Thuốc Levofloxacin có tác dụng gì?

Levofloxacin thuộc nhóm kháng sinh quinolon. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm xoang cấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm khuẩn ở da hoặc mô mềm và viêm nhiễm phụ khoa. Thuốc là một kháng sinh phổ rộng nên hỗ trợ diệt vi khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy hãy tìm hiểu thêm về công dụng cũng như cách dùng hiệu quả ngay sau đây.

thuốc levofloxacin 5mg
Levofloxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolon, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn

  • Tên thuốc: Levofloxacin
  • Tên khác: Levofloxacine
  • Phân nhóm: Thuốc kháng sinh
  • Dạng bào chế: Thuốc nhỏ mắt, viên nén bao phim, dung dịch tiêm truyền.

Những thông tin cần biết về thuốc Levofloxacin

1. Tác dụng

Levofloxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolon, có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Levofloxacin không có tác dụng với virus, sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh,… không đem lại hiệu quả.

thuốc levofloxacin stada
Levofloxacin được dùng để điều trị viêm xoang cấp, viêm phối, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,…

Levofloxacin được chỉ định đối với các bệnh do nhiễm vi khuẩn như:

  • Viêm xoang cấp
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng
  • Viêm phổi
  • Viêm nhiễm phụ khoa
  • Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn
  • Viêm phế quản mạn tính
  • Nhiễm khuẩn ở da hoặc phần mềm
  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính
  • Kết hợp điều trị với thuốc kháng lao
  • Nhiễm khuẩn vùng mắt: Viêm bờ mi, viêm giác mạc, lẹo, viêm sụn mi,…

Thuốc có thể được sử dụng cho các vấn đề sức khỏe không được đề cập trong bài viết. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

2. Chống chỉ định

Levofloxacin chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm và dị ứng với các thành phần trong thuốc
  • Động kinh
  • Dưới 18 tuổi (thuốc có thể gây thoái hóa sụn khớp)
  • Suy thận nặng hoặc đang chạy thận nhân tạo
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Thiếu hụt G6PD

Để giảm nguy cơ gặp phải những tác dụng không mong muốn, bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe hiện tại để được cân nhắc việc dùng thuốc.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Doxycycline trị bệnh gì?

3. Cách dùng

Tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ để biết cách sử dụng thuốc. Dùng đúng cách sẽ giúp tác dụng của thuốc phát huy tối đa đồng thời hạn chế những rủi ro phát sinh. Không nên uống thuốc khi chưa rõ cách sử dụng.

uống thuốc với nước
Dùng thuốc trực tiếp với một ly nước đầy, không cắn hay bẻ viên thuốc

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén nên được dùng trực tiếp với nước lọc. Nên uống nhiều nước trong thời gian sử dụng Levofloxacin.

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều phát huy tác dụng tốt nhất khi được dùng ở cùng một thời điểm cụ thể. Do đó bạn nên cố gắng dùng thuốc vào đúng thời điểm được bác sĩ chỉ định.

Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng, không nên mua thuốc liều cao và bẻ đôi để sử dụng. Điều này có thể khiến mức độ hấp thu thuốc bị thay đổi.

Levofloxacin có thể bị giảm tác dụng nếu bạn dùng chung với những loại thuốc khác. Do đó, cần dùng Levofloxacin trước hoặc sau 2 giờ khi uống bất cứ loại thuốc nào.

4. Liều dùng

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm xoang cấp:

  • Dùng 500 mg/ngày
  • Sử dụng liên tục trong khoảng 10 – 14 ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm phế quản mạn tính

  • Dùng từ 250 – 500mg/ngày
  • Sử dụng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm phổi

  • Dùng 500mg/ngày
  • Sử dụng liên tục trong khoảng 7 – 14 ngày
  • Nếu triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm đường tiết niệu

  • Dùng 250mg/ngày
  • Sử dụng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày
  • Nếu triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm

  • Dùng 250mg/ngày
  • Sử dụng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày
  • Nếu triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể tiêm tĩnh

Với Levofloxacin dạng tiêm, bạn không được sử dụng tại nhà. Khi tiêm thuốc, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ thực hiện để đảm bảo an toàn.

5. Bảo quản

Bảo quản Levofloxacin ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ dao động từ 15 – 30 độ C. Không để thuốc trong tầm với của trẻ em, thú nuôi và nơi có độ ẩm cao hay ánh nắng trực tiếp.

Không tiếp tục sử dụng thuốc hết hạn, thuốc biến chất hoặc có dấu hiệu ẩm mốc. Cần tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

6. Giá thuốc Levofloxacin

Giá thành của thuốc Levofloxacin:

  • Levofloxacin 500mg: giá thành dao động từ 145 – 150.000 đồng
  • Levofloxacin 750mg: giá thành dao động từ 450 – 50.000 đồng

Lưu ý: giá bán có thể chênh lệch ở các địa điểm bán lẻ và các nhà thuốc tây.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Azithromycin điều trị bệnh gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng Levofloxacin

1. Thận trọng

Bệnh nhân suy giảm chức năng gan không cần điều chỉnh liều dùng. Tuy nhiên, nếu bị suy thận nhẹ bạn cần trao đổi với bác sĩ về liều dùng trước khi sử dụng.

Levofloxacin có thể gây chóng mặt trong thời gian dùng thuốc. Vì vậy bạn không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian này.

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn trong khi dùng điều trị bệnh
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian điều trị bằng Levofloxacin

Ngoài ra, cần hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích khi đang dùng Levofloxacin. Cồn và chất kích thích có thể khiến bạn dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.

Levofloxacin làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, cần hạn chế di chuyển và vận động ngoài trời, đặc biệt là trong khung giờ 10:00 – 15:00.

Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ. Cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ khi dùng Levofloxacin cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Levofloxacin có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Nhịp tim nhanh
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Ngất xỉu
  • Bầm tím khớp
  • Đau, cứng khớp
  • Trầm cảm, mất ngủ
  • Thay đổi thị lực
  • Phát ban
  • Tiểu ít hơn bình thường
  • Tiêu chảy
  • Run rẩy

Thông tin này chưa bao gồm tất cả các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng Levofloxacin. Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng không được đề cập trong bài viết, cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

3. Tương tác thuốc

Levofloxacin có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Tương tác khiến hoạt động của thuốc thay đổi, thậm chí có thể làm phát sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng.

thuốc levofloxacin có tác dụng gì
Cần chủ động phòng tránh tương tác thuốc

Levofloxacin có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Strontium
  • Ofloxacin
  • Amitriptylline
  • Clomipramide
  • Aspirin
  • Ibprofen
  • Disopyramide
  • Dronedaron
  • Notriptyline

Danh sách này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có thể tương tác với Levofloxacin. Do đó, bạn cần trình bày những loại thuốc đang sử dụng để được bác sĩ cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.

4. Tinh trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến thuốc Levofloxacin không?

Tình trạng sức khỏe cũng có thể gây ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của thuốc. Trước khi sử dụng thì người bệnh nên thăm khám để nghe tư vấn từ các bác sĩ.

5. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Sử dụng Levofloxacin thiếu một liều không gây nguy hiểm nhưng có thể khiến tác dụng của thuốc suy giảm. Nếu bạn dùng thuốc không đều đặn, vi khuẩn có thể kháng thuốc và phát triển mạnh mẽ hơn.

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.

Dùng Levofloxacin quá liều có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể và làm phát sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn nhận thấy mình dùng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, cần chủ động đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!     

Có thể bạn quan tâm

Viêm xoang biến chứng mắt (sưng, mờ ..) và cách khắc phục

Bệnh viêm xoang biến chứng mắt có thể gây sưng mí mắt, đau nhức hốc mắt, mờ mắt hoặc thậm...

Viêm đa xoang là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm đa xoang là căn bệnh ảnh hưởng đến nhiều xoang cùng lúc khiến cho người bệnh gặp phải nhiều...

Phương pháp chữa bệnh viêm xoang bằng Đông y cổ truyền hiệu quả

Ngoài chữa bệnh theo Y học hiện đại, phương pháp chữa bệnh viêm xoang bằng Đông y cổ truyền cũng...

Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang – Cách thực hiện, lưu ý

Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang là một trong những mẹo vặt dân gian được đông đảo người bệnh...

Bài thuốc chữa viêm xoang được nghiên cứu bài bản, hội tụ tinh hoa YHCT và khoa học hiện đại

Thông Xoang Khang Dược Trị Viêm Xoang Tận Gốc Từ 1-3 Tháng, Không Cần Nạo Xoang

Đau nhức xoang mũi, đau lên đỉnh đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, khó thở,... khiến bạn vô...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *