Viêm xoang mãn tính là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm xoang mãn tính là căn bệnh được chẩn đoán khi có hiện tượng phù nề, nhiễm trùng trong xoang kéo dài quá 8 tuần khiến cho người bệnh bị nghẹt mũi và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị nặng.

Bệnh viêm xoang mãn tính là gì?

Bệnh viêm xoang mãn tính là hiện tượng phù nề, nhiễm trùng gây tổn thương cho lớp lót bên trong các xoang cạnh mũi. Các triệu chứng bệnh thường kéo dài trên 8 tuần và hay tái phát.

"Bệnh

Viêm xoang mãn tính được xem là hệ quả của việc không điều trị đúng cách và triệt để bệnh ở giai đoạn cấp tính. Lúc này, các đợt viêm xoang cấp tính tái đi tái lại nhiều đợt trong năm gây ra tổn thương viêm mãn tính trong xoang. Ở xoang bị viêm, dịch nhầy được sản xuất ra nhiều nhưng quá trình dẫn lưu ở lông chuyển gặp trục trặc dẫn đến tình trạng ứ đọng chất nhầy trong xoang.

Chính vì vậy mà bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính thường xuyên phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi, đau nặng vùng mặt có xoang bị viêm, nhức đầu, sổ mũi cùng nhiều triệu chứng bất thường khác.

Ở giai đoạn mãn tính, bệnh kéo dài trong nhiều năm và rất khó trị khỏi hoàn toàn. Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng được chỉ định cho các trường hợp bị nặng. Tuy nhiên, sau mổ viêm xoang, nếu các yếu tố nguy cơ không được loại bỏ thì bệnh vẫn có thể tái phát trở lại.

Nguyên nhân

Bệnh viêm xoang mãn tính phát triển sau khi giai đoạn cấp của bệnh tái phát nhiều lần và kéo dài. Nguyên nhân là do điều trị bệnh chậm trễ hoặc không đúng cách. Sự khởi phát của bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố như:

  • Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm xoang mãn tính. Vi khuẩn, virus có thể tấn công vào trong các hốc xoang thông qua đường mũi hoặc đường miệng và khiến cho lớp lót trong xoang bị nhiễm trùng.
  • Điều kiện thời tiết: Thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh, độ ẩm không khí thấp, trời lạnh là những thời điểm lý tưởng để các triệu chứng của bệnh viêm xoang mãn tính bùng phát.
  • Chấn thương trên mặt: Một số chấn thương xảy ra ở vùng mũi xoang có thể gây tổn thương cho lớp niêm mạc trong xoang hoặc cản trở đến quá trình dẫn lưu chất nhầy trong xoang, từ đó dẫn đến viêm xoang mãn tính.
  • Khối u trong mũi: Sự xuất hiện của một khối u hay polyp trong mũi xoang có thể khiến dịch nhầy trong xoang bị tích tụ và không thể thoát ra ngoài, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng xoang mãn tính.
  • Do ảnh hưởng của các vấn đề khác ở đường hô hấp: Tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan khác trong đường hô hấp như viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có thể lây lan đến xoang và khiến xoang bị viêm nhiễm.
  • Lệch, vẹo vách ngăn mũi: Khi vách ngăn mũi bị lệch, hoạt động dẫn lưu chất nhầy trong xoang ra ngoài gặp khó khăn khiến cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng xoang cấp hoặc mãn tính.
  • Môi trường sống: Không khí nơi ở và làm việc bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khí thải hay hóa chất khiến cho xoang bị kích ứng, tổn thương. Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến bệnh viêm xoang mãn tính.
  • Hút thuốc lá: Những người nghiện hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ bị viêm xoang mãn tính cao hơn so với người khác.
  • Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể không chống đỡ tốt khi bị vi khuẩn, virus tấn công. Tình trạng này khiến cho viêm xoang dễ dàng tái phát trở lại và tiến triển thành mãn tính.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng xoang và cách điều trị

Triệu chứng

Ở giai đoạn mãn tính, bệnh viêm xoang có nhiều dấu hiệu rõ ràng và nghiêm trọng hơn so với giai đoạn cấp. Người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Nghẹt mũi thường xuyên
  • Khó thở
  • Sổ mũi. Dịch nhầy đặc, màu vàng có mủ hoặc màu xanh cho thấy xoang đang bị nhiễm trùng nặng
  • Sốt hoặc không sốt
  • Đau nhức nặng ở hốc mũi, hai bên má
  • Đau đầu
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Hàm trên hoặc hàm dưới có thể đau nhức
  • Dịch nhầy trong xoang chảy xuống cổ họng gây kích ứng niêm mạc họng, ho, sưng đau họng
  • Buồn nôn
  • Hơi thở có mùi hôi
triệu chứng viêm xoang mãn tính
Bệnh viêm xoang mãn tính thường gây đau đầu và nhiều triệu chứng khó chịu khác

Bệnh viêm xoang mãn tính có nguy hiểm không?

Bệnh viêm xoang mãn tính có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tình trạng nghẹt mũi, đau đầu diễn ra với tần suất thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, năng suất lao động cũng như tâm lý của người bệnh.

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng trong xoang nếu không được kiểm soát tốt có thể lây lan đến các cơ quan lân cận và gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe như:

  • Các vấn đề ở mắt: Viêm hốc mắt, áp xe túi lệ, viêm mí mắt, suy giảm thị lực
  • Biến chứng ở đường hô hấp: Viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm phế quản
  • Tác hại cho tai: Viêm tai giữa, suy giảm thính lực, thủng màng nhĩ, điếc
  • Biến chứng ở não: Đau đầu mãn tính, áp xe não, viêm màng não, tăng áp lực sọ.

Viêm xoang mãn tính có chữa được không?

Bệnh viêm xoang mãn tính rất khó chữa khỏi dứt điểm. Các phương pháp điều trị bệnh nội khoa chủ yếu được thực hiện nhằm mục đích làm giảm triệu chứng và khắc phục tình trạng nhiễm trùng trong xoang. Trường hợp, bắt buộc người bệnh cần làm phẫu thuật để sửa chữa tổn thương trong xoang và khắc phục các nguyên nhân gây bệnh, khôi phục khả năng dẫn lưu xoang.

Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn không phải là một phương pháp tối ưu. Bệnh vẫn có thể tái phát trở lại trong tương lai, nhất là khi bạn sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm hoặc các nguyên nhân có liên quan đến sức khỏe chưa được điều trị triệt để.

Chẩn đoán viêm xoang mãn tính

Các kỹ thuật được áp dụng để chẩn đoán viêm xoang mãn tính bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: Khai thác tiền sử bệnh, môi trường sống, nghề nghiệp, cùng các triệu chứng nghi ngờ để có chẩn đoán sơ bộ về bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
  • Nội soi mũi: Phương pháp này được thực hiện để xác định xoang bị viêm và tình trạng tổn thương, nhiễm trùng trong xoang. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt được bệnh viêm xoang mãn tính với các vấn đề khác như lệch vách ngăn mũi, viêm mũi, polyp mũi xoang hay viêm VA
  • Xét nghiệm dịch mũi: Cho phép phát hiện ra sự hiện diện của vi khuẩn, virus hay nấm gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu trong máu tăng chứng tỏ có nhiễm khuẩn.

Tham khảo thêm: Bật Mí Bài Thuốc Trị Viêm Xoang Sàng Bằng Củ Gừng Tươi

Cách điều trị viêm xoang mãn tính

Bệnh viêm xoang mãn tính được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Cụ thể như sau:

1. Cách chữa viêm xoang mãn tính bằng nội khoa

Đây là phương pháp điều trị bảo tồn. Bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc điều trị kết hợp với một số cách khác như xông mũi, châm cứu,…

Thuốc trị viêm xoang mãn tính:

Thuốc kháng sinh được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm xoang mãn tính. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và khắc phục tình trạng nhiễm trùng trong xoang. Phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài trong 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn.

Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn, đồng thời giảm nguy cơ bị kháng kháng sinh.

thuốc điều trị viêm xoang mãn tính
Để điều trị viêm xoang mãn tính, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác

Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được chỉ định để điều trị triệu chứng viêm xoang mãn tính. Bao gồm:

  • Thuốc chứa steroid: Loại thuốc này được bào chế dưới dạng xịt hay nhỏ mũi. Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh, cải thiện tình trạng tắc nghẽn trong xoang. Mặc dù vậy, bệnh nhân được khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc steroid trong thời gian dài do những lo ngại về tác dụng phụ của thuốc với sức khỏe.
  • Thuốc kháng nấm: Mặc dù hiếm gặp nhưng một số ít trường hợp có thể bị viêm xoang mãn tính do nấm. Nếu tìm thấy sự xuất hiện của nấm trong dịch mũi thì người bệnh sẽ được chỉ định thuốc kháng nấm.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Được chỉ định phổ biến là Ibuprofen hay Paracetamol. Nhóm thuốc này được kê đơn cho các trường hợp bị đau đầu, đau nhức mũi nhiều hoặc sốt trên 38 độ.
  • Thuốc kháng histamin: Dùng cho các trường bị viêm xoang mũi mãn tính do dị ứng. Thuốc giúp ức chế phản ứng dị ứng, giảm hiện tượng viêm nhiễm phù nề trong xoang, đồng thời cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Thuốc xông mũi: Một số loại thuốc được sử dụng theo đường xông có tác dụng kháng viêm tại chỗ, làm loãng dịch nhầy và giảm nghẹt mũi cho người bệnh.
  • Nước muối sinh lý: Dùng xịt rửa mũi hàng ngày để sát trùng, làm loãng chất nhầy, giúp đường thở thông thoáng hơn.

Châm cứu chữa viêm xoang mãn tính:

Phương pháp châm cứu được y học cổ truyền áp dụng rộng rãi trong điều trị viêm xoang mãn tính. Thông qua việc tác động trực tiếp lên các xoang bằng kim nhọn, châm cứu có tác dụng đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu đến chữa lành tổn thương trong xoang, giảm nghẹt mũi, đau đầu và các triệu chứng khác của bệnh viêm xoang mãn tính.

Nếu có ý định châm cứu, bệnh nhân có thể tìm đến các phòng khám y học cổ truyền hoặc bệnh viện chuyên môn. Tránh tự ý áp dụng tại nhà bởi việc châm cứu không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.

2. Điều trị bệnh viêm xoang mãn tính bằng ngoại khoa

Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn cho bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nội khoa không hiệu quả
  • Bệnh tái phát nhiều lần trong năm gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh
  • Viêm xoang mãn tính gây biến chứng
  • Có bất thường trong cấu trúc mũi cần phải làm phẫu thuật để sửa chữa, chẳng hạn như lệch vách ngăn, polyp mũi
phẫu thuật điều trị viêm xoang mũi mãn tính
Phẫu thuật chỉ được áp dụng cho bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính nặng

Phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích phục hồi khả năng dẫn lưu trong xoang, loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều chỉnh vách ngăn hay cắt bỏ khối u trong mũi. Hiện nay có nhiều phương pháp mổ viêm xoang mãn tính, trong đó kỹ thuật nội soi chức năng (FESS) hay phương pháp mổ tạo bong bóng catheter được áp dụng khá phổ biến.

Chúng được đánh giá là khá an toàn, ít gây chảy máu và có thời gian phục hồi nhanh. Tuy nhiên, sau phẫu thuật bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng và tái phát bệnh sau phẫu thuật.

Tham khảo thêm: 10 cách chữa viêm xoang bằng thuốc Nam, cây cỏ quanh nhà

3. Mẹo hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang mãn tính tại nhà

Một số mẹo tự nhiên có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng và đẩy nhanh hiệu quả của thuốc điều trị viêm xoang mãn tính. Trước khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được một phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa viêm xoang mãn tính tại nhà đang được nhiều bệnh nhân áp dụng:

  • Chườm khăn ấm: Hơi ấm từ khăn có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm nghẹt mũi, xoa dịu cơn đau nhức ở mặt, hốc mắt hay vùng đầu do bệnh viêm xoang mãn tính gây ra. Để thực hiện, bạn hãy lấy 1 cái khăn sạch nhúng với nước có nhiệt độ khoảng 50 độ C. Vắt cho khăn bớt nước, gấp gọn lại rồi chườm lên vùng mũi cho đến khi khăn hết nóng. Tiếp tục nhúng khăn vào nước và chườm thêm trong khoảng 10 phút. Lặp lại theo cách tương tự 2 lần mỗi ngày để giảm cảm giác khó chịu. Cuối cùng, nhẹ nhàng xì từng bên mũi để loại bỏ hết dịch tồn đọng trong xoang ra ngoài.
  • Xông mũi bằng lá bạc hà: Giàu chất kháng viêm, khử khuẩn tự nhiên, lá bạc hà được tìm dùng trong điều trị viêm xoang cấp và mãn tính. Thảo dược này được sử dụng dưới hình thức xông mũi. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá bạc hà tươi đem rửa sạch, vò nát rồi nấu với 0,5 lít nước. Trùm kín vùng đầu xông mũi với nước vừa nấu trong 15 phút. Thực hiện bài thuốc xông hơi chữa viêm xoang từ lá bạc hà 3 lần mỗi tuần để các triệu chứng bệnh nhanh khỏi.
  • Gừng chữa viêm xoang mãn tính: Củ gừng chứa các thành phần quan trọng là t Gingerol và Zingerone. Chúng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi và kích thích lưu thông máu đến chữa lành tổn thương ở lớp lót trong xoang. Mỗi ngày, người bị viêm xoang mãn tính nên uống 2 – 3 tách trà gừng. Ngoài ra, có thể nấu nước gừng xông mũi hoặc ngâm chân mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng trong xoang, giúp đường thở thông thoáng.
  • Hoa cứt lợn chữa viêm xoang mãn tính: Trong hoa cứt lợn có chứa saponin, alkaloid hay phenol. Những chất này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng viêm và chữa lành tổn thương ở niêm mạc mũi. Bạn có thể hái vài bông hoa cứt lợn tươi rửa với nước muối rồi giã nát, lấy nước nhỏ vào từng bên mũi, mỗi bên 1 – 2 giọt, chờ vài phút rồi xì ra. Kết hợp nấu lá và hoa để xông mũi nhằm đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
cách chữa viêm xoang mãn tính bằng hoa cứt lợn
Hoa cứt lợn được sử dụng làm thuốc nhỏ mũi chữa viêm xoang mãn tính

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Để giảm tần suất tái phát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bị viêm xoang mãn tính cần duy trì một lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể như sau:

  • Tránh đến các khu vực có nhiều bụi bẩn hay các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất… Nếu bắt buộc, hãy đeo khẩu trang để bảo vệ cho xoang mũi.
  • Khi thời tiết trở lạnh, người bệnh cần mặc đủ ấm, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh khiến các triệu chứng viêm xoang mãn tính bùng phát trở lại.
  • Súc họng kết hợp xịt mũi thường xuyên với nước muối sinh lý để sát trùng đường hô hấp trên, giảm nghẹt mũi, ngăn ngừa viêm họng.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong những ngày bị bệnh để sức khỏe nhanh phục hồi.
  • Tránh tiếp xúc với các bệnh nhân đang bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là các đối tượng bị cảm cúm, cảm lạnh.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, cà chua, rau xanh) để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trong khi đó, các thực phẩm như gừng, nghệ, tỏi hay cá béo chính là những phương thuốc kháng viêm, giảm đau tự nhiên cho người bị viêm xoang mãn tính.
  • Uống nhiều nước ấm để làm loãng chất nhầy, giảm nghẹt mũi, giúp xoang dẫn lưu tốt hơn.
  • Tắm bằng nước ấm. Không tắm hay uống nước lạnh khiến các triệu chứng viêm xoang mãn tính nghiêm trọng hơn.
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể có khả năng tự phòng vệ khi bị virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công.

Có thể bạn quan tâm

Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng

Thuốc xịt mũi trị viêm xoang là những loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm tại chỗ, giúp...

Chữa viêm xoang bằng lá cà độc dược có an toàn không?

Lá cà độc dược chữa viêm xoang liệu có an toàn?

Chữa viêm xoang bằng lá cà độc dược là cách điều trị được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên,...

9 mẹo chữa viêm xoang bằng phương pháp dân gian

Chứng nghẹt mũi, nhức đầu, nhức xoang, mất khứu giác... sẽ nhanh chóng được cải thiện nhờ vào 9 mẹo...

Tìm hiểu chứng đau đầu do xoang và cách điều trị

Đau đầu xoang thường do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang, nó kéo dài nhiều ngày và có thể nghiêm...

Dùng cá ngựa trị viêm xoang có được không? Chuyên gia tư vấn

Viêm xoang là bệnh có xu hướng mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức xoang mũi, nhức đầu,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *