Bệnh Tim Có Nên Đi Bộ Hay Chạy Bộ Không? [Nên Biết]
Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không? Người bệnh có thể tham gia thể dục thể thao, tuy nhiên cần tập luyện với cường độ phù hợp, tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Duy trì thói quen vận động lành mạnh còn giúp kích thích lưu thông máu, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không?
Bệnh tim mạch diễn biến âm thầm, khi khởi phát các triệu chứng nặng có nghĩa tổn thương tim đã phát triển lớn dần. Khi đó, người bệnh sẽ nhận thấy nhiều biểu hiện bất thường hơn như đau tức ngực đột ngột hoặc kéo dài, choáng váng, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu,… cùng với nhiều vấn đề khác.
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại việc điều trị bệnh tim đã có nhiều bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, trước những tổn thương nặng, cứu chữa chậm trễ vẫn có thể khiến bệnh nhân tử vong. Do đó, thống kê tỷ lệ người bệnh mất do bệnh tim trên thế giới và trong nước ta càng ngày càng tăng.
Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.
Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, việc chăm sóc cơ thể, tập luyện, vận động thể chất cũng được chuyên gia khuyến khích. Lựa chọn môn thể dục thể thao vừa sức giúp kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn, hỗ trợ người bệnh tăng cường hiệu quả điều trị bệnh tim mạch.
Vậy, bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, chuyên gia chỉ ra rằng, việc đi bộ, chạy bộ vừa sức có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc:
Lợi ích đi bộ mang lại cho người bệnh tim
Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không? Đối với đi bộ, đây là bộ môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với nhiều đối tượng. Người mắc bệnh tim có thể vận động cơ thể thông qua hình thức đi bộ. Tập luyện đúng cách giúp tăng cường lưu thông máu, giảm rủi ro tắc nghẽn mạch gây đột quỵ và những biến chứng nguy hiểm.
Không những vậy, việc đi bộ vừa sức, tập luyện đều đặn còn tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Nhờ đó, chỉ số đường huyết, huyết áp được ổn định ngăn rủi ro dẫn đến các vấn đề tại tim và nhiều cơ quan khác. Tập đúng cách giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.
Tuy nhiên khi mới bắt đầu tập luyện, đặc biệt đối với bệnh nhân sau phẫu thuật nên để vết thương lành lặn sau đó mới kéo dài quãng đường luyện tập. Đi chậm, tập trong vài phút để cơ thể dần quen với cường độ vận động, sau đó tăng dần thời gian tập và đi bước nhanh hơn.
Tham khảo thêm: Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay
Lợi ích của việc chạy bộ cho người bệnh tim
Đối với chạy bộ cần nhiều sức hơn so với đi bộ, vậy người bệnh tim có nên luyện tập không? Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc chạy bộ nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày có thể giúp giảm tỷ lệ đột quỵ đối với người bệnh tim mạch. Do đó, người bệnh vẫn có thể tham gia chạy bộ.
Mặc dù vậy, người bệnh cũng nên lưu ý không nên chạy quá sức, tốc độ không quá nhanh. Duy trì chạy bộ đều, chậm rãi duy trì sức bền, nhịp thở ra, vào đều đặn tránh biến chứng xảy ra trong lúc tập. Nếu nhận thấy thở khó, choáng váng, đau tức ngực,… trong khi tập, bạn nên ngưng, nghỉ ngơi và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Vậy, người bệnh tim mạch có nên đi bộ hay chạy bộ không? Câu trả lời là có, tuy nhiên bạn cần tập luyện đúng cách, xây dựng lịch tập phù hợp giúp cải thiện bệnh tim mạch, kích hoạt máu huyết lưu thông tốt hơn, phòng tránh biến chứng cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi đi bộ và chạy bộ cho người bệnh tim
Tập thể dục, vận động thể chất phù hợp giúp bệnh nhân tim mạch cải thiện triệu chứng, ngăn nguy cơ tắc mạch ảnh hưởng đến chức năng tim, gây biến chứng. Do đó, người bệnh có thể tiếp tục tập thể dục trong thời gian chữa bệnh, tuy nhiên cần lựa chọn bộ môn thể dục phù hợp.
Ngoài đi bộ, chạy bộ, người bệnh có thể tham gia đạp xa, bơi lội,… Tuy nhiên, tùy mỗi tình trạng mà người bệnh lựa chọn cách thức luyện tập phù hợp. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, trường hợp bệnh tim nặng phải điều trị ngoại khoa không nên tập luyện ngay để tránh ảnh hưởng đến vết thương.
Một số lưu ý khi luyện tập cho người bệnh:
- Khởi động trước khi luyện tập, vận động nhẹ nhàng.
- Nên đi bộ, chạy bộ quãng đường ngắn, không chạy trên đường gồ ghề, nhiều vật cản để tránh vấp ngã.
- Trường hợp nhận thấy các biểu hiện như mệt mỏi, choáng váng, khó thở,… trong khi tập, người bệnh cần nghỉ ngơi, không nên tiếp tục tập luyện để tránh rủi ro gây hại sức khỏe.
- Người cao tuổi có sức khỏe kém không nên tập thể dục dưới trời quá nóng hoặc quá lạnh.
- Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể, phòng ngừa thiếu nước dẫn đến hụt hơi, gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Hy vọng qua nội dung bài viết bên trên, bạn đọc đã có thêm thông tin để giải đáp vấn đề này. Lựa chọn bài tập phù hợp, tập luyện vừa sức, kiên trì, kết hợp chăm sóc và điều trị đúng cách giúp người bệnh sớm cải thiện sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- 5 Bài Tập Tốt Cho Tim Mạch Được Nhiều Người Áp Dụng
- Cách Trị Tim Đập Nhanh Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Cao
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!