Cảnh giác vi khuẩn HP có khả năng gây ung thư dạ dày
Bên cạnh việc gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, vi khuẩn Hp có khả năng gây ung thư dạ dày cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng mắc phải tình trạng này. Nhưng để đảm bảo an toàn, người bệnh cũng nên có những phương pháp điều trị sớm và có biện pháp phòng ngừa kịp thời cho bản thân mình.
Vi khuẩn Hp có khả năng gây ung thư dạ dày
Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Nó là một loại xoắn khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong lớp niêm mạc dạ dày của con người. Để có thể tự bảo vệ nó trong chính môi trường acid dày đặc, vi khuẩn Hp tiết ra một loại enzyme để trung hòa bớt dịch vị acid xung quanh nó. Quá trình này lại dẫn đến hệ quả là kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn, gây suy yếu đi lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, Hp cũng sẽ tạo ra một số độc tố làm tổn thương đến các tế bào lớp niêm mạc. Chính điều này sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày ngày càng dễ bị ăn mòn, gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày…
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn Hp có khả năng gây ung thư dạ dày. Điều này thật sự rất dễ hiểu, nếu không hoạt động, loại vi khuẩn này sẽ ít khi gây ra những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu đang ở trạng thái hoạt động, nó sẽ làm tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày và đường ruột. Trong trường hợp không được phát hiện và chữa trị sớm mà để bệnh diễn tiến trong thời gian dài, rất có thể, bệnh nhân sẽ bị ung thư.
Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm vi khuẩn Hp đều bị ung thư dạ dày. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của từng người, mức độ bệnh lý, độc tố do vi khuẩn tạo ra và còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, khi bị nhiễm vi khuẩn Hp người bệnh cũng không nên lo lắng quá mà hãy bình tĩnh và điều trị bệnh theo đúng phác đồ mà các bác sĩ đã chỉ định.
Thông tin thêm: Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất từ bộ Y tế
Một vài biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp
Theo các thống kê, có đến 70% người Việt Nam bị nhiễm loại vi khuẩn này. Nhưng nếu tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể tiêu diệt được vi khuẩn Hp. Nhưng thật không may, đây lại là một loại vi khuẩn rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác.
Những con đường lây lan Hp phổ biến thường là qua đường nước bọt, đường phân, dùng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân, thiết bị y tế… Do đó, để đảm bảo an toàn thì bệnh nhân cần có những biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân quanh mình.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp:
- Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ăn chín uống sôi. Tránh sử dụng những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm tươi sống như các món gỏi, rau sống…
- Vệ sinh tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không dùng chung bát đũa, bát nước chấm, các dụng cụ vệ sinh cá nhân, không hôn môi người bị nhiễm vi khuẩn Hp…
- Cần phải sát trùng thật kỹ các dụng cụ y tế như ống nội soi, dụng cụ nha khoa… trước khi thăm khám cho các bệnh nhân khác.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên diệt côn trùng như gián, ruồi, muỗi…
- Cần thăm khám và nhận sự chỉ định điều trị từ bác sĩ nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường. Tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh về để sử dụng. Điều này có thể khiến vi khuẩn Hp kháng thuốc, việc tiêu diệt loại vi khuẩn này sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Vi khuẩn Hp có khả năng gây ung thư dạ dày cho bệnh nhân. Do đó, phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh sẽ giúp ngăn chặn được nguy cơ bệnh trầm trọng thêm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bản thân mình.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
- Vi khuẩn Hp dạ dày lây qua đường nào?
- Phương Pháp Chữa Vi Khuẩn Hp Hiệu Quả Theo Đông Y An Toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!