Trẻ bị nhiểm vi khuẩn HP: Nguyên nhân và hướng điều trị

Không chỉ ở người trưởng thành mà số lượng trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng gia tăng. Vậy nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng này và hướng điều trị cho trẻ khi bị lây nhiễm vi khuẩn Hp ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này. 

Tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp
Tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp?

Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) là một loại xoắn khuẩn gram âm. Với những cấu tạo đặc biệt của cơ thể, nó có thể tồn tại và phát triển ở trong chính môi trường dày đặc acid  như bên trong lớp niêm mạc dạ dày của con người. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về hệ tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày.

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn Hp, nhất là trẻ nhỏ. Bởi ở đối tượng này có hệ miễn dịch đang yếu, rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Tương tự như người trưởng thành, trẻ em bị nhiễm vi khuẩn Hp bởi các lý do sau đây:

  • Cha mẹ cho con sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn, không được nấu chín kỹ. Bé uống phải nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
  • Để trẻ tiếp xúc với nước bọt, dịch dạ dày của người bệnh, không rửa tay trước khi ăn
  • Hôn môi
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng… với những người thân trong gia đình.
  • Nhai mớm cơm cho trẻ.
  • Sử dụng chung bát nước chấm, bát đũa với người bị bệnh.

Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày – dạ dày. Do đó, những đứa trẻ sống trong gia đình có người thân đang bị nhiễm vi khuẩn Hp thì cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh. Bởi thói quen của người lớn là cứ muốn hôn, nêm nếm, nhai mớm thức ăn cho bé, cho bé sử dụng chung cốc, bát đũa. Điều này lại vô tình khiến trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp hơn. Do đó, các bậc phụ huynh và những người thân trong gia đình cần phải có những biện pháp để phòng ngừa bệnh cho bé.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có những biểu hiện gì?

Đối với trẻ em, các triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ khó phát hiện hơn bởi nó ít khi có các dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, nếu được xem xét kỹ chúng ta có thể phát hiện được trẻ có bị nhiễm bệnh hay không thông qua một số biểu hiện sau:

  • Đau quanh rốn, vùng thượng vị. Đặc biệt, cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn khoảng 2 – 3 giờ hoặc đau vào ban đêm.
  • Trẻ thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi.
  • Nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen.
  • Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu…

Vì những triệu chứng bệnh thường giống với các bệnh lý tiêu hóa khác. Do đó, khi cha mẹ thấy bé có những biểu hiện trên thì nên đưa đi khám để được chẩn đoán và được chỉ định điều trị. Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp, các thành viên trong gia đình cũng nên đi khám luôn. Bởi nguy cơ bé bị lây nhiễm bệnh từ người thân trong gia đình là rất lớn.

Cần làm gì khi bé bị nhiễm vi khuẩn Hp?

Hôn trẻ có thể làm lây nhiễm vi khuẩn Hp
Hôn trẻ có thể làm lây nhiễm vi khuẩn Hp

Có không ít bậc cha mẹ cảm thấy vô cùng lo sợ khi thấy con mình bị nhiễm vi khuẩn Hp nên tìm biện pháp tiêu diệt triệt để loại vi khuẩn này. Bởi họ sợ nó sẽ gây viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu bị nhiễm khuẩn mà chúng chưa gây ra bất cứ triệu chứng bất thường gì thì chưa nên điều trị vội. Vì ở trường hợp này, chúng tồn tại giống như một loại vi khuẩn cộng sinh, đem lại một số mặt lợi nhất định cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Thêm vào đó, kể cả khi được chữa trị dứt điểm thì bé cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm lần nữa. Nhưng nếu vi khuẩn Hp hoạt động và gây ra những vấn đề dưới đây, cần điều trị sớm để tránh nguy hiểm đếm sức khỏe và tính mạng:

  • Bị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt
  • Mắc chứng khó tiêu chức năng
  • Xuất huyết, giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên nhân
  • Viêm teo mạc dạ dày
  • Bị ung thư dạ dày nhưng đã phẫu thuật.
  • Người có người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã từng bị ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp rất dễ lây lan nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Bởi vì nếu dùng thuốc không đúng cách hoặc quá nhiều, không những không tiêu diệt được nó mà còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Điều này sẽ khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chính vì thế, các bậc cha mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh về cho con dùng. Thay vào đó, hãy đưa bé đi khám ở những cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh vì hệ miễn dịch còn yếu. Thêm vào đó, bé cũng sẽ chưa có ý thức về việc tự bảo vệ bản thân mình khỏi nguy cơ mắc bệnh. Do đó, việc bảo vệ và chăm sóc bé phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ và những người thân trong gia đình. Để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp cho bé, các bậc phụ huynh cần chú ý:

  • Lựa chọn các thực phẩm sạch, có xuất xứ rõ ràng để nấu cho bé ăn. Dùng nước sạch để cho bé uống.
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Không để bé nghịch bẩn.
  • Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không nhai mớm thức ăn, hạn chế hôn bé.
  • Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp, không được cho trẻ dùng chung bát đũa, bát nước chấm, không hôn, không nhai mớm, không để bé dùng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân.
  • Thường xuyên đưa bé đi khám để theo dõi tình trạng sức khỏe, đồng thời phát hiện và chữa trị sớm khi bé có vấn đề về sức khỏe nào đó.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp và một số biện pháp phòng ngừa. Vi khuẩn Hp có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hóa. Do đó, nắm rõ các thông tin về vấn đề này sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho con và cho chính bản thân mình.

Thông tin thêm: Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất từ bộ Y tế

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tin xem thêm

triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày rất dễ nhận biết

Để nhận biết các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày, bạn sẽ phải cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Một số trường hợp có Hp nhưng...
thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé?

Cùng với câu hỏi: "Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?", các mẹ bầu cần phải chú ý...

Tìm hiểu cách chữa vi khuẩn Hp bằng cây thuốc nam

Chữa vi khuẩn Hp bằng cây thuốc nam dễ tìm quanh nhà

Vi khuẩn Hp (Helicobactery Pylori) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày và các vấn...

Người bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày

Cảnh giác vi khuẩn HP có khả năng gây ung thư dạ dày

Bên cạnh việc gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, vi khuẩn Hp có khả năng gây ung...

Nội soi dạ dày qua đường mũi và những thông tin cần biết

Nội Soi Dạ Dày Qua Đường Mũi – Quy Trình, Chi Phí

Bên cạnh nội soi dạ dày bằng phương pháp truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi cũng mang...

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa được nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Các nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP bạn nên đề phòng

Ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sinh hoạt bằng nguồn nước bẩn, bị lây nhiễm từ người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.