Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Amoxicilline, Metronidazol, Levofloxacin, Bismuth subcitrate đều là các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến. Ở mỗi loại thuốc khác nhau, chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, nó cần được dùng kết hợp với những loại thuốc khác để điều trị loại vi khuẩn này. Việc nắm rõ các  thông tin về loại thuốc này cũng sẽ giúp bệnh nhân sử dụng được hiệu quả và an toàn.

Thông tin về các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến
Thông tin về các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn tồn tại và phát triển trong lớp niêm mạc dạ dày. Nếu ở trạng thái ngủ, nó sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng gì cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi ở trạng thái hoạt động thì vi khuẩn Hp có xu hướng sinh trưởng và làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Hệ quả là gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Do đó, phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh sẽ giúp bệnh nhân tránh được các vấn đề không mong muốn.

Để điều trị vi khuẩn Hp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân những phác đồ chữa trị phù hợp. Tuy nhiên, dù là áp dụng phác đồ nào thì cũng cần phải sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh. Bởi một loại thuốc kháng sinh sẽ có những ưu và nhược điểm riêng nên trong một phác đồ cần có sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau. Dưới đây là các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp thường được sử dụng:

Amoxicillin

Đây là một loại kháng sinh phổ rộng, nằm trong nhóm kháng sinh Beta Lactam. Một trong những ưu điểm của kháng sinh Amoxicillin đó là chúng có độ bền cao ngay cả khi ở trong môi trường dày đặc acid ở lớp niêm mạc dạ dày. Chính vì thế, so với các loại kháng sinh khác thì Amoxicillin được dùng nhiều nhất trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Amoxicillin hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào và được hấp thụ tốt ở lớp niêm mạc dạ dày. Hoạt chất của thuốc sẽ bắt đầu đạt nồng cao  sau khi sử dụng khoảng 1 tiếng đồng hồ và giảm đi nhanh chóng sau tiếng thứ 2. Loại kháng sinh này hoạt động có tốt hay không còn tùy thuộc vào nồng đô pH dịch vị. Đặc biệt, nếu nồng độ pH chuyển từ 5,5 – 7,5, hoạt tính của thuốc sẽ tăng lên khoảng 10 – 20 lần. Tương tự như các loại thuốc tây khác, Amoxicillin có thể gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng. trong quá trình điều trị bằng loại thuốc này, bệnh nhân có thể bị buồn nôn và nôn, viêm đại tràng giả mạc,  dị ứng…. Do đó, cần phải báo với các bác sĩ khi thấy cơ thể có các biểu hiện không bình thường.

Amoxicillin là một trong những loại thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị vi khuẩn Hp
Amoxicillin là một trong những loại thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị vi khuẩn Hp

Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng  hiện nay tỷ lệ Hp kháng thuốc Amoxicillin đã tăng lên mức 43%. Do đó, việc dùng loại thuốc này để điều trị gây ra nhiều khó khăn. Tỷ lệ thành công bị giảm đi đáng kể và đồng thời làm tăng nguy cơ vi khuẩn đa kháng kháng sinh.

Levofloxacin – Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp

Levofloxacin được xem là loại kháng sinh cực mạnh, có tác dụng rõ rệt trong việc điều trị vi khuẩn Hp. Nó thường được chỉ định ở những phác đồ điều trị cuối, khi việc áp dụng các phác đồ trước không mang lại tác dụng hoặc xuất hiện tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc.

Vì đây là một loại kháng sinh mạnh nên nó cũng sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân, nhất là trẻ nhỏ. Levofloxacin có thể làm ức chế sự phát triển của xương, sụn, đồng thời gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Cũng chính vì điều này mà thuốc kháng sinh Levofloxacin thường không được chỉ định để chữa trị cho trẻ nhỏ.

Metronidazole, Tinidazole

Metronidazole và Tinidazole cũng là 2 trong số các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp thường được sử dụng. Tuy nhiên, Tinidazole ít được dùng hơn so với Metronidazole. Đây là 2 loại kháng sinh nằm trong nhóm kháng sinh 5 nitroimidazole. Thời gian bán hủy của chúng kéo dài từ 8 – 12 tiếng sau khi sử dụng và được bài tiết ở nước bọt và ruột. Khả năng hoạt động của chúng không bị phu thuộc vào nồng độ acid bên trong dạ dày.

Cũng giống như các loại kháng sinh ở  trên, sử dụng các loại kháng sinh diệt vi khuẩn Hp có thể khiển bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ như buồn nôn và nôn, có cảm giác mùi tanh của kim loại, dùng lâu còn khiến bệnh nhân bị giảm cảm giác. Vì thế cần thận trọng và báo ngay với bác sĩ khi thấy cơ thể có những biểu hiện không bình thường.

Điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh có thể khiến bệnh nhân mắc nhiều tác dụng phụ
Điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh có thể khiến bệnh nhân mắc nhiều tác dụng phụ

Ngoài việc được dùng để diệt vi khuẩn Hp, Metronidazole còn được chỉ định với nhiều mục đích khác như điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn răng miệng. Bởi có thể dùng Metronidazole để chữa trị nhiều bệnh lý nên đã vô tình khiến cho vi khuẩn Hp được làm quen với thuốc và tạo ra các chât đối kháng để kháng thuốc. Chính vì vậy, tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng Metronidazole đang ở mức cao 44, 1%.

Tetracyclin

Đây là một trong những loại thuốc đã được sử dụng khá lâu để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn nói chung. Đồng thời nó cũng được dùng trong các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp. Theo các nghiên cứu, loại thuốc này còn có mức  độ nhảy cảm với vi khuẩn Hp lên tới 98%. Đây là loại thuốc khá bền khi ở trong môi trường acid, được hấp thụ tốt ở NMDD. Đồng thời, nó đạt nồng độ cao ở lớp chất nhầy sau khi sử dụng khoảng vài giờ.

Hiện nay, tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng Tetracyclin cũng đang ở mức thấp. Tuy nhiên, hiện nay loại thuốc này cũng ít được chỉ định bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Nó có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến xương, răng và nhiều cơ quan khác nữa. Do đó, Tetracyclin sẽ không được chỉ định cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp – Bismuth subcitrate

Một trong những loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp cũng thường được dùng là Bismuth subcitrate. Nó được kết hợp với các loại thuốc khác để làm tăng khả năng thành công của các phác đồ điều trị.

Về cơ chế tác dụng, Bismuth subcitrate có 2 cơ chế chính, cụ thể : Chúng vừa có thể làm giảm thương tổn trên vết loét ở lớp niêm mạc dạ dày do dịch vị acid, vừa bảo vệ vết loét khỏi sự tác động của các tác nhân gây hại, trong đó có vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, bản chất của Bismuth subcitrate là một loại kim loại nặng. Khi điều trị bằng loại thuốc này, bệnh nhân cần phải được theo dõi sát sao nồng độ chất này trong máu. Điều này sẽ giúp người bệnh  tránh được tình trạng máu bị nhiễm kim loại nặng.

Clarithromycine

Cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng của thuốc
Cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng của thuốc

Đây là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có khả năng ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Đây cũng là loại vi khuẩn phổ kháng rộng trên các vi khuẩn gram dương và gram âm.

Khả năng hoạt động của Clarithromycine không  bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị, đồng thời có khả năng thẩm thấu  tốt vào NMDD. Một ưu điểm của loại thuốc này so với những loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp khác là chúng ít khi gây ra tác dụng phụ. Do đó, nó sẽ thường được các bác sĩ chỉ định điều trị cho nhiều đối tượng hơn.

Thuốc ức chế dịch vị acid dạ dày

Những loại thuốc thuộc nhóm ức chế chế dịch vị acid dạ dày đóng vai trò giúp các loại thuốc kháng sinh hoạt động tốt. Bởi khi trong dạ dày có nhiều dịch vị acid sẽ khiến cho những loại thuốc kháng sinh bị giảm tác dụng, hiệu quả điều trị sẽ không cao.

Thông thường, có 2 loại thuốc ức chế dịch vị acid được sử dụng là các loại thuốc ức chế tiết dịch vị acid dạ dày và các loại thuốc ức chế bơm proton PPI. Tuy nhiên, các loại thuốc ức chế bơm proton PPI lại được sử dụng nhiều hơn cả. Việc làm giảm tiết dịch vị acid sẽ giúp cho các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày giảm đi và làm tăng tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp của thuốc.

Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm cho các tế bào thành dạ dày bị teo lại. Do đó, cần phải sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian chữa trị mà các bác sĩ chỉ định. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được các vấn đề không mong muốn.

Trên đây là các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến. Vì ở mỗi loại kháng sinh khác nhau sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Đồng thời, liều lượng và cách dùng của nó cũng khác. Do đó, bệnh nhân cần nắm được các thông tin về những loại thuốc này. Điều này sẽ giúp tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tin xem thêm

phác đồ điều trị vi khuẩn hp kháng thuốc

Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp kháng thuốc

Mỗi bệnh nhân sau khi điều trị không thành công sẽ được lên thêm một phác đồ điều trị viêm...

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị bệnh dạ dày

Người nước ngoài sử dụng Sơ can Bình vị tán – Khi chất lượng đánh bay mọi rào cản

Khi chữa bệnh bằng YHCT trở thành xu hướng điều trị mới của thế kỷ XXI thì những bài thuốc...

tác dụng phụ của thuốc điều trị hp

Tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp

Bệnh nhân cần phải biết những tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp là gì để chuẩn bị...

Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc bí truyền chữa viêm đau dạ dày HP dứt điểm cho người hiện đại

“Xin chào chuyên mục! Tôi hiện đang mắc bệnh viêm dạ dày HP, nhiễm vi khuẩn HP+. Qua nhiều trang...

Nên đi khám dạ dày ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh

Khám bệnh dạ dày ở đâu tốt nhất TPHCM hiện nay?

Thăm khám và điều trị bệnh dạ dày tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp đảm bảo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.