Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất hiện nay: Cập nhật từ CHUYÊN GIA Tai Mũi Họng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng (viêm) ở các xoang cạnh mũi. Dựa vào mức độ nhiễm trùng, triệu chứng lâm sàng và khả năng đáp ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị viêm xoang thích hợp với từng trường hợp.

phác đồ điều trị viêm xoang cấp
Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất hiện nay

Nhận định chung về bệnh viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý hình thành do các xoang cạnh mũi bị viêm – chủ yếu do nhiễm trùng. Viêm xoang được chia thành 3 loại chính, bao gồm viêm xoang cấp tính, bán cấp tính và mãn tính.

  • Viêm xoang cấp tính (triệu chứng bùng phát dưới 4 tuần).
  • Viêm xoang bán cấp tính (từ 4 – 12 tuần).
  • Viêm xoang mạn tính (trên 12 tuần).

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây viêm xoang là do nhiễm virus. Tình trạng nhiễm trùng xoang thường phát sinh sau khi bị cảm cúm. Virus từ đường hô hấp trên sẽ xâm nhập vào niêm mạc xoang và gây sưng viêm ở cơ quan này.

Ngoài ra, viêm xoang cũng có thể là hậu quả do lỗ thông mũi xoang bị bít tắc hoặc do mang nhầy lông chuyển bị tổn thương. Những điều kiện này khiến chất nhầy ứ đọng trong xoang, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây nhiễm trùng.

phác đồ trị viêm xoang
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm xoang là do sự xâm nhập của vi khuẩn

Những vi khuẩn phổ biến gây ra tình trạng nhiễm trùng xoang bao gồm:

  • Streptococcus pneumonia
  • Moraxella catarrhalis
  • Haemophilus influenzae

2. Yếu tố rủi ro

Ngoài tình trạng nhiễm trùng, viêm xoang còn phát sinh do một số yếu tố khác:

  • Trào ngược dạ dày
  • Phản ứng dị ứng (có thể do dị ứng thực phẩm, thuốc hoặc hít phải các dị nguyên như thuốc lá, bụi, nấm mốc,…).
  • Cấu trúc mũi xoang có sự bất thường như xoang hơi cuốn giữa hay vẹo vách ngăn.
  • Viêm VA tái phát
  • Khối u vòm mũi họng
  • Rối loạn chức năng lông chuyên
  • Bệnh nhân mắc chứng suy giảm miễn dịch
  • Chấn thương mũi xoang

Xem thêm: 10 cách chữa viêm xoang bằng thuốc Nam, cây cỏ quanh nhà

Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất

1. Nguyên tắc điều trị

  • Viêm xoang cấp tính: Chủ yếu điều trị nội khoa.
  • Viêm xoang mãn tính: Cần can thiệp ngoại khoa trong những trường hợp cần thiết.

2. Mục tiêu điều trị

Mục tiêu chính trong việc điều trị viêm xoang là tiêu diệt vi khuẩn khỏi xoang mũi, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mãn tính.

3. Điều trị cụ thể

Sử dụng thuốc kháng sinh

Hầu hết bệnh nhân bị viêm xoang đều được sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên các vi khuẩn gây xoang đang có xu hướng kháng kháng sinh. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc, đồng thời theo dõi biểu hiện để kịp thời thay thế loại thuốc phù hợp.

Loại kháng sinh và thời gian sử dụng phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn gây bệnh.

phác đồ điều trị viêm xoang mũi
Thuốc kháng sinh được sử dụng hầu hết cho bệnh nhân viêm xoang do nhiễm trùng

Nếu bệnh nhân nhiễm Streptococcus pneumoniae cần cân nhắc khi dùng kháng sinh. Có khoảng 25% trường hợp đã kháng lại penicillin, sulfamethoxazole/ trimethoprim và macrolides.

Bên cạnh đó cần tìm hiểu quá trình dùng thuốc của bệnh nhân trong thời gian gần. Nếu bệnh nhân từng sử dụng kháng sinh trong khoảng 4 – 6 tuần gần đây, cần cân nhắc để chỉ định loại thuốc thích hợp.

Bệnh nhân viêm xoang có mức độ nhiễm trùng trung bình và không dùng kháng sinh trong 4 – 6 tuần gần đây:

  • Nên sử dụng Clavulanate/ Amoxicillin
  • Hoặc Cefdinir
  • Hoặc Cefuroxime/ Cefpodoxime

Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với beta- lactam, dùng:

  • Người lớn: Doxycycline và Macrolide
  • Trẻ em: Macrolide

Bệnh nhân viêm xoang có mức độ nhiễm trùng trung bình và đã dùng kháng sinh trong 4 – 6 tuần gần đây, dùng:

  • Amoxicillin/ clavulanate
  • Quinolone dành riêng cho đường hô hấp
  • Ceftriaxone

Sử dụng thuốc trong 72 giờ đầu tiên, nếu điều trị thất bại cần đánh giá lại chẩn đoán ban đầu và cân nhắc lại phương pháp điều trị.

Dùng thuốc kháng sinh là biện pháp đáp ứng với hầu hết trường hợp viêm xoang do nhiễm trùng (khoảng 80%).

Rửa mũi và sử dụng thuốc xịt mũi

Bên cạnh liệu pháp toàn thân, việc điều trị tại mũi cũng là điều rất cần thiết. Rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý giúp làm sạch dịch bên trong hốc mũi, giữ ẩm, làm dịu niêm mạc và giúp thông thoáng đường thở.

phác đồ điều trị viêm xoang mũi
Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid nhằm giảm tiết dịch và giảm sưng niêm mạc

Bên cạnh đó, có thể sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid nhằm giảm tiết dịch và cải thiện tình trạng sưng niêm mạc. Tuy nhiên thuốc xịt mũi chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (khoảng 3 ngày), dùng trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc và khiến viêm xoang chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Các loại thuốc xịt mũi không cần kê toa, bao gồm:

  • Naphazoline
  • Pseudoephedrine
  • Chlorzoxazone
  • Phenylephrine

Các loại thuốc xịt mũi cần kê toa:

  • Triamcinolone
  • Beclomethasone
  • Flunisolide
  • Vancenase

Sử dụng thuốc xịt mũi thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên chuyển sang dùng thuốc cho lỗ mũi bên còn lại, đồng thời giảm tần suất sử dụng.

Dùng corticoid toàn thân

Nếu tình trạng viêm tại xoang mũi không đáp ứng với thuốc xịt mũi corticosteroid, có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp corticoid toàn thân. Tuy nhiên chỉ nên dùng giới hạn và kiểm soát cẩn thận vì loại thuốc này có thể ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.

Guaifenesin là loại thuốc làm tan nhầy và thông mũi đường uống. Loại thuốc này có khả năng giảm nhanh các triệu chứng ở mũi. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng sinh macrolide hay thuốc kháng thụ thể leukotriene, vì những loại thuốc này đều có tác dụng chống viêm và cải thiện triệu chứng.

Sử dụng thuốc kháng histamine

Với bệnh nhân viêm xoang có phản ứng dị ứng, cần dùng thuốc kháng histamine để làm ức chế hoạt động dị ứng của cơ thể, từ đó có thể ngăn chặn quá trình hình thành viêm ở niêm mạc xoang.

Tuy nhiên những loại thuốc kháng histamine thông dụng đều có khả năng làm khô và tăng độ đặc của đờm khiến  quá trình dẫn lưu gặp nhiều khó khăn. Do đó khi sử dụng nhóm thuốc này, có thể dùng thêm thuốc thông mũi để tăng dẫn lưu.

Những loại thuốc kháng histamine được sử dụng cho bệnh nhân viêm xoang:

Phẫu thuật xoang

Phẫu thuật xoang được chỉ định khi điều trị kháng sinh trong 4 – 6 tuần, sử dụng corticoid tại chỗ và corticoid toàn thân không đạt kết quả như mong đợi.

phác đồ điều trị viêm xoang cấp
Phẫu thuật xoang được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại

Trước khi chỉ định phẫu thuật, cần khám nội soi và chụp CT để kiểm tra tổn thương tại niêm mạc xoang và phát hiện tắc phức hợp lỗ ngách. Bệnh nhân có cấu trúc xoang dị thường và đã xuất hiện biến chứng chắc chắn phải tiến hành điều trị ngoại khoa.

Mục đích của thủ thuật ngoại khoa là làm thông mũi xoang, loại bỏ lớp niêm mạc gây tắc nghẽn và hỗ trợ dẫn lưu trong các xoang.

Khi thực hiện phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ chỉnh hình lại vách ngăn mũi bị vẹo, có thể cắt bỏ các polyp trong mũi hoặc chít hẹp giải phẫu phức hợp tổ ngách.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật xoang mở nhằm sinh thiết xoang và mở đường dẫn lưu vào hốc mũi.

Điều trị tại nhà

Bên cạnh những biện pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân viêm xoang cần thực hiện điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng.

  • Xông mũi từ 2 – 4 lần/ ngày trong khoảng 10 phút để làm thông đường thở và tăng dẫn lưu.
  • Uống nhiều nước (đặc biệt là nước ấm) để làm loãng dịch nhầy và giữ niêm mạc đường hô hấp ẩm, tránh khô, kích ứng.
  • Sử dụng thuốc làm loãng đàm (Guaifenesin) nhằm tăng dẫn lưu các xoang.
  • Dùng thuốc giảm đau và chống viêm để làm giảm đau đầu và viêm ở niêm mạc xoang (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen và Acetaminophen).

4. Tiên lượng và biến chứng

Tiên lượng của viêm xoang cấp tính là rất tốt, có khoảng 70% trường hợp bệnh có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Với những trường hợp khác, việc sử dụng kháng sinh có thể làm giảm triệu chứng nhanh chóng. Chỉ một số ít trường hợp bệnh nhân gặp phải các biến chứng của bệnh lý này.

Một số biến chứng của bệnh viêm xoang:

  • Viêm nhiễm ổ mắt: Là biến chứng phổ biến nhất của bệnh viêm xoang cấp, biến chứng này chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Các loại viêm nhiễm ổ mắt thường gặp như viêm nhiễm mi mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, phù nề,…
  • Viêm màng não: Viêm màng nào phát sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tại xoang bướm và xoang sàng.
  • Áp xe ngoài màng cứng: Là biến chứng thường gặp ở viêm xoang trán. Áp xe ngoài màng cứng là tình trạng tích tụ mủ ở giữa màng cứng và xương sọ. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lan rộng và gây ra áp xe não.
  • Tắc tĩnh mạch xoang hang: Tắc tĩnh mạch xoang hang xảy ra khi cục máu đông do nhiễm khuẩn mắt có thể chạy ngược về phía sau đến xoang hoang, khiến mạch xoang bị tắc nghẽn. Triệu chứng lâm sàng của tắc tĩnh mạch xoang hang bao gồm: đồng tử phản ứng chậm, mù lòa, phù kết mạc, liệt mắt,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Chữa viêm xoang bằng bồ kết đơn giản trong vài thao tác không phải ai cũng biết [XEM NGAY]

Nhắc đến bồ kết, người ta thường chỉ nhớ đến tác dụng làm tóc bóng mượt, ít ai biết loại...

Cảnh giác “sâu răng gây viêm xoang” và cách trị

Sâu răng gây viêm xoang là bệnh lý phổ biến ở người lớn. Bệnh nếu không điều trị kịp thời...

Chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Thông thường, tình trạng chảy máu mũi sẽ xuất hiện sau đó ngưng chảy sau 5 - 10 phút. Tuy...

Râu ngô được dân gian sử dụng để chữa viêm xoang

Dùng râu ngô chữa viêm xoang – bài thuốc hay lại rẻ tiền

Để điều trị bệnh viêm xoang người bệnh có thể chọn nhiều phương pháp điều trị khác nhau như đến...

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào?

Chứng viêm mũi dị ứng và viêm xoang là hai chứng bệnh tai - mũi - họng đặc biệt dễ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *