu thuật phức tạp. Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hậu phẫu thuật như:
- Nứt xương đùi;
- Ảnh hưởng đến xương chậu;
- Chiều dài hai chân chênh lệch;
- Tổn thương thần kinh xung quanh khớp háng,…
Thay khớp háng chỉ là lựa chọn dành cho những trường hợp bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng. Nếu trường hợp bệnh của bạn nhẹ, bạn vẫn còn nhiều cách điều trị khác để chọn lựa như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu,…
Phòng ngừa bệnh viêm khớp háng
Đối với những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh, bạn nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng giàu vitamin, canxi để giúp xương luôn chắc khỏe và không bị viêm khớp. Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ tập luyện thể dục, thể thao vừa sức. Điều này không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt mà còn giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Có một đời sống sinh hoạt lành mạnh giúp đẩy lùi nguy cơ tái phát của bệnh.
Đối với người bình thường, cần có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, giúp phòng tránh được bệnh viêm khớp háng. Bạn nên:
- Cẩn thận trong vận động, sinh hoạt, phòng tránh những tai nạn dẫn đến chấn thương khớp háng;
- Thay đổi, loại bỏ các thói quen xấu như: ngồi không đúng tư thế, ngồi nhiều, mang vác vật nặng thường xuyên,…
- Giảm cân, giữ cho cơ thể có một cân nặng phù hợp với tầm vóc và luôn ổn định;
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ và đúng cách;
- Tránh tiêu thụ đường, muối, chất kích thích, dầu mỡ,… với số lượng lớn.
Có thể bạn quan tâm:
- Châm cứu chữa viêm khớp háng như thế nào đúng cách?
- 5 Bài thuốc chữa đau khớp háng hiệu quả, dễ làm
Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa thay thế bác sĩ chuyên môn.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!