Gợi ý thực đơn cho người viêm đại tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh chính là yếu tố quan trọng có thể giúp người bị viêm đại tràng giảm bớt được các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.

Thực đơn cho người viêm đại tràng
Người bị viêm đại tràng nên xây dựng thực đơn khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người mắc bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa gây nên rất nhiều triệu chứng khó chịu. Thông thường, những người bị viêm đại tràng phải kiêng khem nhiều loại thực phẩm để tốt hơn cho việc điều trị. Chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học.

Thực đơn cho người bị viêm đại tràng không chỉ phải đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng mà còn phải hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Để có một thực đơn khoa khoa học, người bị viêm đại tràng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm cứng, khó tiêu. Thay vào đó những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
  • Bạn có thể chọn sữa, bánh mì trắng, thịt trắng, cá, rau xanh, chất béo lành mạnh…
  • Cần tránh thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ cay nóng, thực phẩm lên men, thịt mỡ, rượu bia, thức uống có ga…
  • Thay vì ăn đủ một ngày 3 bữa, người bị viêm đại tràng nên chia nhỏ bữa ăn. Có thể giảm lượng ăn trong các bữa chính và sử dụng thêm nhiều bữa phụ.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa prebiotic hay men vi sinh để kích thích hệ tiêu hóa.
  • Nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước.
Thực đơn cho người bị viêm đại tràng
Thực đơn cho người viêm đại tràng tuyệt đối tránh những loại đồ ăn cay nóng

Ngoài ra, người bị viêm đại tràng nên chú ý đến việc phân bổ hàm lượng dinh dưỡng cho các bữa ăn trong ngày. Hãy đảm bảo rằng, mỗi ngày bạn tiêu thụ 1g/kg protein, không quá 15g chất béo, khoảng 30 – 35 Kcal/kg năng lượng. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các vitamin và muối khoáng từ một số loại trái cây phù hợp.

ĐỌC NGAY: Người bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

Gợi ý thực đơn tốt cho người bị viêm đại tràng

Thực đơn khoa học cho người bị viêm đại tràng là sự kết hợp đa dạng của các loại thực phẩm phù hợp. Thực đơn này vừa phải cân bằng dưỡng chất lại không gây cảm giác nhàm chán.

Nếu đang loay hoay không biết nên lên thực đơn như thế nào cho lành mạnh thì bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây:

Thực đơn ngày thứ nhất

Bữa sáng:

  • 1 bát cháo thịt bằm
  • Sữa chua không đường 150ml

Bữa trưa:

  • 2 bát cơm khoảng 120g
  • Thịt viên hấp khoảng 50g
  • 1 bát canh rau ngót thịt bằm
  • 1 quả chuối tây tráng miệng

Bữa tối:

  • 2 bát cơm khoảng 120g
  • 100g cá kho (chọn loại cá ít mỡ)
  • 100g rau muống luộc
  • 1 quả táo tráng miệng

Thực đơn ngày thứ hai

Bữa sáng:

  • Nửa ổ bánh mì + 15g chà bông
  • Sữa chua không đường 150ml

Bữa trưa:

  • 2 lưng bát cơm khoảng 120g
  • 100g thịt gà rang (nên chọn phần ức)
  • 100g bắp cải luộc
  • 1 quả hồng xiêm tráng miệng

Bữa tối:

  • 2 lưng bát cơm khoảng 120g
  • 50g thịt nạc rim
  • 100g su hào luộc
  • Nửa quả xoài ngọt tráng miệng
Thực đơn cho người viêm đại tràng
Cháo là một trong những món ăn phù hợp với người bị viêm đại tràng

Thực đơn ngày thứ ba

Bữa sáng: 

  • 1 bát súp thịt bò nấu khoai tây, cà rốt
  • Sữa chua không đường 150ml

Bữa trưa: 

  • 2 lưng bát cơm khoảng 120g
  • 100g cá rim nước mắm (chọn cá nạc)
  • 1 bát canh rau cải nấu tôm
  • Nửa quả lê Hàn Quốc tráng miệng

Bữa tối:

  • 2 lưng bát cơm khoảng 120g
  • 180g đậu phụ nhồi thịt hấp (đậu 150g, thịt nạc 30g)
  • 1 bát canh bí xanh nấu thịt băm
  • 1 quả lựu tráng miệng

Thực đơn ngày thứ tư

Bữa sáng:

  • 1 bát phở thịt băm
  • Sữa chua không đường 150ml

Bữa trưa:

  • 2 lưng bát cơm khoảng 120g
  • 130g đậu phụ om thịt cà chua
  • 100g su su luộc
  • 100g dưa hấu tráng miệng

Bữa tối:

  • 2 lưng bát cơm khoảng 120g
  • 60g thịt gà rang băm nhỏ (chọn phần ức)
  • 150g bông bí xào
  • 1 trái hồng ngọt tráng miệng

* Lưu ý: Để tốt hơn cho hệ tiêu hóa, khi chế biến các món ăn, bạn nên nấu chín nhừ hơn so với bình thường. Tránh việc sử dụng quá nhiều dầu mỡ hay các loại gia vị, nhất là muối và đường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại trái cây hay sữa cho bữa ăn phụ để thực đơn thêm đa dạng.

Bài viết đã gợi ý một số thực đơn cho người bị viêm đại tràng để tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh. Những thực đơn này chỉ mang tính tham khảo, bạn hoàn toàn có thể xây dựng thực đơn phù hợp với mình dựa trên nguyên tắc chúng tôi gợi ý. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có được thực đơn đa dạng và phù hợp với tình trạng bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bệnh học viêm đại tràng sigma: dấu hiệu nhận biết và hướng xử lý

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm đại tràng sigma là những cơn đau quặn bụng hoặc đau âm ĩ...

sau khi nội soi đại tràng

Cảm giác sau khi nội soi đại tràng & cách chăm sóc đúng, an toàn

Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều triệu chứng bất thường gây cảm...

10+ thuốc trị viêm đại tràng tốt nhất – Giảm đau nhanh

Thuốc điều trị viêm đại tràng là một trong những lựa chọn đầu tiên được bệnh nhân ưu tiên sử...

Bệnh nhân chia sẻ hành trình khỏi bệnh cùng VTV2

Tôi đã điều trị viêm loét đại tràng thành công nhờ bài thuốc Đông y của Trung tâm Thuốc dân tộc

Ít người bệnh biết rằng, viêm loét đại tràng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng đặc biệt là ung...

10+ thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt tốt nhất – Uống là khỏi

Việc lựa chọn được loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt phù hợp chính là yếu tố quan...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *