Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất từ bộ Y tế

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được chỉ định theo những cách kết hợp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Việc người bệnh cần làm là phải tuân thủ đúng theo sự chỉ định điều trị từ bác sĩ. Điều này sẽ giúp việc điều trị mang đến tác dụng tốt, đồng thời giảm được nguy cơ mắc tác dụng phụ cho người bệnh. 

Tìm hiểu phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được dùng phổ biến
Tìm hiểu phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Thông tin về phác đồ điều trị vi khuẩn Hp đau dạ dày được dùng phổ biến

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, đau dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Hiện nay, lượng người bị nhiễm loại vi khuẩn này ngày càng tăng lên một nhiều, nhưng để tiêu diệt được Hp thì không phải là điều dễ dàng.

Nếu điều trị bằng thuốc không đúng cách hoặc sử dụng sai phác đồ chữa trị có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho người sử dụng. Đặc biệt là có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc ở vi khuẩn Hp. Điều này sẽ làm cho việc chữa trị trở nên khó khăn, bệnh tình cũng vì thế mà khó lòng được chữa khỏi. Để giải quyết vấn đề này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được dùng phổ biến, bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Xem thêm: Bị vi khuẩn Hp có chữa được không?

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp lần đầu (phác đồ 3 thuốc)

Phác đồ này được áp dụng cho các trường hợp chữa trị vi khuẩn Hp lần đầu. Nó được kết hợp từ 3 loại thuốc, do đó mà phác đồ điều trị Hp lần đầu còn được gọi là phác đồ 3 thuốc. Cụ thể như sau:

  • PPI: Uống 2 lần mỗi ngày, đồng thời kết hợp với
  • Clarithromycin: Dùng thuốc với liều lượng 2 viên/ngày (tương đương với 500mg/2 viên/ngày).
  • Amoxicillin: Uống 2g/ ngày.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì phác đồ này chỉ nên áp dụng cho các đối tượng ở miền Trung và miền Bắc nước ta với thời gian chữa trị kéo dài từ 10 – 14 ngày. Bởi ở những khu vực này thường có tỉ lệ vi khuẩn Hp kháng với Clarithromycin chỉ đang ở mức trung bình. Với những bệnh nhân ở miền Nam, tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng Clarithromycin ở mức cao nên không nên áp dụng phác đồ này. Thay vào đó, nên dùng phác đồ 4 thuốc dùng đồng thời hay những phác đồ nối tiếp khác.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp đau dạ dày lần 2 (phác đồ 4 thuốc)

Nếu phác đồ điều trị lần 1 thất bại, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn áp dụng phác đồ chữa trị lần 2 hay còn gọi là phác đồ 4 thuốc. Nó được chia thành 2 loại là phác đồ 4 thuốc có Bismuth hoặc không có Bismuth.

Cần thăm khám và điều trị bệnh theo đúng phác đồ chữa trị mà bác sĩ chỉ định
Cần thăm khám và điều trị bệnh theo đúng phác đồ chữa trị mà bác sĩ chỉ định

Gợi ý cụ thể như sau:

Phác đồ điều trị 4 thuốc có Bismuth: 

  • Bismuth: Uống 120mg/4 viên/ngày
  • Tetracyclin: 500mg/4 viên/ngày.
  • Metronidazole (hoặc Tinidazole): Uống 250mg/4 viên/ngày.
  • PPI: Dùng 2 lần/ngày. Hoặc bạn có thể thay thế bằng thuốc Ranitidin, dùng với liều lượng là 150mg/2 lần/ngày.

Phác đồ điều trị 4 thuốc không có Bismuth: 

  • PPI: Uống 2 lần mỗi ngày.
  • Amoxicillin: Dùng thuốc với liều lượng 1g/2 viên/ngày.
  • Metronidazole: Dùng 500mg/2 viên/ngày.
  • Clarithromycin: Tương tự như Metronidazole, Clarithromycin được sử dụng với liều lượng là 500mg/2 viên/ngày.

Thời gian điều trị được chỉ định là 10 – 14 ngày.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng lại phác đồ điều trị chứa những loại kháng sinh đã được dùng ở phác đồ điều trị đầu tiên, đặc biệt là Clarithromycin. Vì chúng có thể gây nên tình trạng kháng thuốc rất cao. Ngoài ra, phác đồ chữa trị này cũng làm tăng nguy cơ khó dung nạp bởi sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải lưu giữ lại những đơn thuốc mà mình đã dùng để làm căn cứ cho bác sĩ chỉ định bạn sử dụng những phác đồ phù hợp.

Đáng chú ý: Vi khuẩn hp kháng thuốc có nguy hiểm không và phác đồ điều trị

Phác đồ kế tiếp chữa trị vi khuẩn Hp

Dùng PPI 2 lần mỗi ngày, kết hợp với Amoxicillin với liều lượng 2g/ngày. Cứ điều trị bằng phác đồ này khoảng 5 ngày, sau đó tiếp tục điều trị bằng:

  • PPI: Uống 2 lần/ngày
  • Clarithromycin: Liều dùng là 500mg/2 viên/ngày.
  • Tinidazole: Uống 500mg/2 viên/ngày.

Thời gian điều trị bằng phác đồ kế tiếp là 5 ngày. Phác đồ kế tiếp này có thể được dùng cho phác đồ điều trị lần đầu. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng của nó rất khó tuân thủ.

Dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Phác đồ 3 thuốc dùng Levofloxacin

Phác đồ này được chỉ định khi điều trị phác đồ 4 thuốc và phác đồ kế tiếp không mang lại kết quả. Liều lượng thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị này được quy định cụ thể như sau:

  • PPI: Dùng 2 lần mỗi ngày
  • Levofloxacin: Dùng 500mg/2 viên/ ngày.
  • Amoxicillin: Liều lượng là 2g/ngày.

Thời gian điều trị là 10 ngày.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp sau mới nhất từ Nhật Bản

Trong trường hợp áp dụng các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp trên mà không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp kết hợp mới nhất hiện nay. Các bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy vi khuẩn để làm kháng sinh đồ rồi mới xác định phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Nhưng có một bất cập là không phải việc nuôi cấy vi khuẩn lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Thậm chí, có trường hợp được thực hiện tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh hoặc các thành phố lớn cũng có thể thất bại. Vì thế, cách chữa trị vi khuẩn Hp mới được áp dụng nhằm khắc phục các nhược điểm của phương pháp trên. Cụ thể là các chuyên gia sẽ lựa chọn phương điều trị bằng cách kết hợp các loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp với những kháng thể kháng vi khuẩn Hp mà tiêu biểu là GastimunHP. Chính loại kháng thể này đã được đất nước xứ sở hoa anh đào lựa chọn là một vũ khí đắc lực để chống lại vi khuẩn Hp hiện nay.

GastimunHP không chỉ có tác dụng kế thừa sự thành công của phác điều trị vi khuẩn Hp cũ mà nó còn giúp chống lại được sự lây nhiễm của vi khuẩn Hp trong cộng đồng, ngăn ngừa bệnh tái phát sau quá trình điều trị. Do đó nó không chỉ được sử dụng ở Nhật Bản mà còn được áp dụng rộng rãi ở những đất nước khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ…

Trên đây là phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được sử dụng phổ biến hiện nay. Vì Hp là loại vi khuẩn rất dễ mắc phải nhưng lại khá khó khăn trong việc chữa trị. Khả năng kháng thuốc của nó cũng rất cao. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân. Đồng thời có phương thức thay đổi cách điều trị khi cần thiết để nhanh chóng khỏi bệnh.

Thông tin tham khảo

triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày rất dễ nhận biết

Để nhận biết các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày, bạn sẽ phải cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Một số trường hợp có Hp nhưng...
tác dụng phụ của thuốc điều trị hp

Tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp

Bệnh nhân cần phải biết những tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp là gì để chuẩn bị...

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị bệnh dạ dày

Người nước ngoài sử dụng Sơ can Bình vị tán – Khi chất lượng đánh bay mọi rào cản

Khi chữa bệnh bằng YHCT trở thành xu hướng điều trị mới của thế kỷ XXI thì những bài thuốc...

Hay đau dạ dày về đêm – Coi chừng các bệnh này!

Đau dạ dày lúc nửa đêm là một trong những tình trạng đau thắt dữ dội vùng bụng. Khi gặp...

Công dụng các chế phẩm trong liệu trình chữa viêm dạ dày HP

[Feedback] Sơ can Bình vị tán chữa viêm dạ dày, diệt khuẩn HP có tốt không?

Viêm dạ dày HP là một trong những bệnh lý dạ dày phổ biến, rất dai dẳng và khó chữa...

Nhiễm vi khuẩn HP

Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn rất phổ biến và được xem là thủ phạm chính...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *