Lập chế độ ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm đại tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa gây nhiều ảnh hưởng khó chịu. Lập chế độ ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng là một trong những bước quan trọng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng như hỗ trợ cho việc điều trị thuận lợi hơn.

Chế độ ăn cho người viêm đại tràng

Viêm đại tràng (Ulcerative Colitis) là một bệnh tiêu hóa mạn tính thường khiến cho bệnh nhân gặp phải các cơn đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, giảm sút cân nặng và nhiều vấn đề khác. Theo khuyến cáo của Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (World Gastroenterology Organization), người bệnh viêm đại tràng cần chú ý lựa chọn một số loại thực phẩm như:

1. Thực phẩm ít chất béo

Các loại thực phẩm ít chất béo là nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, có lợi cho dạ dày, đại tràng. Sử dụng nhóm thực phẩm này giúp cho hệ tiêu hóa giảm bớt được áp lực. Nhìn chung, lượng chất béo nạp vào cơ thể khi bị viêm đại tràng là từ 15 gam mỗi ngày.

Có thể bổ sung một số loại thịt chứa ít chất béo, bao gồm: các loại thịt nạc, cá nạc, tôm cua, trứng,… Mỗi bữa chỉ nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn nhiều để dễ tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Không nên sử dụng các loại thịt mỡ nhiều chất béo để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Bổ sung nhiều rau xanh

Các loại rau xanh như rau ngót, rau muống, rau cải,… là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều nước cho cơ thể, các vitamin, một lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể. Đây cũng là nhóm thực phẩm dễ hấp thu, không gây ra tình trạng khó chịu cho đường tiêu hóa.

Có thể tham khảo một số loại rau có lợi cho đường tiêu hóa như rau mồng tơi, rau dền, bắp cải, các loại cây cải, giá hẹ, cải thảo,… Nên ưu tiên chế biến rau dưới dạng canh để dễ tiêu hóa hoặc dạng luộc. Hạn chế xào rau để tránh dầu mỡ. Đồng thời cần chú ý không ăn rau sống để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.

bổ sung rau xanh khi bị viêm đại tràng
Bổ sung nhiều rau xanh cho bệnh nhân viêm đại tràng

3. Bổ sung đủ nước

Nước là thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe, trong đó nước đặc biệt quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, nước cũng giúp thải độc cho các tế bào, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến tế bào. Thông thường, người bị viêm đại tràng cần từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Nên chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Người bị viêm đại tràng nếu thiếu nước có thể dẫn đến các vấn đề như táo bón, giảm hấp thụ dinh dưỡng. Bệnh nhân viêm đại tràng có thể bổ sung nước qua các loại thức uống, các món canh, các loại nước ép, các loại hoa quả mọng nước và một số món ăn khác cung cấp nhiều nước cho cơ thể.

bổ sung nước khi bị viêm đại tràng
Bổ sung đủ nước để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện tình trạng viêm đại tràng

Thực đơn tham khảo khuyến nghị cho người viêm đại tràng

Giờ ănNgày 1Ngày 2Ngày 3
7 giờCháo thịt băm:

– 300 ml nước.

– 20 gram thịt nạc băm.

Sữa chua 100 ml.

Phở thịt băm:

– 150 gram bánh phở.

– Thịt nạc vai băm 20 gram.

Sữa chua 100 ml.

Bánh mì ruốc (1 cái).

Sữa chua 100 ml.

11 giờCơm nát (150 gram).

Trứng kho thịt nhừ:

– 30 gram thịt.

– 30 gram trứng.

– 200 gram bí xanh.

– Nước luộc bí.

Cơm nát (150 gram).

Đậu phụ om thịt cà chua:

– 30 gram thịt.

– 50 gram đậu phụ.

– 50 gram cà chua.

– 200 gram su su.

Cơm nát (150 gram).

Cá quả hấp (60 gram).

Thịt nạc rim (30 gram).

Rau cải trắng (200 gram).

Dầu ăn (5 gram).

14 giờThanh long 200 gram.Dưa hấu 200 gram.Hồng ngọt 200 gram.
18 giờCơm nát (150 gram).

Thịt băm sốt cà (60 gram).

Rau cải xào (200 gram).

Canh rau.

Cơm nát (150 gram).

Thịt gà băm nhỏ rang (60 gram).

Rau bí đỏ xào (200 gram).

Dầu ăn (5 gram).

Cơm nát (150 gram).

Thịt rang băm nhỏ (30 gram).

Tôm biển rang băm nhỏ (40 gram).

Canh khoai tây (80 gram).

Cà rốt hầm nhừ (50 gram).

Kiêng cữ trong chế độ ăn uống

Ngoài chế độ dinh dưỡng cần bổ sung, bệnh nhân mắc viêm đại tràng cần chú ý một số kiêng cử như:

1. Kiêng thức ăn chiên, rán

Những loại thức ăn được chế biến bằng hình thức chiên, rán thường chứa rất nhiều chất béo, do đó nên hạn chế ăn khi bị viêm đại tràng vì có thể làm tăng thêm tình trạng khó tiêu, dễ dẫn đến các rối loạn không mong muốn ở đường tiêu hóa. Đặc biệt cần tránh tối đa các thực phẩm bản thân đã chứa nhiều chất béo, được chế biến bằng cách chiên, rán.

kiêng thực phẩm chiên rán
Kiêng các loại thức ăn chiên, rán khi bị viêm đại tràng

2. Kiêng một số thức uống

Các loại rượu, bia, thức uống có chứa cồn là một trong những loại thức uống có hại cho hệ tiêu hóa. Đây là nhóm thức uống dễ làm cho niêm mạc dạ dày, đại tràng bị thương tổn, dễ dẫn đến các vết viêm loét, xuất huyết,… Đồng thời, những loại thức uống chứa cồn cũng có thể làm cho viêm đại tràng trở nên nặng hơn.

Ngoài các thức uống có cồn, bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng cũng cần lưu ý tránh sử dụng các loại thức uống dễ gây đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng như nước ngọt có gas, các thức uống chứa quá nhiều đường,… Quá lạm dụng các thức uống ngọt cũng có thể khiến cho bệnh nhân bị tiêu chảy, làm nặng thêm tình trạng viêm đại tràng.

3. Tránh thức ăn sống

Các loại thức ăn sống như rau sống, các loại thịt sống, sushi,… cũng là những thực phẩm mà người bị viêm đại tràng nên kiêng ăn. Những loại thức ăn sống có thể chứa một số vi khuẩn, góp phần làm nặng thêm tình trạng viêm đại tràng của bệnh nhân. Tốt nhất, bệnh nhân viêm đại tràng nên thực hiện chế độ ăn chín uống sôi để đảm an toàn cho sức khỏe.

4. Kiêng thức ăn cứng

Các loại thức ăn cứng, thức ăn có hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt bắp và một số loại hạt khác. Những loại thức ăn này thường khiến cho dạ dày khó tiêu, mất nhiều thời gian xử lý, làm tăng áp lực dạ dày, khiến cho tình trạng viêm đại tràng trở nên khó phục hồi, thậm chí có thể tiến triển nặng nề hơn.

kiêng thực phẩm có hạt cứng
Kiêng các loại thực phẩm có hạt cứng khi bị viêm đại tràng

5. Hạn chế sữa

Sữa là thực phẩm không cần thiết phải kiêng hoàn toàn. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sữa vì có thể dẫn đến khó tiêu. Đồng thời, những người không tiêu thụ được thành phần lactose thì tốt nhất nên tránh sử dụng sữa bò để hạn chế rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn, chẩn đoán của bác sĩ điều trị.

Tin xem thêm

Hàng ngàn người đã thoát khỏi nỗi ám ảnh, phiền toái do bệnh đại tràng gây nên nhờ tìm được bài thuốc cổ phương "thần kỳ" của người dân tộc Tày. Giải pháp hiện đang được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.

Bệnh viêm đại tràng để lâu có dẫn đến ung thư không?

Viêm đại tràng là một dạng của chứng viêm đường ruột, khiến cho các lớp niêm mạc tại trực tràng...

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng và cách phòng ngừa

5 dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng – Phát hiện nhanh bệnh

Đau bụng, táo bón, đại tiện thể lỏng, chướng bụng, sút cân nhanh chóng… là các triệu chứng viêm đại...

Kết tràng là gì – Cấu tạo, chức năng & vấn đề thường gặp

Kết tràng là bộ phận trực thuộc đại tràng, ở vị trị dưới manh tràng và trên trực tràng. Bộ...

Các bài kiểm định chất lượng của Tiêu thực Phục tràng hoàn

Tiêu thực Phục tràng hoàn xuất sắc vượt qua 4 bài kiểm định chất lượng theo hướng dẫn của ICH

Hiệu quả, độ uy tín, nổi tiếng của bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn chữa bệnh đại tràng tại...

lá mơ lông chữa viêm đại tràng

Dùng lá mơ lông chữa viêm đại tràng – Lạ mà hay

Lá mơ lông có chứa nhiều thành phần với dược tính cao nên được cho là có thể hỗ trợ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.