Vi khuẩn hp sống được bao lâu trong và ngoài dạ dày?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Vi khuẩn Hp là gì? Vi khuẩn hp sống được bao lâu? là những vấn đề có không ít người đặt ra. Tuy nhiên lại không mấy ai có thể giải đáp được vấn đề này. Để hiểu rõ hơn về vi khuẩn Hp cũng như là thời gian sống của chúng, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây. 

Vi khuẩn Hp có đặc điểm gì, sống được bao lâu?
Vi khuẩn Hp có đặc điểm gì, sống được bao lâu?

Vi khuẩn Hp là gì?

Helicobacter Pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn gram âm có thể tồn tại và phát triển trong dạ dày con người. Nó được phát hiện vào năm 1982 bởi 2 nhà khoa học có tên là Robin Warren và Barry Marshall.

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, ung thư dạ dày. Sở dĩ nó có thể sống và phát triển trong lớp niêm mạc dạ dày là bởi vì loại vi khuẩn này có thể tự tạo ra chất đối kháng với dịch vị acid. Chất này là một loại enzyme mang tên Uresa, nó có tác dụng trung hòa độ acid trong dạ dày.

Thêm vào đó, vi khuẩn Hp được bao bọc bởi một lớp lông roi linh hoạt. Chúng đóng vai trò như những cái chân, giúp cho vi khuẩn có thể nhanh chóng tránh được các tác động của lớp acid dịch vị. Ngoài ra, lớp lông roi này còn khiến chúng di chuyển được nhanh hơn. Chính vì những lý do này mà vi khuẩn Hp trở thành một trong những số hiếm các loại vi khuẩn có thể sinh sống đươc trong môi trường dày đặc acid như trong dạ dày.

Theo các số liệu thống kê, trên thế giới có khoảng hơn 80% dân số bị nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm loại vi khuẩn này cũng bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Nếu loại vi khuẩn này không hoạt động, nó không gây ra bất cứ triệu chứng hoặc ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Ngược lại, khi hoạt đông, nó lại làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Hệ quả là gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày.

Do đó, nếu thăm khám và phát hiện mình mắc các bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn Hp thì cần phải áp dụng các biện pháp điều trị triệt để chúng. Cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ trong quá trình chữa trị, tuyệt đối không được tự ý mua kháng sinh về để dùng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc ở vi khuẩn, khiến cho việc tiêu diệt chúng trở nên khó khăn hơn.

Thông tin thêm: Vi khuẩn HP có bị tái nhiễm không?

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu?

Để xác định được vi khuẩn Helicobacter Pylori sống được bao lâu, chúng ta cần phải căn cứ vào môi trường sống của nó. Ở những môi trường sống khác nhau, chúng sẽ có thời gian sống khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Trong môi trường dạ dày:

Thực tế, nếu sống trong môi trường dạ dày thì chính con người là người quyết định đến tuổi thọ của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Điều này có nghĩa là khi không có tác động từ con người thì chúng vẫn sống và phát triển mãi. Bởi đây là loại vi khuẩn có khả năng miễn dịch rất cao, nếu để tự nhiên thì nó sẽ không bao giờ bị chết đi. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp điều trị đúng thì chúng ta hoàn toàn có thể tiêu diệt được chúng.

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu còn tùy thuộc vào môi trường sống của chúng
Vi khuẩn Hp sống được bao lâu còn tùy thuộc vào môi trường sống của chúng

+ Ngoài môi trường dạ dày:

Không chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường dạ dày mà vi khuẩn Hp còn có thể tồn tại ở môi trường đất, nước, không khí. Tuy nhiên, nếu ở ngoài cơ thể người thì nó chỉ có thể được trong một thời gian nhất định. Cụ thể như sau:

  • Nếu trong môi trường đất: Loại vi khuẩn này chỉ có thể sống được ở ngoài môi trường đất trong khoảng thời gian là vài giờ sau khi bị đưa ra khỏi cơ thể con người. Nhưng nó vẫn có thể biến đổi cấu trúc để có thể tồn tại ở ngoài môi trường được lâu hơn. Vì thế nếu con người tiếp xúc với môi trường có vi khuẩn Hp, nó vẫn có khả năng lây nhiễm.
  • Trong môi trường nước: Vi khuẩn Hp tồn tại được trong môi trường nước được lâu hay không sẽ còn tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường nước. Với nhiệt độ nước như trong các ao hồ, sông suối, kênh rạch, vi khuẩn Hp có thể sống lâu đến hơn 1 năm. Nhưng nhiệt độ nước là 1000 độ C, nó sẽ bị tiêu diệt. Do đó, nếu còn băn khoăn vi khuẩn Hp đun sôi có chết không thì câu trả lời là có. Nhưng chỉ với ở nhiệt độ cực kỳ cao mới có thể tiêu diệt được hoàn toàn. Ngoài ra, hình dạng của vi khuẩn Hp cũng sẽ làm cho thời gian tồn tại của chúng khác nhau. Nếu nó ở dạng cầu, thời gian sống có thể sẽ kéo dài được lâu hơn.
  • Trong môi trường không khí: Môi trường không khí không cung cấp chất dinh dưỡng cho nó tồn tại. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp vẫn có thể sống được nhờ vào nguồn năng lượng dữ trữ trong cơ thể nó. Điều này sẽ giúp nó có thời gian để tìm được vật chủ mới. Thời gian sống của nó ở ngoài không khí cũng bị phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ bên ngoài. Trường hợp sống trong môi trường không khí bình thường, nó có thể sống tư 60 – 4 tiếng đồng hồ kể từ khi bắt đầu ra khỏi cơ thể.

Chính vì vậy ta thấy, nếu ra khỏi cơ thể thì Helicobacter Pylori vẫn có thể sống, mặc dù thời gian tồn tại dài ngắn khác nhau. Vì vậy, khả năng lây nhiễm của nó cũng còn rất cao. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp phòng ngừa bệnh cho chính bản thân mình.

Trên đây là các thông tin cần biết về Helicobacter Pylori và lời giải đáp cho vấn đề vi khuẩn Hp sống được bao lâu. Nắm rõ được các vấn đề này sẽ giúp chúng ta chủ động đưa ra được những phương án điều trị cũng như là phòng bệnh cho chính bản thân mình.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

NSND Trần Nhượng và cháu gái đến điều trị dạ dày tại Thuốc dân tộc

Cháu NSND Trần Nhượng chữa dạ dày HP tại Thuốc dân tộc – Niềm tin đến từ sự tận tâm

Mới gần đây, Trung tâm Thuốc dân tộc lại một lần nữa có cơ hội đồng hành cùng NSND Trần...

Nhận biết triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối – Điều mẹ bầu cần biết để bé khỏe mạnh

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà...

Thông tin về các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay

Amoxicilline, Metronidazol, Levofloxacin, Bismuth subcitrate đều là các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến....

Nhiễm vi khuẩn HP

Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn rất phổ biến và được xem là thủ phạm chính...

Bạn đã biết vi khuẩn Hp dạ dày lây qua đường nào chưa?

Vi khuẩn Hp có tên khoa học là Helicobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn được tìm thấy trong đường...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *