Cách chữa viêm xoang mũi bằng cây giao (Có thể bạn chưa biết)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Theo Đông y, cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi độc, có khả năng khử phong, tiêu, viêm, giải độc, sát trùng. Vì thế, dân gian hay dùng cây giao để chữa bệnh viêm xoang. Theo nhiều nguồn, có 90% người bị viêm xoang mũi có thể cải thiện được triệu chứng đau nhức xoang, chảy nước mũi, sổ mũi… nhờ vào phương pháp đơn giản mà rẻ tiền này.

I. Tại sao cây giao có thể chữa được bệnh viêm xoang?

Cây giao (tên khoa học là  Euphorbia tirucalli, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae) còn được biết đến với những tên gọi thông dụng khác như: cây xương cá, cây san hô xanh, cây càng tôm, cây quỳnh cành giao, cây càng cua, cây nọc rắn…

Cây giao cao từ 1 – 1.5 m, không gai, có nhiều nhánh nhỏ gắn kết xen kẽ nhau, có hình thù giống xương cá nên được gọi là cây xương cá. Thân cây màu xanh, bên trong có chứa nhiều mủ trắng.  Đây là loại thực vật thường mọc hoang ở nhiều nơi, chủ yếu ở thông quê, thường được dùng làm cảnh. Tuy nhiên, ít ai biết từ thế kỉ XVIII, cây giao được dùng để chữa một số bệnh.

Theo Đông y, cây giao có vị chua, tính mát. Phần nhựa của cây giao mặc dù có tính sát trùng mạnh nhưng hơi độc cho nên người ta chỉ dùng để bôi ngoài da chứ không dùng để uống. Ngoài ra, cây giao còn có khả năng tiêu phong, giải ngứa, thúc sữa, giải độc. Với những đặc tính trên, người Indonexia dùng để trị bệnh ngoài da, người Ấn Độ dùng để trị mụn cóc, người Thái Lan và Việt Nam dùng để trị một số bệnh tai mũi họng như viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

II. Hướng dẫn cách dùng cây giao trị viêm xoang

Cách dùng cây giao điều trị bệnh viêm xoang không phức tạp nhưng vì mủ của chúng có độc nên bạn cần đặc biệt thận trọng trong các thao tác. Tham khảo hướng dẫn cách dùng cây giao chữa viêm xoang sau đây:

Chuẩn bị:

  • Ấm nhôm hoặc ấm sành (không tái dùng ấm này nấu nước uống để tránh chất độc còn sót lại).
  • Một miếng lịch treo tường quấn xéo thành hình ống dài khoảng 50 cm (Chý ý độ dài, không quấn ngắn vì có thể gây bỏng nhưng cũng không quấn dài hơn vì hơi nóng sẽ không đủ mạnh).
  • 10 – 20 đốt cây giao.

Cách thực hiện:

  • Cành giao đem rửa sạch, cắt thành những khúc ngắn, nhỏ bằng nửa ngón tay. Nên cắt trực tiếp trên miệng ấm để cho mủ nhỏ thẳng trực tiếp vào trong.
  • Cho ấm lên bếp, đổ nước và cành giao vào trong, đun với lửa lớn, để sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Cho đầu lớn của miếng lịch (bìa cứng) ghé sát miệng ấm, đầu còn lại ghé sát mũi, hít luồng hơi nóng bốc lên, tiến hành xông hơi trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Bạn có thể tái sử dụng lượng nước trong ấm trên 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối. Khi cần dùng lại, chỉ cần hâm nóng và thả thêm một ít nhánh cây giao và nước là được.

III. Một số lưu ý khi dùng cây giao trị viêm xoang

Để cách chữa viêm xoang mũi bằng cây giao phát huy tối đa tác dụng, bạn nên chú ý một số điều sau:

Lưu ý trong thao tác thực hiện:

  • Mủ của cây giao mặc dù có tính sát khuẩn mạnh nhưng lại có độc, vì thế cần đặc biệt thận trọng khi hái, cắt, xông hơi. Trong trường hợp mủ bắn vào mắt hay da, nên nhanh chóng rửa sạch với nước.
  • Nên xông hơi ngay khi hơi nước bốc lên vì lúc này chất mủ còn đậm đặc để mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Hơi xông rất nóng, do đó bạn có thể hít một lát cho đến khi nóng quá thì quay mặt ra bên ngoài để thư giãn, sau đó tiếp tục xông hơi.
  • Thông thường, sau 3 – 4 lần xông, các triệu chứng của bệnh viêm xoang như đau nhức đầu, ngạt mũi, chảy mủ sẽ được cải thiện nhanh chóng.
  • Không dùng cách trị viêm xoang bằng cây giao cho đối tượng phụ nữ đang mang thai.

Tương tự như nhiều biện pháp trị bệnh dân gian khác, cách chữa viêm xoang mũi bằng cây giao có thể cải thiện triệu chứng nhưng không thể trị bệnh triệt để. Người bệnh không nên lạm dụng quá. Tốt nhất khi không có hiệu quả hãy tham khảo ý kiến BS chuyên khoa để chuyển sang dùng thuốc đặc trị.

THAM KHẢO NGAY: Bài thuốc chữa viêm xoang hàng ngàn người tin dùng, chuyên gia đánh giá cao

Một số lưu ý khác:

  • Người bị viêm xoang cần chú ý đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, nhiều chất độc hại vì điều này có thể khiến cho các xoang càng bị viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng mũi, họng vào thời điểm trở trời, đông giá. Hạn chế tắm vào thời điểm sáng sớm hoặc đêm khuya.
  • Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước ấm.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, uống đủ nước (nên uống nhiều nước ép trái cây), luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật.

Trên đây là một số thông tin về tổng quan và cách dùng cây giao trong việc điều trị bệnh viêm xoang. Vì cây giao có độc tố nên bạn cần đặc biệt thận trọng trong các khâu thực hiện (hái, cắt, xông), tránh để dây vào mắt. Thực hiện kiên trì, đều đặn, các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

NẾU CẦN TƯ VẤN THÊM VỀ BỆNH, PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT, NGƯỜI BỆNH HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI BS CHUYÊN KHOA!

TIN LIÊN QUAN:

Cách dùng lá trầu không chữa viêm xoang HIỆU QUẢ, NHANH GỌN

Dùng lá trầu không chữa viêm xoang có mang lại hiệu quả điều trị như lời đồn? Người bệnh cần...

Viêm xoang có lây nhiễm không? Cách phòng ngừa như thế nào?

Bệnh viêm xoang có di truyền không, làm sao ngừa?

Bệnh viêm xoang có di truyền không là vấn đề có không ít người băn khoăn.Giải đáp được vấn đề...

Dầu dừa được dùng để chữa viêm xoang hiệu quả

Mẹo chữa viêm xoang bằng dầu dừa một cách tự nhiên

Chữa viêm xoang bằng dầu dừa là một phương pháp tự nhiên mang lại hiệu quả điều trị cao cho...

Tìm hiểu chứng đau đầu do xoang và cách điều trị

Đau đầu xoang thường do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang, nó kéo dài nhiều ngày và có thể nghiêm...

Bỏ túi cách chữa viêm xoang bằng lá bỏng NHANH GỌN, TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Mặc dù không phổ biến nhưng cách chữa viêm xoang bằng lá bỏng cũng được đánh giá tích cực trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.