Cấu tạo, chức năng xoang mũi và vấn đề thường gặp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Xoang mũi là những khoang rỗng được che phủ bằng một lớp niêm mạc mỏng có chức năng cân bằng độ ẩm và làm ấm luồng không khí lưu thông qua mũi. Các xoang được chia thành 4 nhóm chính gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng và xoang bướm được phân bố ở các vị trí khác trong trong khối xương sọ – mặt.

Xoang mũi là gì?

Xoang mũi là các khoang rỗng nằm rải rác ở một số vị trí trong khối xương sọ – mặt. Mặt trong mỗi khoang rỗng đều được che phủ bằng một lớp niêm mạc mỏng chứa nhiều lông chuyển.

 xoang mũi
Xoang mũi đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong hệ hô hấp

Hệ thống các xoang đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể và chúng cũng dễ dàng bị tổn thương dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Cấu tạo của xoang mũi

Xoang mũi được chia thành 4 loại chính được đặt tên vị trí của chúng trên xương đầu mặt. Bao gồm xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và xoang sàn. Đặc điểm của các xoang như sau:

1. Xoang bướm

Bao gồm 2 hốc xoang nằm trong thân xương bướm. Chúng được ngăn cách bởi một vách xương mỏng và kích thước có thể thay đổi.

Phần trên của xoang bướm nằm tiếp giáp với yên bướm, tuyến yên và nơi giao nhau giữa hai mắt. Phía dưới xoang thì nằm trên lỗ mũi sau và xâm lấn vào vòm hầu một đoạn khoảng 0,5cm. Mặt trước xoang bướm có lỗ thông và bên trên là ngách mũi. Phía ngoài là động mạch cảnh trong cùng với xoang tĩnh mạch hang.

2. Xoang trán

Xoang trán được tạo thành bởi hai hốc xoang nằm tại vùng trán. Hình dáng và kích thước của các hốc xoang có thể thay đổi.

Mặt trước của xoang trán được gọi là mặt trán có giới hạn phía trên là một đường cong xuống. Đường cong này cũng giúp kết nối hai nửa lông mày với nhau. Mặt sau xoang trán khá mỏng và có liên quan mật thiết với não cũng như màng não.

Mặt trong xoang được tạo thành bởi một vách xoang mỏng nằm chắn ngang hai hốc xoang. Do vách ngăn không nằm chính giữa nên hai hốc xoang trán cũng có kích thước không đều nhau. Mặt dưới xoang trán nằm trên ở mắt.

3. Xoang sàng

Xoang sàng nằm trong mê đạo sàng và được tạo thành từ nhiều hốc xoang nhỏ. Tùy theo vị trí, chúng được chia thành các nhóm gồm: Xoang sàng trước (nằm quanh phễu xoang trán), xoang sàng giữa ( đổ vào ngách mũi giữa) và xoang sàng sau ( đổ vào ngách mũi trên).

Tham khảo thêm: 5 Món ăn hỗ trợ trị viêm xoang hay lại vô cùng dễ làm

4. Xoang hàm

Xoang hàm là loại xoang mũi có hình tam giác, kích thước lớn hơn so với ba xoang còn lại. Các mặt bên của xoang có thể chứa một hoặc nhiều lỗ nối thông với ách mũi giữa tạo thành đầu dế thẳng và không có chỗ trũng. Chính nhờ đặc điểm cấu tạo này mà dịch nhầy trong xoang được dẫn lưu ra ngoài một cách dễ dàng.

Cấu tạo của xoang mũi
Xoang mũi được chia thành 4 nhóm chính tùy theo vị trí của xoang trên khối xương sọ – mặt

Chức năng xoang mũi

Xoang mũi nằm trong hệ hô hấp. Các xoang đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như:

  • Cân bằng độ ẩm và làm ấm dòng không khí lưu thông qua mũi trước khi được đưa xuống đường hô hấp dưới
  • Cộng hưởng âm thanh
  • Giảm bớt trọng lượng cho khối xương sọ mặt

Các vấn đề thường gặp ở xoang mũi

Xoang mũi có thể tổn thương, viêm nhiễm khi bị virus, vi khuẩn cùng các tác nhân gây hại tấn công. Các bệnh lý thường gặp ở xoang mũi bao gồm:

1. Viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm là một trong những dạng nhiễm trùng xoang phổ biến nhất. Nguyên nhân gây bệnh là do bị viêm mũi dị ứng kéo dài, lệch vách ngăn mũi, chấn thương mũi xoang hoặc do xoang hàm bị virus, vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, bệnh có nguy cơ phát triển khá cao ở những người bị sâu răng, nhiễm trùng răng miệng hoặc các cá nhân có đi nhổ răng hoặc làm phẫu thuật ở khu vực khoang miệng.

Các triệu chứng nhận biết viêm xoang hàm:

  • Đau đầu hoặc đau mặt
  • Cơn đau có thể lan lên hốc mắt hoặc qua hai bên thái dương
  • Đau rõ rệt vào buổi sáng hay buổi trưa. Đến chiều tối, cảm giác đau có thể thuyên giảm
  • Dùng tay ấn vào mắt hay hố răng khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhiều hơn
  • Sổ mũi. Ban đầu chỉ là nước mũi loãng nhưng theo thời gian thì đặc dần. Khi bị nhiễm trùng xoang hàm nặng, chất nhầy dạng mủ, màu vàng và có mùi hôi khó chịu
  • Sốt cao

Ở giai đoạn cấp, các triệu chứng của bệnh viêm xoang hàm cấp thường diễn ra trong khoảng 6 tuần. Nếu kéo dài quá thời gian này, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, nhiễm trùng có thể lây lan gây viêm các xoang khác và dẫn đến nhiều biến chứng như viêm đa xoang, viêm họng, viêm dây thần kinh thị giác…

Tham khảo thêm: Điều trị viêm xoang bằng laser liệu có hiệu quả không?

2. Viêm xoang sàng

Bệnh viêm xoang sàng chỉ tình trạng lớp niêm mạc lót trong 4 khoang rỗng nằm giữa hai bên mắt bị viêm, ứ mủ. Bạn có thể bị viêm xoang sàng trước hoặc viêm xoang sàng sau. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng virus, vi khuẩn, nấm hay do ảnh hưởng của các bệnh lý khác ở xoang mũi.

Các vấn đề thường gặp ở xoang mũi
Viêm xoang sàng là một trong các vấn đề thường gặp ở xoang mũi

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang sàng:

  • Nhức đầu: Các cơn đau nhức âm ỉ có thể thường xuyên xuất hiện ở hai bên thái dương, sống mũi, phía sau gáy, trên đỉnh đầu hoặc vùng giữa hai khóe mắt
  • Suy giảm thị lực, mắt bị mờ đột ngột. Trường hợp bị viêm xoang sàng nặng có thể gây biến chứng mất thị lực
  • Xuất hiện cảm giác nặng trong tai, ù tai
  • Choáng váng
  • Dịch nhầy chảy từ xoang xuống cổ họng gây cảm giác vướng víu đàm, ho hoặc hôi miệng
  • Đỏ mắt
  • Đau nhức mắt

Do nằm ở gần mắt nên bệnh viêm xoang sàng nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng ở mắt như viêm mí mắt, mất thị lực, áp xe nhãn cầu hoặc viêm dây thần kinh thị giác. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể lây lan từ trong xoang sàng tới các cơ quan lân cận và gây ra một số bệnh lý khác như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan…

3. Bệnh viêm xoang trán

Trong số các xoang mặt thì xoang trán nằm cao nhất và có vị trí ở trong xương trán. Những người mắc căn bệnh này thì kèm theo cả bệnh viêm xoang sàng trước do hai xoang nằm khá gần nhau.

Các triệu chứng có thể gặp khi bị viêm xoang trán bao gồm:

  • Đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói ở phía trên ổ mắt ngay vùng chân mày
  • Cơn đau thường tăng nặng vào buổi sáng cho đến giữa trưa và giảm dần về buổi chiều tối
  • Chảy nhiều nước mũi đặc và dịch mủ. Tuy nhiên, sau khi dịch thoát ra ngoài được thì cơn đau sẽ thuyên giảm dần.
  • Ấn tay vào hốc mắt hoặc đưa mắt qua lại có thể thấy đau nhói
  • Nghẹt mũi thường xuyên
  • Đau đầu kéo dài

Ở mức độ nhẹ đến trung bình, viêm xoang trán thường được điều trị nội khoa. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu xét nghiệm dịch trong xoang tìm thấy vi khuẩn. Đi kèm với đó, một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định để điều trị triệu chứng bệnh, chẳng hạn như thuốc kháng viêm, thuốc làm loãng đờm nhầy… Trường hợp bị viêm xoang trán nặng kéo dài làm giảm chất lượng sống thì phẫu thuật có thể được đề nghị nhằm giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm màng não mủ.

4. Viêm xoang bướm

Lớp lót trong xoang bướm cũng có thể bị nhiễm trùng, ứ mủ, phù nề do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Thường xuyên hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, nhiễm khuẩn, chấn thương trong xoang hoặc do ảnh hưởng của bệnh viêm mũi dị ứng và tình trạng nhiễm trùng ở các xoang khác.

Các dấu hiệu của viêm xoang bướm thường không rõ ràng gây khó khăn cho việc chẩn đoán và phát hiện bệnh từ sớm. Bạn nên thận trọng với căn bệnh này khi gặp các dấu hiệu như:

  • Nghẹt mũi
  • Chảy nhiều nước mũi trong suốt hoặc dịch nhầy đặc có màu vàng hay xanh nhạt. Dịch nhầy có thể xảy nhiều xuống phía sau cổ họng gây kích thích cơn ho và làm hơi thở có mùi hôi.
  • Đau nhức trên đỉnh đầu hoặc giữa hai hốc mắt. Đôi khi cơn đau có thể lan ra cả sau gáy
  • Suy giảm chức năng của khứu giác, khả năng ngửi mùi kém
  • Giảm thị lực, mờ mắt do dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng
  • Sốt

Khi không được kiểm soát tốt, bệnh viêm xoang bướm có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm họng, viêm tai giữa, mất khứu giác hoặc thính lực.

Tham khảo thêm: Viêm Xoang Nặng: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

5. Bệnh viêm đa xoang

Đây cũng là một trong các vấn đề về xoang mũi thường gặp. Bệnh được chẩn đoán khi có nhiều xoang bị viêm cùng lúc. Đây được xem là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng ở một xoang bất kỳ nhưng không  điều trị tốt khiến cho vi khuẩn lây lan ra nhiều xoang khác. So với các dạng viêm xoang khác, bệnh viêm đa xoang có nhiều triệu chứng và mức độ cũng nghiêm trọng hơn.

các bệnh ở xoang mũi
Viêm đa xoang là một dạng nhiễm trùng xảy ra ở nhiều xoang mũi

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đa xoang:

  • Đau đầu, đau nhức ở hốc mắt, trán, má hay các vị trí trên mặt có xoang bị ảnh hưởng.
  • Sốt
  • Hôi miệng
  • Giảm khả năng ngửi mùi hoặc nếm mùi vị của thức ăn
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nhiều nước mũi. Dịch mũi thường đặc quánh và có màu vàng hay xanh
  • Đau hàm hoặc đau răng

Bệnh viêm đa xoang được điều trị bằng các phương pháp nội khoa ( dùng thuốc, phun khí dung, xông mũi, bấm huyệt…) hoặc phẫu thuật. Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một phương pháp chữa trị phù hợp.

6. Polyp mũi xoang

Bệnh polyp mũi xoang chỉ sự xuất hiện của một khối u lành tính trong hốc mũi hoặc trong xoang. Nó được tạo thành từ lớp niêm mạc mũi. Căn bệnh này có các triệu chứng tương tự như viêm xoang nên dễ bị nhầm lẫn nếu bạn không đi khám.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh polyp mũi xoang bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Khó thở
  • Chảy nhiều nước mũi
  • Rối loạn khứu giác…

Bệnh polyp mũi xoang có tiến triển chậm. Các khối polyp thường tiến triển ngày càng to hơn và làm thu hẹp không gian trong mũi xoang. Chính vì vậy, bạn có thể bị nghẹt mũi ngày càng nặng. Thậm chí, một số bệnh nhân không thể thở được bằng đường mũi và mất khả năng ngửi khi polyp xuất hiện ở cả hai bên hốc mũi.

Tham khảo thêm: Dùng mật vịt xiêm chữa viêm xoang có khỏi không?

7. Ung thư xoang mũi

Tương tự như các cơ quan khác, xoang mũi có thể xuất hiện các tế bài hay khối u ác tính. Nguyên nhân là do tiếp xúc nhiều với hóa chất, bụi gỗ hoặc do tình trạng viêm nhiễm mãn tính tại chỗ làm biến đổi ADN của các tế bào. Bệnh ung thư xoang mũi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xoang nào, trong đó ung thư xoang hàm và ung thư xoang sàng là phổ biến nhất. 

Các triệu chứng nhận biết ung thư xoang:

  • Tắc nghẹt mũi
  • Chảy máu mũi
  • Đau nặng hoặc đau nhức dữ dội ở vùng trán, đầu
  • Sưng mũi hoặc sưng mắt
  • Giảm thị lực
  • Song thị
  • Bội nhiễm ở khu vực lệ đạo
  • Chảy nước mắt
  • Lồi nhãn cầu…

Bệnh nhân bị ung thư xoang mũi thường được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn thì việc chữa trị càng khó khăn hơn. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên tới bệnh viện khám để chẩn đoán phân biệt với các vấn đề khác về xoang mũi và có cách điều đúng đắn.

Có thể bạn quan tâm

Các loại viêm xoang thường gặp và cách nhận biết, phân biệt

Viêm xoang là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên rất phổ biến hiện nay mà mọi...

Bật Mí Bài Thuốc Trị Viêm Xoang Sàng Bằng Củ Gừng Tươi

Các bài thuốc trị viêm xoang sàng bằng củ gừng tươi được nhiều người thực hiện vì có tác dụng...

Mẹo chữa viêm xoang bằng cây kinh giới giúp giảm đi triệu chứng hiệu quả [TỔNG HỢP] từ chuyên gia

Chữa viêm xoang bằng cây kinh giới là một trong những phương pháp trị bệnh tự nhiên phổ biến hiện...

mổ xoang có khỏi hẳn không

Mổ xoang có khỏi hẳn không và thông tin cần biết

Khi điều trị bảo tồn thất bại thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định việc phẫu thuật để...

Tìm hiểu phương pháp chữa viêm xoang bằng plasma

Tìm hiểm về phương pháp chữa viêm xoang bằng plasma liệu có hiệu quả không?

Chữa viêm xoang bằng plasma một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng dòng điện xoay chiều để tác...