Chữa viêm xoang bằng tỏi theo những cách của người xưa [TỔNG HỢP]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm xoang không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn mang lại cảm giác khó chịu mãn tính cho người bệnh. Một trong những cách khắc phục tình trạng này là sử dụng tỏi, nhưng chữa viêm xoang bằng tỏi như thế nào thì bài viết sau đây sẽ hướng dẫn giúp bạn. 

Bệnh lý về khoang mũi này được phân thành cấp tính và mãn tính, ảnh hưởng đến 1/2 dân số Việt Nam. Cụ thể, viêm xoang cấp thường xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm siêu vi đường mũi hoặc bị viêm mũi dị ứng. Nếu như viêm xoang cấp không được điều trị và kéo dài quá 3 tuần thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.

I. Vì sao tỏi có thể chữa được bệnh viêm xoang?

Tỏi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn được biết đến là một loại dược liệu quý có tác dụng kháng viêm. Trong tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin và liallyl sulfide và ajoene. Đây là các hoạt chất có khả năng ngăn ngừa, phòng và chữa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm.

Tỏi đập dập có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn có thể trị viêm xoang.
Tỏi đập dập có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn có thể trị viêm xoang.

Trong đó, allicin không phải là một chất sẵn có trong tỏi mà nó được sinh ra thông qua quá trình tác động của aliin, cùng với chất xúc tác anilaza được tạo thành khi chúng ta thực hiện động tác đập hay cắt tỏi. Cũng chính vì vậy mà việc đập dập tỏi càng mạnh và càng nát thì hoạt tính allicin sẽ được tạo ra càng cao.

Vì vậy, các bác sĩ sẽ thường khuyên người bệnh ăn tỏi sống thay vì nấu chín chúng lên. Đây sẽ là một chất kháng sinh tự nhiên rất tốt, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng nước tỏi sống dù có pha trên 100.000 lần thì cũng vẫn có khả năng ức chế nhiều chủng virus, vi khuẩn.

Liallyl sulfide cũng là một loại kháng sinh được tạo ra từ quá trình thái và đập dập củ tỏi. Tuy khả năng kháng sinh không mạnh bằng allicin nhưng hoạt chất này lại có ưu điểm là có thể giữ nguyên sau khi nấu, nó không dễ bay hơi và mất đi. Lưu ý, khả năng kháng khuẩn của tỏi sẽ không thể phát huy nếu bạn đem cả củ tỏi và nấu lên.

Ngoài tác dụng tới tim mạch, tỏi còn có thể ngăn chặn và làm chậm quá trình hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt là các loại ung thư có liên quan đến hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide.

Chính nhờ các hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn, làm giảm các triệu chứng viêm, làm sạch nhiễm trùng v.v…của tỏi mà loại củ này đã được nhiều người sử dụng để điều trị viêm xoang.

II. Hướng dẫn bạn cách trị viêm xoang từ tỏi

Để những củ tỏi có thể trở thành bài thuốc điều trị bệnh viêm xoang, người bệnh có thể theo dõi những gợi ý sau đây. Thực hiện đúng và sử dụng đủ liều sẽ có thể giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng, mà không để lại bất cứ tác dụng phụ không mong muốn nào.

1. Ăn tỏi sống giúp giảm các triệu chứng bệnh viêm xoang

Đây là cách đơn giản nhất và ít tốn thời gian nhất, bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Cụ thể, người bệnh chỉ cần ăn sống 2-3 tép tỏi nhỏ mỗi ngày. Nếu cảm thấy khó ăn, bệnh nhân có thể ăn tỏi với cơm hoặc các loại thực phẩm khác và lưu ý phải nhai cho đến khi tỏi nát ra rồi mới nuốt.

Xem thêm: 9 mẹo chữa viêm xoang bằng phương pháp dân gian

Ăn sống tỏi cũng là cách hay để chữa viêm xoang
Ăn sống tỏi cũng là cách hay để chữa viêm xoang

Nhiều người không thể chịu được vị cay nồng của tỏi sống, hãy khắc phục điều đó bằng cách chần sơ tỏi trong nước ấm để giảm bớt vị cay và sau đó ăn khi tỏi còn ấm.

2. Sử dụng nước cốt tỏi để trị viêm xoang

Người bị viêm xoang có thể kết hợp ăn tỏi sống và nhỏ mũi bằng nước cốt tỏi theo hướng dẫn sau đây:

  • Bóc vỏ tỏi tươi, rửa sạch và cẩn thận giã tỏi cho đến khi nát (có thể sử dụng dụng cụ ép tỏi) để lất nước cốt.
  • Pha nước cốt tỏi vừa thu được với một lượng nước tương đương và cho vào lọ thuốc nhỏ mũi.
  • Hàng ngày, người bệnh chỉ cần nhỏ mũi bằng loại nước này từ 2-3 lần, mỗi lần nhỏ 2-3 giọt.

Nước tỏi khi nhỏ mũi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy rát, nóng, cay buốt và khó chịu nên rất cần sự cố gắng và kiên trì để có thể duy trì phương pháp này.

3. Chữa viêm xoang với tỏi ngâm rượu

Rượu tỏi không chỉ tốt cho sức khỏe, có thể bảo quản lâu mà còn giảm được các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Để thực hiện bài thuốc này, người bệnh làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Rửa sạch tỏi, lột vỏ (không cắt lát) và đập dập nhẹ nhàng.
  • Bước 2: Chuẩn bị bình thủy tinh sạch, có nút đậy. Đổ rượu trắng nồng độ cồn dưới 45 vào hơn 2/3 bình.
  • Bước 3: Cho tất cả tỏi vào trong bình rượu và đậy kín lại. Ngâm cho đến khi rượu trong bình và tỏi chuyển sang màu vàng nghệ.
  • Bước 4: Rượu tỏi cần dùng 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Người bệnh cần kiên trì uống rượu tỏi trong 1-2 tuần và đến bệnh viện kiểm tra lại tình trạng viêm xoang.

4. Nước ép tỏi và mật ong trị viêm xoang

Tỏi và mật ong có thể xem là một sự kết hợp tuyệt vời đối với sức khỏe tổng thể và trong việc điều trị bệnh viêm xoang. Nguyên nhân là cả 2 thành phần này đều có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất cao, đồng thời làm lành vết thương nhanh chóng.

chữa viêm xoang bằng tỏi và mật ong
Nước ép tỏi pha với mật ong có thể giảm triệu chứng của viêm xoang.

Cách làm cũng không lấy đi của bạn quá nhiều thời gian, tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là vài tép tỏi và mật ong nguyên chất. Sau khi làm sạch, bạn giã tỏi và pha với mật ong theo tỷ lệ 1:2, dùng tăm bông y tế thấm nước muối sinh lý rồi thấm tiếp dung dịch mật ong – tỏi vào trong hốc mũi.

Cảm giác ban đầu khi dung dịch này thấm vào hốc mũi là đau rát và ngứa ngáy, nhưng sau 2-3 lần thực hiện thì người bệnh sẽ cảm thấy khá hơn.

III. Một số lưu ý khi chữa viêm xoang bằng tỏi

Dưới đây là những lưu ý giúp người bị viêm xoang có thể thu được kết quả tốt nhất từ việc điều trị bằng tỏi.

Cách chọn những củ tỏi ngon:

  • Bạn nên chọn những củ tỏi loại không quá to, nhìn có vẻ rắn chắc, vỏ có màu tím xen trắng và khi dùng tay bóp thì tỏi không bị ộp hay có sâu mọt.
  • Các nhánh tỏi đầy đặn, to tròn, không có tình trạng nhăn, khô, có màu vàng hoặc có lớp phấn trắng.
  • Vỏ bên ngoài của tỏi phải nguyên vẹn, không có sự xay xát hoặc mốc đen.

Hướng dẫn bảo quản tỏi:

  • Có thể dùng túi lưới (hoặc những túi giấy có màu nâu) để đựng tỏi. Nguyên nhân là vì màu tối sẽ giúp tỏi có thể được giữ tươi trong thời gian lâu hơn.
  • Sau khi chọn được đồ dùng để đựng tỏi, bạn nên để tỏi vào một góc khô và thoáng mát ở trong bếp. Những khu vực tối nhưng thoáng khí sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự bảo quản tỏi.
  • Tránh để tỏi ở nơi ẩm thấp vì sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công, từ đó tỏi nhanh vàng hơn và bị mối mọt. Bạn cũng không nên bỏ tỏi vào tủ lạnh để bảo quản, điều đó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt chất có trong tỏi.
  • Nên thường xuyên kiểm tra tỏi, nếu thấy có củ nào có dấu hiệu bị úng, sâu ăn hoặc vàng thì phải loại bỏ ngay để tránh lây lan sang các củ lân cận.
Tỏi cần được bảo quản đúng cách để phát huy tốt công dụng
Tỏi cần được bảo quản đúng cách để phát huy tốt công dụng

 Một số lưu ý khác:

  • Người bị viêm xoang cần đeo khẩu trang thường xuyên hơn để có thể tránh được sự xâm nhập của bụi bẩn, không khí ô nhiễm từ môi trường vào khoang mũi.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, không khí lạnh sẽ khiến cho dịch nhầy trong mũi khô lại và điều này không tốt cho bệnh nhân viêm xoang.
  • Nên vệ sinh mũi thường xuyên với nước muối sinh lý (NaCl 0.9%).
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống nhiều nước, nghỉ ngơi và tập thể dục điều độ để có thể tăng sức đề kháng của cơ thể.

Chữa viêm xoang bằng tỏi là một trong những phương pháp chữa bệnh dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, vì vậy bạn cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi áp dụng. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên về điều trị y khoa, mọi thắc mắc bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được giải đáp chi tiết hơn.

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng xoang và cách điều trị

Nhiễm trùng xoang là tình trạng xoang mũi bị nhiễm trùng, sưng, viêm ,..với các biểu hiện điển hình như...

Cảnh giác “sâu răng gây viêm xoang” và cách trị

Sâu răng gây viêm xoang là bệnh lý phổ biến ở người lớn. Bệnh nếu không điều trị kịp thời...

Mẹo chữa viêm xoang bằng tinh dầu khuynh diệp đúng cách CỰC DỄ – CỰC RẺ

Cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang và cúm là những nguyên nhân phổ biến gây tắc nghẽn xoang. Để...

Phẫu thuật chữa viêm xoang cần lưu ý những gì trước khi mổ?

Phẫu thuật viêm xoang là biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh mãn tính khi không đáp ứng với...

Xin hỏi bệnh viêm xoang có lây không bác sĩ?

Người bị viêm xoang thường phải gánh chịu những cơn đau nhức mỗi khi bệnh tái phát. Chính vì bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *