Những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp háng

Phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định để loại trừ khớp tổn thương và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.

Phương pháp này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, do đó bạn cần lưu ý một số điều sau khi phẫu thuật để hạn chế các biến chứng này.

lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp háng
Những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp háng

Các điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp háng

1. Phục hồi sau phẫu thuật

  • Chăm sóc vết thương

Các mũi khâu trên vết thương sẽ được bác sĩ loại bỏ sau khoảng 2 tuần khi vết thương liền lại.

Trong thời gian này, bạn cần tránh để vết thương tiếp xúc với nước hay các bề mặt không đảm bảo vệ sinh. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc băng kín vết thương để tránh tình trạng nhiễm trùng.

  • Chế độ ăn

Giảm vị giác là tình trạng phổ biến trong vài tuần sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên bạn nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân bằng để giúp vết thương nhanh lành. Tập trung nhóm thực phẩm giàu sắt, omega 3,… để thúc đẩy quá trình chữa lành tế bào và phục hồi khả năng vận động của xương khớp và cơ bắp.

Người bệnh cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sau khi phẫu thuật thay khớp háng.

  • Luyện tập

Tập thể dục là một yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi khả năng vận động, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau phẫu thuật.

Khi mới phẫu thuật, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để hồi sức. Đây là thời điểm khớp nhân tạo cố định vào cơ thể, vì vậy bạn cũng nên tránh những tác động vật lý lên cơ thể và cơ quan này. Sau khi khớp đã ổn định, bạn có thể thực hiện các bài tập vài lần một ngày để khôi phục khả năng vận động và tăng cường sức mạnh của hông.

lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp háng
Bạn nên nhờ sự giúp đỡ của chuyên viên y tế để phục hồi khả năng vận động của khớp

Hãy trao đổi với chuyên viên vật lý trị liệu để định hình chế độ luyện tập tại nhà. Bạn có thể thực hiện các bài tập một mình hoặc nhờ sự trợ giúp của chuyên viên hoặc người thân.

2. Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật

Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng khá thấp. Các biến chứng như nhiễm trùng khớp, xảy ra ở dưới 2% bệnh nhân. Các biến chứng nghiêm trọng hơn, như đau tim hoặc đột quỵ rất hiếm khi xảy ra.

Mặc dù không phổ biến nhưng người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế những biến chứng do phẫu thuật thay khớp háng gây ra.

  • Phòng ngừa nhiễm trùng

Một nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng sau phẫu thuật thay khớp háng là do vi khuẩn xâm nhập vào máu qua nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng da.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao có thể phải dùng kháng sinh trước khi thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Ngoài ra, bạn nên chăm sóc vết thương sau phẫu thuật để hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương.

Ngoài nhiễm trùng vết thương, bạn có thể bị nhiễm trùng ngay trong khớp nhân tạo. Nhiễm trùng ở vị trí này không thể quan sát bằng mắt thường, do đó cần chú ý những biểu hiện ở vùng khớp này để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường.

  • Phòng ngừa trật khớp

Té ngã hay vận động mạnh trong vài tuần đầu sau phẫu thuật có thể làm hỏng hoặc trật khớp háng mới. Bạn cần hạn chế vận động trong thời gian sau phẫu thuật, nếu bắt buộc phải di chuyển hãy nhờ sự trợ giúp của y tá hoặc người thân để phòng tránh biến chứng này.

lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp háng
Tránh vận động mạnh sau phẫu thuật để phòng ngừa biến chứng trật khớp

Biến chứng trật khớp cũng có thể xuất hiện do xương khớp yếu hoặc một số yếu tố khách quan. Trong trường hợp trật khớp nhẹ bác sĩ có thể dùng nẹp để cố định khớp. Tuy nhiên, mức độ trật khớp nặng nề có thể khiến bạn phải thực hiện phẫu thuật lần thứ hai.

  • Phòng ngừa biến chứng cục máu đông

Máu đông có thể hình thành trong tĩnh mạch sau khi phẫu thuật. Cục máu đông có vỡ ra và gây nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể.

Để phòng ngừa biến chứng này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống đông máu trước hoặc sau khi phẫu thuật. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có tiền sử mắc phải tình trạng huyết khối để bác sĩ có thể kiểm soát biến chứng này.

  • Phòng ngừa các biến chứng khác

Các biến chứng khác do phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo như chấn thương thần kinh, mạch máu, gãy xương,… có thể không được phòng ngừa hoàn toàn. Khi thực hiện phẫu thuật, bạn phải chấp nhận những rủi ro có thể phát sinh.

Để kịp thời phát hiện và khắc phục những biến chứng này, bạn cần thực hiện đúng hướng dẫn từ bác sĩ và thăm khám theo chỉ định.

Khớp nhân tạo có tuổi thọ nhất định, nếu khớp đã phẫu thuật quá lâu, nguyên liệu của khớp nhân tạo có thể bị hư hại và gây nhiễm trùng máu. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tuổi thọ khớp và tiến hành thay khớp lần hai – nếu thực sự cần thiết.

lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp háng
Sau phẫu thuật cần vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động yêu cầu sức mạnh

Sau khi khớp lành hẳn và có thể vận động như bình thường, bạn vẫn nên hạn chế những hoạt động đòi hỏi sức mạnh. Khớp nhân tạo chỉ có thể cải thiện khả năng vận động của bạn, không thay thế hoàn toàn được khớp nguyên bản.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cách phòng ngừa các biến chứng sau khi phẫu thuật thay khớp háng.

THAM KHẢO THÊM:

bài tập vận động sau khi thay khớp háng

Nên áp dụng các bài tập vận động sau khi thay khớp háng

Sau khi thực hiện thay khớp háng, bạn nên áp dụng các bài tập để cải thiện và tăng cường...

yoag cho người đau khớp háng

Những bài tập yoga tốt cho người bị đau khớp háng

Bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn có thể thực hiện những động tác yoga cho người đau khớp...

Đau khớp háng khi mang thai

Đau khớp háng khi mang thai và những điều cần biết

Đau khớp háng là tình trạng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải trong thời gian thai kỳ. Bạn...

Đau khớp háng sau khi chơi thể thao và cách xử lý

Những người tập thể dục, vận động viên thường sẽ cảm thấy đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện....

Người bị viêm khớp háng nên kiêng ăn 8 loại thực phẩm này

Bên cạnh các biện pháp chuyên sâu, bệnh nhân đau khớp háng nên thiết lập chế độ ăn lành mạnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *