Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng? Có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Không chỉ hình thành cảm giác buồn nôn, nóng rát thượng vị, đầy hơi, nôn mửa và chướng bụng, người bị đau dạ dày còn có thể bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng. Triệu chứng này xuất hiện do sự suy giảm chức năng của dạ dày, các hoạt động không được đảm bảo.

Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng?
Tìm hiểu đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng

Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng?

Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày có thể bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng. Đau dạ dày thể hiện cho tình trạng đau xảy ra tại vùng thượng vị do hội chứng Zollinger Ellison, viêm loét dạ dày hoặc do trào ngược dạ dày thực quản.

Thông thường cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện đồng thời với cảm giác buồn nôn, triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, nôn mửa. Tuy nhiên thực tế cho thấy, những người bị đau dạ dày có thể kèm theo chứng tiêu chảy và đi ngoài phân lỏng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Lâu ngày dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa.

Lượng thức ăn sau khi đưa vào cơ thể không được tiêu hóa hoàn toàn. Từ đó gây áp lực lên ruột già và ruột non. Đồng thời phát sinh hiện tượng rối loạn nhu động ruột dẫn đến chứng tiêu chảy và đi ngoài có phân lỏng.

Chính vì những điều trên nên một số bệnh nhân bị đau dạ dày có thể đi ngoài phân lỏng, phân có mùi hôi khó chịu và có màu sắc khác thường.

→Xem thêm: Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ Cực Nhanh Khỏi

Người bị đau dạ dày có thể bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng
Theo chuyên gia, người bị đau dạ dày có thể bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng

Phân biệt tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày

Tiêu chảy hay đi ngoài phân lỏng là biểu hiện điển hình của chứng rối loạn đường tiêu hóa do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn. Chính vì thế, trước khi áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần hiểu và phân biệt được chứng đi ngoài phân lỏng do rối loạn tiêu hóa và chứng đi ngoài phân lỏng do đau dạ dày.

Đi ngoài phân lỏng do đau dạ dày

  • Tần suất xuất hiện: Trung bình từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng, tần suất xuất hiện chứng tiêu chảy có thể dao động từ 3 – 5 lần mỗi ngày.
  • Vị trí: Đau vùng bụng trên rốn (vùng thượng vị).
  • Thời điểm: Thường đi ngoài sau khi ăn khoảng 60 phút.
  • Đặc điểm của phân: Phân lỏng kèm theo mùi hôi khó chịu nhưng không có chất nhầy.
  • Tiên lượng: Quá trình điều trị kéo dài và thường chỉ giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Đi ngoài phân lỏng do rối loạn tiêu hóa

  • Tần suất xuất hiện: Thường đi ngoài hơn 5 lần mỗi ngày.
  • Vị trí: Đau vùng bụng dưới rốn.
  • Thời điểm: Người bệnh đi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Đặc điểm của phân: Phân lỏng kèm theo nhiều nước, có chất nhầy hoặc có máu tươi kèm theo.
  • Tiên lượng: Thời gian điều trị ngắn, có thể được khắc phục hoàn toàn khi tiến hành loại bỏ hết nguyên nhân gây bệnh.
Phân biệt tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày
Phân biệt tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy do đau dạ dày

Đau dạ dày bị đi ngoài phân lỏng có nguy hiểm không?

Đau dạ dày bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng là một trong những tình trạng xảy ra khá phổ biến. Không giống với tình trạng đi ngoài phân lỏng do rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy do các bệnh lý, vấn đề ở dạ dày thường có xu hướng tái phát nhiều lần và kéo dài mãn tính.

Trong trường hợp người bệnh không chủ động kiểm tra, không thăm khám và điều trị, tình trạng đau dạ dày bị đi ngoài phân lỏng có thể kéo theo một số biến chứng sau:

  • Tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa

Việc đi ngoài quá nhiều lần trong ngày có thể khiến niêm mạc ruột kết bị kích thích. Đồng thời làm tăng nguy cơ vỡ tĩnh mạch.

  • Suy nhược cơ thể

Hoạt động tiêu hóa kém có thế khiến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của dạ dày suy giảm. Điều này khiến người bệnh giảm cân bất thường và làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể.

Suy nhược cơ thể
Đau dạ dày bị đi ngoài phân lỏng khiến cơ thể bị suy nhược
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống

Hiện tượng đi ngoài, tiêu chảy kéo dài có thể khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và khả năng làm việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo chứng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần có thể làm mất tập trung, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hiệu suất làm việc giảm.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường là kết quả của bệnh táo bón mãn tính không được kiểm soát. Tuy nhiên ở những người mắc chứng đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy kéo dài, tình trạng này cũng có thể tác động và làm tăng đáng kể áp lực lên trực tràng. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Đau dạ dày bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng – Cần gặp bác sĩ khi nào?

Ở một số trường hợp, tình trạng đau dạ dày bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày. Chính vì thế khi nhận thấy cơ thể mắc phải một trong những biểu hiện dưới đây, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa:

  • Người đột ngột yếu và mệt mỏi
  • Nôn ra dịch có màu cà phê hoặc nôn ra máu
  • Người sụt cân bất thường, không rõ nguyên nhân
  • Liên tục buồn nôn và nôn mửa
  • Đi ngoài trên 3 ngày/lần, phân có màu đen hoặc có lẫn máu.

Xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày là những bệnh lý có mức độ nghiêm trọng cao. Chính vì thế người bệnh cần chủ động khám bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời can thiệp điều trị kịp thời.

Biện pháp khắc phục tình trạng đau dạ dày bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng

Sức khỏe tổng thể và các hoạt động của hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chứng tiêu chảy, đi ngoài lỏng kéo dài. Chính vì thế người bệnh cần sớm tiến hành thăm khám, áp dụng biện pháp chăm sóc và điều trị.

Tích cực chữa trị bệnh lý nguyên nhân

Đau dạ dày là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng Zollinger-Ellison. Việc tích cực trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị bệnh lý nguyên nhân sẽ giúp nâng cao chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đồng thời cải thiện triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng…

Để áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh nên đến chuyên khoa, tiến hành thăm khám và thực hiện các phương pháp chẩn đoán theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ dựa trên thông tin, hình ảnh chẩn đoán để cân nhắc và đề ra phác đồ điều trị thích hợp.

Tích cực áp dụng phương pháp điều trị bệnh lý nguyên nhân
Điều trị bệnh lý nguyên nhân giúp kiểm soát chứng đau dạ dày bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng

Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống

Ngoài việc tích cực áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Từ đó giúp kiểm soát tốt hơn triệu chứng đau dạ dày bị tiêu chảy và đi ngoài lỏng.

  • Thêm vào thực đơn ăn uống các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày và thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, các loại trái cây, trứng, ngũ cốc, cá…
  • Bên cạnh bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Hoạt động này có thể giúp điều hòa nhu động ruột và trung hòa dịch bị dạ dày.
  • Cần duy trì thói quen ăn uống đúng giờ. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, thức uống không lành mạnh.
  • Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức, tránh lo âu và căng thẳng thần kinh.

Ngoài những triệu chứng thông thường như buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi… đau dạ dày còn đi kèm với tình trạng tiêu chảy và đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên tình trạng này chỉ có thể được khắc phục sau khi thay đổi một số thói quen ăn uống, sinh hoạt và điều trị bệnh lý nguyên nhân.

Có thể bạn quan tâm

ợ nóng đầy bụng khó tiêu

Ợ nóng đầy bụng khó tiêu là bị gì? Làm sao hết?

Ợ nóng đầy bụng khó tiêu là các triệu chứng tiêu hóa thường đi kèm với nhau. Nó có thể...

Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Giảm đau nhanh

Các thuốc trị đau dạ dày đang được sử dụng hiện nay bao gồm nhiều loại. Bệnh nhân có thể...

viêm dạ dày cấp tính có nguy hiểm không

Những biến chứng có thể xảy ra do bệnh viêm dạ dày cấp tính

Bệnh viêm dạ dày cấp thường gây ra những cơn đau đột ngột, dễ làm viêm loét và xuất huyết...

Bệnh viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Tìm hiểu bệnh viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên...

triệu chứng viêm dạ dày cấp tính

5 dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp bạn cần phải chú ý

Nhận biết dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp có thể gặp nhiều khó khăn vì rất dễ bị...