Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp
Việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp là điều rất cần thiết. Trẻ sẽ cảm thấy khỏe hơn, thoải mái hơn khi được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Đồng thời, đừng quên cho trẻ đến gặp bác sĩ để nhận được các sự chăm sóc y tế hiệu quả nhất.
Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp
Viêm dạ dày ruột cấp là một tình trạng phổ biến gây ra tiêu chảy và nôn mửa. Một loại virus được gọi là rotavirus sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ và khiến hệ tiêu hóa bị ngộ độc.
Viêm dạ dày ruột cấp sẽ mang lại nhiều cảm giác khó chịu nhưng sẽ tự hết trong vòng 7-10 ngày. Bạn có thể chăm sóc trẻ tại nhà sau khi đã được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn.
Các triệu chứng viêm dạ dày ruột ở trẻ
Các triệu chứng thường xuất hiện gồm có:
- Tiêu chảy đột ngột
- Trẻ uể oải, mệt mỏi
- Sốt nhẹ
- Nôn
- Đau bụng, chán ăn, đau đầu,..
Đừng bỏ qua: Đau Bao Tử Buồn Nôn Mệt Mỏi Nên Làm Gì?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp
Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa, bạn có thể chăm sóc cho trẻ tại nhà. Thế nhưng cần lưu ý rằng việc khám bác sĩ là cần thiết cho trẻ. Bởi hệ miễn dịch của trẻ rất yếu ớt. Các mẹ phải có đủ sự chuẩn bị để phòng ngừa mầm bệnh tấn công càng thêm nghiêm trọng.
Nhằm giúp giảm bớt các triệu chứng của trẻ, khi chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp thì bạn cần có những lưu ý sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước: Nước sẽ bù chất điện giải và khoáng bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Bạn cũng có thể thay bằng sữa mẹ với các trẻ còn đang trong độ tuổi sơ sinh. Cần hạn chế uống nước ép trái cây, đồ uống có gas vì sẽ gây ra kích thích đường ruột, khiến bệnh viêm dạ dày ruột cấp nghiêm trọng hơn.
- Thời gian nghỉ ngơi: Cho trẻ ngủ và nghỉ ngơi để mau lại sức. Tránh các hoạt động mạnh, trò chơi vận động vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Khẩu phần ăn: Chia các bữa ăn nhỏ với các thực phẩm thanh đạm sẽ giúp tăng khả năng hồi phục của đường ruột. Các loại thực phẩm như súp, gạo, mì ống, bánh mỳ sẽ giúp trẻ có thêm năng lượng để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Chú ý vệ sinh ăn uống: Cho trẻ ăn chín uống sôi. Không cho trẻ ăn thực phẩm để qua đêm để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
- Chú ý vệ sinh cá nhân: Giữ vệ sinh khu vực nghỉ ngơi, vệ sinh trước và sau khi ăn uống cho trẻ. Các loại vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ trong điều kiện kém vệ sinh, ô nhiễm.
- Chú ý vệ sinh dụng cụ: Không xử lý thực phẩm sống và chính cùng một dụng cụ (kẹp, dao, thớt). Theo đó, đừng quên dọn vệ sinh khu vực nấu ăn, các thiết bị nhà bếp và khu vực phòng tắm, nhà vệ sinh.
- Giữ khoảng cách: Cho trẻ một nơi nghỉ ngơi rộng rãi, thoải mái. Tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như trường học, nhà trẻ, công viên,… để hạn chế sự lây lan của bệnh. Đồng thời chuẩn bị cho trẻ các vật dụng cá nhân riêng (khăn mặt, quần áo,…)
- Rửa tay trước khi tiếp xúc trẻ: Để bảo vệ quá trình phục hồi của trẻ khỏi bệnh viêm dạ dày cấp, hãy chắc chắn bạn đã rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Gel rửa tay khô không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tối ưu.
- Theo dõi: Bạn cần theo dõi tình trạng của trẻ khi chăm sóc trẻ bị viêm ruột cấp tại nhà ít nhất là 48 giờ. Nếu phát hiện nhiệt độ tăng cao, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt như paracetamol theo liều lượng bác sĩ đã dặn trước.
- Tái khám: Đưa trẻ đến bệnh viện làm kiểm tra theo lời dặn của bác sĩ.
Trẻ nhỏ có thể được tiêm vắc xin rotavirus khi được 2 đến 3 tháng tuổi để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột.
Cho trẻ đến gặp bác sĩ khi nào?
Thông thường, các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp có thể được khắc phục khi trải qua giai đoạn chăm sóc nghỉ ngơi đúng cách. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra biểu hiện của trẻ để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
Lập tức đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ:
- Da nhợt nhạt, tay chân lạnh, cứng cổ, phát ban
- Có triệu chứng mất nước nghiêm trọng: Da khô, môi nứt nẻ, chóng mặt, hoa mắt, nước tiểu rất ít hoặc không có, mất ý thức
- Sốt cao không giảm
- Nôn từ ba ngày trở lên hoặc nôn ra máu, nôn ra dịch xanh vàng
- Không thể ăn uống bất kỳ thứ gì, kể cả uống nước
- Tiêu chảy từ ba ngày trở lên
- Các triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện sau vài ngày
- Trẻ có tiền sử mắc bệnh viêm dạ dày cấp, có hệ miễn dịch yếu, hoặc mắc bệnh về thận, bệnh viêm ruột,…
Bác sĩ có thể sẽ đề nghị cho trẻ thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra xem đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nếu kết quả cho thấy trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Thuốc trị tiêu chảy và ức chế nôn có thể không được dùng cho trẻ dưới 5 tuổi.
Với những thông tin về cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp trên, hi vọng các mẹ sẽ tránh được việc bối rối, lóng ngóng tay chân khi chăm trẻ. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hay bỏ qua bước đến gặp bác sĩ vì có thể sẽ khiến bệnh biến chứng thêm nguy hiểm. Chú ý đến thời gian hẹn khám để cho trẻ đến làm kiểm tra đúng hạn.
Chú ý rằng ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Giải pháp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
- Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em – Cập nhật mới nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!