Cách Kiểm Tra Tim Mạch Tại Nhà Chính Xác, Dễ Thực Hiện

Biết được những cách kiểm tra tim mạch tại nhà giúp bạn sớm phát hiện bất thường và nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, xử lý phòng ngừa rủi ro. Các phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, tham khảo ngay qua bài viết dưới đây.

Nhận biết dấu hiệu bất thường của tim mạch

Ở người khỏe mạnh bình thường, mỗi phút tim co bóp từ 60 – 100 nhịp. Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm, chỉ số này có thể thay đổi lên hoặc xuống không ổn định. Trường hợp tăng, giảm nhịp tim do hồi hộp, lo lắng, vận động,… sau khi nghỉ ngơi tình trạng tim mạch sẽ ổn định lại mức bình thường.

Nhận biết dấu hiệu bất thường của tim mạch
Tim mạch có vấn đề gây ra các biểu hiện nhận biết như khó thở, đau tim, choáng váng và nhiều triệu chứng kèm theo khác

Ngược lại một số đối tượng có sự thay đổi nhịp tim không ổn định, kèm theo đó tim có những triệu chứng lạ như đau thắt, khó thở, buồn nôn, choáng váng,… Chúng rất có khả năng là triệu chứng của các bệnh lý tim mạch cần được phát hiện và điều trị sớm.

Một số những dấu hiệu nhận biết bất thường của tim mạch được bác sĩ cảnh báo như:

  • Đau ngực: Ngực trái đột ngột xuất hiện những cơn đau tức khó chịu thường là dấu hiệu cho thấy sức khỏe tim mạch của bạn đang gặp vấn đề. Một số trường hợp đau do ảnh hưởng từ yếu tố không nghiêm trọng. Tuy nhiên hãy lưu ý, nhất là khi cơn đau tái phát nhiều lần, đau ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
  • Khó thở: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh tim. Đặc biệt cần thận trọng khi bạn vận động nhẹ nhàng hơi thở vào ra cũng trở nên khó khăn. Thậm chí trong lúc ngủ một số người bị ngưng thở đột ngột khi tim mạch bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng nghiêm trọng.
  • Buồn nôn, mệt mỏi: Người có vấn đề tim mạch xuất hiện các biểu hiện dễ nhầm lẫn với cảm cúm, nhất là ở giai đoạn đầu. Điều này làm cho nhiều người chủ quan, không khám sớm, lâu dần tổn thương tim trở nên nặng nề hơn.
  • Chóng mặt: Tim co bóp quá nhiều, thiếu máu và oxy dẫn đến tình trạng choáng váng, chóng mặt thường xuyên. Một số trường hợp còn ngã chúi, ngất xỉu đột ngột không rõ nguyên nhân.
  • Mất ngủ: Đây cũng là một trong những biểu hiện có thể xảy ra ở người đang gặp vấn đề tim mạch. Giấc ngủ bị ảnh hưởng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Ngoài những biểu hiện nhận biết kể trên, tùy mỗi trường hợp mà bệnh tim sẽ gây ra các vấn đề với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Bạn có thể áp dụng các cách kiểm tra tim mạch tại nhà để phát hiện bất thường, nhanh chóng đến bệnh viện để được khám chữa sớm.

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác

Các cách kiểm tra tim mạch tại nhà rất đa dạng, bạn có thể sử dụng máy, đo nhịp đập bằng tay, sử dụng nước lạnh hoặc áp dụng động tác kiểm tra đơn giản. Dưới đây là một vài biện pháp thông dụng nhất, bạn đọc có thể tham khảo:

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà – Đo nhịp tim

Đo nhịp tim tại nhà bằng máy là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay. Với sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng, người bệnh có thể tự kiểm tra sức khỏe tim mạch mà không cần đến cơ sở y tế. Trường hợp nhận thấy nhịp tim tăng – giảm không ổn định nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn.

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác
Sử dụng máy đo nhịp tim, oxy trong máu tại nhà

Trên thị trường có bán các sản phẩm máy đo huyết áp, máy kiểm tra nhịp tim, oxy nhỏ gọn, đơn giản dễ dùng. Các chuyên gia khuyến khích mỗi gia đình nên tự trang bị thiết bị này để sử dụng trong trường hợp cần thiết, phát hiện bất thường để khám chữa sớm bảo vệ sức khỏe.

Theo đó, sử dụng máy đo nhịp tim theo cơ chế kẹp ngón tay là một trong những cách kiểm tra tim mạch tại nhà nhanh chóng và có độ chính xác cao. Thiết bị thích hợp sử dụng cho cá nhân, kiểm tra sức khỏe cho gia đình.

Bên cạnh đo được mạch đập, máy còn giúp người bệnh đánh giá chỉ số SpO2, đây là chỉ số cho biết độ bão hòa oxy trong máu. Nhờ đó, bệnh nhân có thể xác định được các bất thường về tim và mạch máu để sớm đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp, tránh nguy cơ gây hại nghiêm trọng sức khỏe.

Cách đo đơn giản:

  • Bạn sử dụng máy đo nhịp tim, đưa vào đầu ngón tay kẹp lại.
  • Một ngón tay chạm vào điểm cuối cùng của máy, đóng kẹp.
  • Khởi động máy, sau vài giây máy sẽ hiển thị chỉ số nhịp tim và SpO2 trên màn hình.

Tự kiểm tra mạch đập bằng tay

Nếu bạn không có sẵn máy đo nhịp tim, bạn cũng có thể áp dụng cách kiểm tra tim mạch tại nhà bằng phương pháp bắt mạch bằng tay. Đây là một trong những biện pháp được lưu truyền từ nhiều đời nay, từ thế hệ Đông y cho đến Tây y.

Tác Dụng Của Yến Sào Với Trẻ Em và Điều Mẹ Nên Biết
Kiểm tra mạch đập bằng hai ngón tay tại nhà

Kiểm tra số nhịp đập của mạch cổ tay, động mạch cảnh phản ánh nhịp đập của trái tim. Trường hợp mạch nhanh hoặc chậm bất thường có thể thấy hoạt động cơ tim đang gặp vấn đề. Dưới đây là các biện pháp kiểm tra mạch bằng tay trong 1 phút, bạn đọc có thể tham khảo:

Cách 1: Đo mạch cổ tay:

  • Ngửa lòng bàn tay, nắm nhẹ lại rồi dùng 2 ngón tay của bàn tay kia đặt lên vị trí mạch.
  • Đặt vào chỗ nếp gấp của tay trái, ấn nhẹ để cảm nhận nhịp đập.
  • Đếm số nhịp nhảy của mạch trong vòng 1 phút để phát hiện sự thay đổi hoặc không có sự thay đổi của tim mạch.

Cách 2: Đo động mạch cảnh:

  • Tương tự như cách làm trên, cách này bạn sẽ đặt ngón cái và ngón trỏ lên vùng cổ tại vị trí dưới xương hàm.
  • Ấn nhẹ ngón tay để theo dõi nhịp đập trong 1 phút, nhịp đập động mạch cảnh thường sẽ rõ hơn mạch ở cổ tay.

Không ấn day quá mạnh khi đo để tránh gây tổn thương mạch. Trường hợp ấn mạnh, sai mạch cũng có thể gây ra các phản ứng phụ.

Chạm ngón chân – Cách kiểm tra tim mạch tại nhà

Bên cạnh các cách kiểm tra tim mạch tại nhà kể trên, bạn có thể áp dụng động tác chạm tay đến ngón chân để xem xét sức khỏe của trái tim. Một trái tim khỏe mạnh sẽ không gặp khó khăn khi thực hiện động tác này.

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác
Động tác chạm tay vào đầu ngón chân giúp bạn kiểm tra sức khỏe tim mạch

Tuy nhiên khi tim đang gặp vấn đề, việc kéo giãn cơ thể có khả năng gây chèn ép khiến hơi thở trở nên khó nhọc. Cách kiểm tra đơn giản như sau:

  • Đầu tiên bạn sẽ ngồi ra sàn nhà, trên giường hoặc bất kỳ mặt phẳng cố định nào.
  • Duỗi chân về phía trước, bàn chân dựng thẳng.
  • Tiếp đến từ từ đưa hai tay về trước, rướn người để chạm ngón tay đến các đầu ngón chân.
  • Trường hợp bạn chạm được các đầu ngón chân, giữ chân thẳng có nghĩa tim bạn vẫn hoạt động tốt.

Tuy nhiên, người gặp vấn đề tim mạch thường khó thực hiện, tay không chạm tới chân. Điều này cho thấy lưng và chân cứng, động mạch dày, kém đàn hồi hơn những người khỏe mạnh bình thường. Phương pháp này cũng giúp bạn đánh giá mức độ lưu thông máu trong cơ thể.

Thông thường hiện tượng cứng động mạch xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá thường xuyên, béo phì, lười vận động,… Khi đó tim cũng trở nên yếu hơn, dễ gặp phải tình trạng tắc mạch, co bóp quá mức dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ đột ngột cực kỳ nguy hiểm.

Kiểm tra sức khỏe tim mạch bằng tô nước đá

Phương pháp kiểm tra sức khỏe tim mạch bằng tô nước đá lạnh được nhiều người thực hiện. Bên cạnh sử dụng các dụng cụ y tế, đây là biện pháp tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả, cho thấy cơ thể có đang gặp vấn đề bất thường hay không. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một tô nước lạnh có thể nhúng ngập bàn tay vào.
  • Tiếp hành cho đá để tăng độ lạnh, sau đó nhúng bàn tay trực tiếp vào tô nước.
  • 30 giây rút tay lên, không ngâm tay quá lâu.
  • Trường hợp nhận thấy ngón tay đỏ ửng cho thấy tim đang hoạt động tốt, máu có đủ oxy, lưu thông máu ổn định.
  • Ngược lại, nếu bạn nhận thấy đầu ngón tay nhợt nhạt, chuyển sang màu xanh là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ đang mắc các bệnh về mạch máu, tim mạch. Nồng độ oxy trong máu không đảm bảo dẫn đến hiện tượng ngả màu xanh khi tiếp xúc với nước lạnh.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim, khi thực nghiệm cách kiểm tra tim mạch tại nhà bằng nước lạnh, cơ thể có thể sẽ xuất hiện các phản ứng đi kèm. Chẳng hạn một số người sẽ bị thở gấp, đột ngột đau ngực, choáng, chảy mồ hôi hột,… Hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý sớm.

Lưu ý khi áp dụng cách kiểm tra tim mạch tại nhà

Áp dụng các cách kiểm tra tim mạch tại nhà giúp người bệnh sớm phát hiện các bất thường, nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám chữa, điều trị phòng tránh rủi ro. Tuy nhiên, khi thực hiện các biện pháp kể trên, bạn đọc cần lưu ý:

Lưu ý khi áp dụng cách kiểm tra tim mạch tại nhà
Nghỉ ngơi thư giãn trước khi đo nhịp tim để đảm bảo độ chính xác cao nhất
  • Không đo nhịp tim khi cơ thể vừa vận động, di chuyển ngoài trời nắng nóng. Tốt hơn hết bạn cần nghỉ ngơi 20 – 30 phút để cơ thể ổn định trở lại giúp việc đo lường có độ chính xác cao hơn.
  • Sử dụng máy đo nhịp tim tại nhà có kết quả nhanh, nên nằm hoặc ngồi để cơ thể thoải mái sẽ giúp thu được kết quả chính xác. Việc cơ thể bị hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến chỉ số đo được, do đó tốt hơn hết bạn nên tiến hành kiểm tra lúc cơ thể thoải mái nhất cả về thế chất lẫn tinh thần.
  • Trường hợp đo mạch bằng tay nếu không thấy mạch đập thường là do bạn đo sai vị trí. Bạn nên dò tìm mạch, nghỉ 5 giây ở vị trí mạch để cảm nhận nhịp đập.
  • Không ấn tay quá mạnh vào mạch có thể gây ra các phản xạ làm ảnh hưởng đến nhịp đập của tim, tác động làm tổn thương mạch hoặc chèn ép gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Trường hợp bệnh nhân đang sử dụng các thuốc tân dược điều trị bệnh khi đo nhịp tim có thể nhận thấy một số thay đổi nhất định. Đặc biệt là đối tượng uống thuốc chẹn beta thường đo lường nhịp đập chậm hơn so với người bình thường.
  • Nếu sự thay đổi nhịp tim quá lớn hoặc quá thấp, bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Bởi, tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng tức thời nếu không được cứu chữa kịp thời, trường hợp xấu nhất khiến bệnh nhân tử vong tại chỗ.

Trên đây là những thông tin về các cách kiểm tra tim mạch tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng cho bản thân và người thân trong gia đình. Theo dõi huyết áp, chỉ số tim mạch thường xuyên là cách tốt nhất để bạn sớm phát hiện bất ổn và điều trị, phòng ngừa các biến chứng âm thầm gây hại nghiêm trọng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Gợi ý một vài cách trị tim đập nhanh tại nhà

Cách Trị Tim Đập Nhanh Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Cao

Tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như thở hổn...

Triệu chứng cảnh báo suy tim

Bệnh Suy Tim (Yếu Tim): Biểu hiện và Cách Chữa trị

Bệnh suy tim có thể nói là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khả năng biến chứng...

Biến chứng

Bệnh Tim Mạch: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Giải pháp điều trị

Bệnh tim mạch bao gồm nhiều vấn đề xảy ra tại tim, làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác...

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim các giai đoạn

Chế Độ Ăn Cho Người Suy Tim: Thực Đơn Từ Bộ Y Tế

Ngoài điều trị, chế độ ăn cho người suy tim cũng vô cùng quan trọng. Đây là một trong những...

Vai trò của giấc ngủ đối với người bệnh tim mạch

5 Tư Thế Nằm Tốt Cho Tim Mạch Người Bệnh Nên Biết Đến

Tư thế nằm tốt cho tim mạch, giảm áp lực lên tim, giúp người bệnh có giấc ngủ thoải mái....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.