Phương Pháp Chữa Vi Khuẩn Hp Hiệu Quả Theo Đông Y

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chữa vi khuẩn Hp theo Đông y cần phải được áp dụng thường xuyên và trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Vậy cách chữa trị này được thực hiện như thế nào, cần lưu ý những gì? Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

Chữa vi khuẩn Hp theo Đông y là phương pháp an toàn
Chữa vi khuẩn Hp theo Đông y là phương pháp an toàn

Tìm hiểu phương pháp chữa vi khuẩn Hp theo Đông y

Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường dày đặc acid của lớp niêm mạc dạ dày. Nó là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, bởi khoảng 50% dân số thế giới mắc phải loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, nếu không hoạt động vi khuẩn Hp sẽ không gây ra ảnh hưởng gì cho bệnh nhân.

Ngược lại, nếu hoạt động thì nó là nguyên chính gây nên các bệnh lý nghiêm trọng của đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài việc dùng các loại thuốc tây, chữa vi khuẩn Đông y cũng là phương pháp đã được áp dụng từ lâu. Việc điều trị bệnh bằng phương pháp này cần  phải có sự kết hợp của nhiều vị thuốc. Thêm vào đó, tùy vào từng dạng bệnh mà những bài thuốc này cũng  được áp dụng theo những cách khác nhau.

Chẳng hạn, viêm dạ dày Hp theo Đông y được xếp vào hội chứng vị quản thống thể tỳ – vị thấp nhiệt. Với tình trạng này, nó được áp dụng điều trị bằng cách kết hợp các nhóm thuốc sau:

Nhóm 1:

Với nhóm thuốc này có các loại thảo dược như: Cam thảo, cà độc dược. Đây là những loại thảo dược có tác dụng chỉ thống (giảm đau).

Nhóm 2:

Bao gồm mai mực, vỏ hàu. Chúng có có tác dụng trừ thấp, thu liễm để khắc phục tình trạng nóng bụng, ợ chua. Theo các nghiên cứu của nền y học cho thấy, vỏ hàu có khả năng làm giảm nồng độ acid trong dạ dày. Mà chính tác dụng này sẽ khiến cho vi khuẩn Hp bị ức chế đi sự phát triển. Bởi Hp dạ dày thường sống ở những môi trường có dịch vị acid cao.

Nhóm 3:

Với nhóm 3, các vị thuốc được áp dụng sẽ là vỏ vối rừng, thương truật, quả chấp non. Những thảo dược này có khả năng trừ bĩ tích, phá khí, hành khí, điều hòa trường vị.

Các nghiên cứu từ Tây y cho thấy những vị thuốc trên có khả năng tăng nhu động ruột. Điều này giúp cho thức ăn được chuyển động theo đúng nhịp sinh học. Vì thế mà người bệnh sẽ đi đại tiện dễ hơn, phân không lỏng táo.

Cần kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau để điều trị vi khuẩn Hp
Cần kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau để điều trị vi khuẩn Hp

Nhóm 4:

So với những nhóm thuốc trên, nhóm thuốc 4 kết hợp nhiều các vị thuốc hơn. Nó gồm có bồ công anh, khổ sâm, lá khôi, dạ cẩm (hay còn  gọi là cây loét mồm). Những vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, táo thấp.

Nền y học hiện đại gọi những loại thảo dược này là kháng sinh thực vật. Nghĩa là chúng có tác dụng tương tự như các loại kháng sinh trong tây y. Nó có thể tiêu diệt được vi khuẩn Hp, nhưng để mang đến hiệu quả tốt cần phải kết hợp với các nhóm thuốc trên.

Như đã nói, tùy vào từng dạng bệnh mà các loại thảo dược được sử dụng cũng khác nhau. Để đảm bảo sử dụng hiệu quả, an toàn, tốt nhất là bạn nên trao đổi kỹ với các thầy thuốc có kinh nghiệm để được chỉ định điều trị.

Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay

Một vài lưu ý khi chữa vi khuẩn Hp bằng Đông y

Đặc trưng của vi khuẩn Hp là có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Chính vì thế, ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cũng cần áp dụng các biện pháp khác để tránh lây bệnh cho những người xung quanh, nhất là người thân trong gia đình. 

  • Không nên hôn môi, để người khác dùng chung bát nước chấm, đũa thìa, sử dụng chung các vật dụng chung cá nhân với bản thân. 
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ sẽ giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.

Bên cạnh đó, cần cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi, điều chỉnh lối sống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Cần đi khám và điều trị sớm khi bị nhiễm vi khuẩn Hp
Cần đi khám và điều trị sớm khi bị nhiễm vi khuẩn Hp

Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý: Áp dụng các bài thuốc từ Đông y chữa vi khuẩn Hp được cho là phương pháp an toàn vì nó ít khi gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, để mang đến tác dụng tốt bệnh nhân cần phải kiên trì áp dụng thường xuyên trong thời gian dài. Vì chúng ít khi mang  lại hiệu quả nhanh mà cần có thời gian để thẩm thấu một cách dần dần. 

Bên cạnh đó, hiệu quả điều trị vi khuẩn Hp bằng Đông y bằng các bài thuốc kể trên còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, vì việc tự điều trị, tự chuẩn bị thuốc sẽ không thể chuẩn xác như khi có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Với những người bệnh đã nặng hoặc có tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc, tốt nhất vẫn nên tìm đến chuyên gia, bác sĩ để có phác đồ và liệu trình xử lý bệnh rõ ràng.

Trên đây là các thông tin về cách chữa vi khuẩn Hp theo Đông y và một vài bài thuốc gợi ý. Người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn liệu trình tốt nhất, phù hợp với bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Vi Khuẩn HP Có Bị Tái Nhiễm Không?

Nếu được thăm khám và điều trị đúng cách, vi khuẩn Hp có thể được tiêu diệt tận gốc. Tuy...

Tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Trẻ bị nhiểm vi khuẩn HP: Nguyên nhân và hướng điều trị

Không chỉ ở người trưởng thành mà số lượng trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng gia tăng. Vậy...

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu sẽ chuẩn nhất?

"Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu?" là một trong những câu hỏi được khá...

Nhiễm vi khuẩn HP

Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn rất phổ biến và được xem là thủ phạm chính...

Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng? Có nguy hiểm không?

Không chỉ hình thành cảm giác buồn nôn, nóng rát thượng vị, đầy hơi, nôn mửa và chướng bụng, người...