Viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây nên. Ngoài ra, chứng viêm khớp háng gây nhiễm trùng còn do nấm và ký sinh trùng nhưng với tỷ lệ khá thấp.

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ thường gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe xương khớp. Bệnh nhân cần được cấp cứu y tế khẩn cấp để tránh thiệt hại nghiêm trọng cho xương và sụn, gây hoại tử, mất khớp, thậm chí là tử vong.

Chứng viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ

Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi là những đối tượng có nhiều khả năng bị viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ nhiều nhất. Vì đây hệ thống miễn dịch của những bệnh nhân ở độ tuổi này khá yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công hệ thống xương khớp.

viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ
Tình trạng viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ khá nghiêm trọng nên bạn cần thăm khám y tế sớm

1. Nguyên nhân gây viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là nguyên nhân phổ biến nhất khiến khớp háng nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung bị viêm nhiễm. Tụ cầu khuẩn thường ký sinh trên làn da của bạn, nếu có điều kiện thích hợp sẽ tấn công vào môi trường nội bào trong cơ thể.

Chứng viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ còn do vi khuẩn bệnh lậu gây nên. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh bệnh này thông qua quan hệ tình dục an toàn.

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là tình trạng nặng khi vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Nhất là người bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, lây lan qua máu và khiến khớp háng bị viêm. Ngoài ra, viêm khớp háng nhiễm khuẩn còn do vết thương hở, tiêm thuốc hoặc phẫu thuật gần khớp háng khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm sinh mủ, nhưng trường hợp này ít phổ biến hơn.

2. Triệu chứng của viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ

Khi khớp háng bị viêm và chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có thể bị đau nhức dữ dội, sưng khớp và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho khớp xương:

  • Sinh mủ
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi và suy nhược
  • Sốt cao liên tục
  • Mất dần khả năng di chuyển ở khớp bị nhiễm trùng
  • Đau dữ dội ở khớp háng khi vận động
  • Khớp háng sưng tấy và đỏ do có nhiều mủ
  • Khớp háng nóng ấm khi chạm vào.
viêm khớp háng đi lại khó khăn
Bệnh nhân vận động khó khăn khi bị chứng viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ

Tìm hiểu thông tin: Viêm khớp háng ở người già: Bệnh phổ biến cần cảnh giác

Điều trị chứng viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ

1. Chẩn đoán

Sau khi thăm khám lâm sàng và xem xét về lịch sử y tế, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để biết chính xác số lượng tế bào bạch cầu trong máu có tăng hay không
  • Chụp X-quang và quét MRI để đánh giá tổn thương khớp háng
  • Chọc hút dịch khớp háng để phân tích tình trạng nhiễm trùng của khớp.

2. Điều trị viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ

Đối với chứng viêm khớp háng thì bệnh nhân thường phải nhập viện để điều trị. Tuy nhiên bạn cũng điều trị ngoại trú tại nhà với sự hỗ trợ của dịch vụ điều dưỡng sức khỏe nếu mức độ không quá nghiêm trọng.

Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn thường căn cứ vào mức độ viêm nhiễm hiện tại của khớp háng mà các bác sĩ tiến hành điều trị bằng các phương pháp thích hợp:

thuốc kháng sinh
Chứng viêm khớp háng nhiễm khuẩn thường được bác sĩ ke toa kháng sinh để điều trị
  • Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể dùng thuốc bằng dưới dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Bệnh nhân có thể được chọc hút dịch khớp nếu tình trạng viêm khớp khá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mủ và dịch khớp dư thừa bằng cách dùng kim tiêm để dẫn lưu ra bên ngoài.
  • Phương pháp phẫu thuật nội soi khớp có thể giúp loại bỏ các mô bị nhiễm trùng, sau đó bác sĩ sẽ bơm thuốc thông qua dụng cụ nội soi để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Khi bị viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ thì bệnh nhân nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không để bệnh lâu ngày gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và hủy hoại hoàn toàn khớp háng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin độc giả nên biết: Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Phẫu thuật khớp háng bằng phương pháp nội soi

Nội soi khớp háng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện với bệnh nhân thoái hóa khớp,...

viêm khớp háng ở trẻ em

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp háng ở trẻ em thường xuất hiện ở trẻ từ 1 – 10 tuổi. Bệnh có thể để...

Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo

Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo sẽ hợp lý

Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp được chỉ định trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng,...

bài tập vận động sau khi thay khớp háng

Nên áp dụng các bài tập vận động sau khi thay khớp háng

Sau khi thực hiện thay khớp háng, bạn nên áp dụng các bài tập để cải thiện và tăng cường...

Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *