Đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi cho chính xác nhất?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi là vấn đề có không ít người thắc mắc. Lựa chọn được phương pháp thăm khám phù hợp là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp chẩn đoán được một cách chắc chắn tình trạng bệnh lý, từ đó đề ra được hướng điều trị chính xác nhất, giúp bệnh mau lành. Vậy khi đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi? 

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được sử dụng để chẩn đoán các bệnh về dạ dày. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Trong đó, siêu âm và nội soi được xem là hai phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, cũng giống như các phương pháp chẩn đoán khác, siêu âm và nội soi đều có những ưu và hạn chế. Vậy khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi? Để giải đáp được thắc mắc này, chúng ta cần tìm hiểu rõ về hai phương pháp chẩn đoán siêu âm và nội soi:

Theo đó, siêu âm dạ dày là phương pháp thăm khám cận lâm sàng, được dùng để phát hiện được các điểm bất thường trong vùng bụng. Với cách thăm khám này, các bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm và các thiết bị hỗ trợ nhằm phát hiện ra những vấn đề không bình thường xảy ra ở vùng bụng của bệnh nhân.

So với các phương pháp chẩn đoán khác, siêu âm được xem là tiện dụng, không gây đau đớn, khá dễ thực hiện. Thêm vào đó, các máy siêu âm đều cho chất lượng hình ảnh tốt, rõ nét, độ phân giải cao giúp cho việc chẩn đoán bệnh trở nên dễ dàng hơn.

Khi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?
Nội soi dạ dày

Tuy nhiên, phương pháp siêu âm thường không được chỉ định để chẩn đoán các bệnh về dạ dày. Bởi lẽ, nó không thể giúp các bác sĩ quan sát được trực tiếp niêm mạc dạ dày, không thể lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành thí nghiệm. Chính vì thế mà siêu âm thường không được dùng để thăm khám các bệnh về đường ruột và dạ dày.

Khác với siêu âm, nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán xâm lấn. Bằng việc sử dụng ống nội soi có gắn đầu camera để luồn sâu vào trong dạ dày, các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó, có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất về bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp.

Do đó, nếu còn băn khoăn khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi thì bạn nên lựa chọn nội soi dạ dày. Tuy nhiên, so với siêu âm, nội soi dạ dày là phương pháp phức tạp hơn. Việc phải luồn ống nội soi qua miệng hoặc qua mũi xuống thực quản và dạ dày có thể gây ra những tổn thương, làm chảy máu niêm mạc.

Đồng thời, nó còn có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Chưa hết, với đặc thù của nội soi dạ dày, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Các trường hợp chống chỉ định với nội soi dạ dày được kể đến bao gồm:

  • Người mắc các bệnh về nội khoa như bị suy tim, phình động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, xơ gan cổ trướng….
  • Các trường hợp bị nghi ngờ thủng ruột.
  • Người bị khó thở
  • Bệnh nhân không hợp tác với bác sĩ trong quá trình nội soi.

Nếu gặp phải các trường hợp này, chẩn đoán bằng siêu âm hoặc các biện pháp thăm khám không xâm lấn khác sẽ được cân nhắc.

Khi nào nên khám dạ dày bằng siêu âm và nội soi?

Bệnh nhân nên khám nội soi dạ dày khi có các biểu hiện sau đây:

  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Đau tức vùng ngực
  • Buồn nôn và nôn sau khi ăn
  • Nôn hoặc đại tiện ra máu
  • Đi ngoài ra phân đen
  • Cơ thể thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Kiểm tra tình trạng bệnh sau đợt điều trị…

Đối tượng thường được chỉ định thăm khám bằng phương pháp siêu âm bao gồm:

Siêu âm thường không đưa ra được kết quả chẩn đoán chính xác khi khám các bệnh về dạ dày
Siêu âm thường không đưa ra được kết quả chẩn đoán chính xác khi khám các bệnh về dạ dày
  • Người có các biểu hiện bệnh lý khác nhau, cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
  • Những người không thể thực hiện được phương pháp nội soi.
  • Bệnh nhân bị giãn dạ dày cấp tính, sa dạ dày cấp tính
  • Cần kiểm tra các khối polyp dạ dày, khối u trong dạ dày
  • Bệnh nhân bị rối loạn chức năng dạ dày
  • Người bị các dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa như hẹp môn vị phì đại bẩm sinh, dị tật đường tiêu hóa
  • Các trường hợp có dấu hiệu viêm thực quản và dạ dày nặng.
  • Những người xuất hiện dị vật trong dạ dày.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi và những vấn đề cần chú ý. Nắm rõ các thông tin trên đây sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc lựa chọn được phương pháp thăm khám phù hợp cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

XEM THÊM:

Click xem thêm

Tìm hiểu cách chữa đau dạ dày bằng bao tử nhím

Dùng bao tử nhím chữa đau dạ dày như thế nào ?

Chữa đau dạ dày bằng bao tử nhím có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân...

Viêm loét dạ dày nặng là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm loét dạ dày nặng – Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Viêm loét dạ dày nặng thường bắt nguồn từ tình trạng niêm mạc dạ dày tổn thương trong thời gian...

Thuốc Chữa Dạ Dày Đại Tràng Cụ Tòng Có Tốt Không?

Gần đây, thuốc chữa dạ dày đại tràng Cụ Tòng được khá nhiều người biết đến và quan tâm. Đây...

Ngày Tết phải tránh xa những món này nếu không muốn đau dạ dày “hỏi thăm”

Dịp Tết có thể ăn uống thả ga, nhưng đừng để nó trở thành nguyên cớ khiến bệnh trầm trọng...

Phác đồ điều trị viêm hang vị dạ dày

Phác Đồ Điều Trị Viêm Hang Vị Dạ Dày Bạn Nên Biết

Hang vị dạ dày được lót bởi một lớp niêm mạc không tiết axit, đây là đoạn cuối của dạ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.