Tai Biến Mạch Máu Não Lần 2 Có Nguy Hiểm Nhiều Không?

Tai biến mạch máu não lần 2 là một trong những vấn đề nguy hiểm có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Nếu không chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng cách, triệu chứng tai biến có khả năng tái phát với mức độ nặng nề hơn, khi đó người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro.

Tai biến mạch máu não lần 2 là gì?

Tai biến mạch máu não còn được gọi với tên gọi khác là đột quỵ não, đây là một hiện tượng nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh lại diễn biến khá âm thầm, liên quan đến nhiều vấn đề dẫn đến việc triệu chứng nặng có thể xuất hiện một cách đột ngột, khó kiểm soát.

Tai biến mạch máu não lần 2 là gì?
Cơn tai biến mạch máu não có thể tái phát nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách

Tai biến có thể xảy ra do xuất hiện cục máu đông, hẹp mạch máu do mảng xơ vữa. Tùy mức độ nặng nhẹ, thể trạng và thời gian cứu chữa mà người bệnh có thể vượt qua giai đoạn nguy hiểm hay không. Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo nên nhanh chóng gọi cấp cứu nếu nhận thấy người có dấu hiệu đột quỵ, thời gian càng sớm, cơ hội cứu sống càng cao.

Người bệnh có thể qua khỏi cơn nguy kịch, tuy nhiên khả năng bệnh tái phát cao. Trường hợp tai biến mạch máu não lần 2 có thể nặng hơn, gây ra nhiều di chứng hoặc thậm chí khiến bệnh nhân tử vong đột ngột. Đây là tình trạng cấp tính, nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não lần 2

Có hai nguyên nhân chính gây tai biến, thứ nhất là do tắc mạch máu não, thứ 2 là do mạch máu bị vỡ dẫn đến xuất huyết não. Trong đó, trường hợp tắc nghẽn mạch máu não xảy ra phổ biến nhất, chiếm 80% trong tổng số bệnh nhân.

Mạch máu nuôi não bị đứt quãng khiến não bộ bị thiếu dinh dưỡng và khí oxy. Tế bào não dần chết đi dần phát sinh các triệu chứng bất thường. Người bệnh được cấp cứu, điều trị kịp thời có thể vượt qua cơn tai biến mạch máu não lần đầu, tuy nhiên vẫn có khả năng tái phát lần 2 nếu không chăm sóc và theo dõi sức khỏe.

Nguyên nhân gây
Có nhiều yếu tố khiến tình trạng tai biến tái phát

Nhiều yếu tố tác động dẫn đến cơn tai biến mạch máu não lần 2 nguy hiểm. Dưới đây là các nguyên nhân chính, bạn đọc nên lưu ý để chủ động phòng tránh:

  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống không đều độ, không nạp đủ chất cho cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến tái phát. Nhất là nhóm bệnh nhân nguy cơ cao tiếp tục sử dụng những thực phẩm không lành mạnh, ăn uống kém khoa học khiến sức khỏe ngày càng suy nhược.
  • Chế độ sinh hoạt: Bệnh nhân đã trải qua tai biến lần đầu có thể mắc phải các di chứng, đi lại sinh hoạt khó khăn. Tuy nhiên trường hợp gắng sức làm, trị liệu không đúng cách,… có thể khiến cơn tai biến tái phát nhanh. Đặc biệt người bệnh không chăm sóc sức khỏe tốt, thức khuya, stress quá mức cũng là yếu tố tác động đến mạch máu não, gây tắc mạch dẫn đến tai biến, đột quỵ.
  • Bệnh huyết áp: Một trong những nguyên nhân tác động tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lần 2 là trường hợp huyết áp cao. Nếu không kiểm soát chỉ số huyết áp, người bệnh có thể bùng phát tai biến nặng, nguy hiểm khó cứu chữa.
  • Máu nhiễm mỡ: Hàm lượng mỡ máu cao là nguyên nhân gây tắc mạch máu não, tim mạch. Các cơ quan đầu não không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy dẫn đến trì trệ hoạt động kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó đột quỵ không tránh khỏi.
  • Bệnh tiểu đường: Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường gặp tai biến mạch máu não lần 2 cũng khá cao. Nhất là khi người bệnh không điều trị theo phác đồ khiến đường huyết tăng cao. Lúc này, tổn thương nội mạc mạch khiến cho mỡ máu ngày càng tích tụ nhiều, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu.
  • Bệnh lý khác: Bên cạnh các vấn đề kể trên, tình trạng tai biến tái phát có thể do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn do tổn thương tim, rối loạn chức năng tim và não bộ, bệnh thần kinh,…

Người bệnh sau khi điều trị tai biến lần đầu không nên chủ quan, thay vào đó cần nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh cơn đột quỵ tái phát đột ngột đe dọa sức khỏe, tính mạng. Bởi, trường hợp tổn thương chưa hồi phục tiếp tục gây ảnh hưởng chức năng não bộ nguy hiểm cao hơn, diễn biến nặng khó điều trị.

Tham khảo thêm: Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Tốt Nhất

Dấu hiệu phát hiện tai biến mạch máu não tái phát

Tai biến mạch máu não tái phát sau một thời gian người bệnh không chăm sóc cơ thể và điều trị đúng cách. Khi đó triệu chứng của bệnh có khả năng nặng nề hơn do cơ thể đã bị suy yếu, đang chịu các di chứng do cơn tai biến đầu tiên gây ra.

Dấu hiệu
Nhận biết sớm triệu chứng và cứu chữa càng sớm càng tốt

Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm khi tai biến mạch máu não lần 2 xuất hiện càng cao, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Do đó, tốt nhất người chăm sóc và chính bệnh nhân nên chủ động phòng tránh tình trạng này, bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng.

Trường hợp phát hiện các biểu hiện nghi ngờ cần nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa người bệnh đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ. Một số triệu chứng cần chú ý như:

  • Đầu xuất hiện cơn đau nhức dữ dội, người bệnh chóng mặt, choáng váng.
  • Buồn nôn, nôn ói, khó nói, nói không rõ lời, thậm chí một vài trường hợp không thể nói chuyện như bình thường.
  • Tay không thể cử động, chân cứng,… những biểu hiện bất thường ở tứ chi, người có khả năng bị liệt bán phần.
  • Bệnh nhân khó thở, thở gấp, nặng nề hơn có thể ngừng thở gián đoạn, ngưng tim khó cứu chữa.

Hãy gọi ngay cấp cứu, thực hiện các thao tác sơ cứu tại chỗ giúp bệnh nhân duy trì hô hấp. Tránh trường hợp đụng mạnh cơ thể người bệnh, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ gì khi triệu chứng tai biến bùng phát, trường hợp nôn ói hãy lau sạch nước dãi, đờm, thực phẩm trên miệng, mũi giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu, thời gian điều trị tai biến tái phát càng nhanh càng tốt. Người bệnh có thể tử vong tại chỗ nếu tim và não bộ không còn hoạt động. Do đó thời gian cấp cứu đột quỵ tính từng giây phút, không thể chủ quan.

Tai biến mạch máu não lần 2 nguy hiểm như thế nào?

Như đã đề cập, tai biến mạch máu não lần 2 nguy hiểm, nhiều rủi ro. Người bệnh có thể gặp phải các di chứng nặng hơn, ảnh hưởng đời sống, sức khỏe, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là những mối nguy hại tiềm ẩn khi cơn tai biến tái phát, bạn đọc thận trọng:

Tai biến mạch máu não lần 2 nguy hiểm như thế nào?
Người bệnh có khả năng đối mặt với nguy cơ tử vong khi cơn tai biến tái phát
  • Người bệnh dị tật khuôn mặt, cơ thể, trường hợp bị liệt nửa người trước đó có thể trở nên nặng hơn.
  • Cơn choáng váng, chóng mặt đột ngột xuất hiện có thể khiến bệnh nhân bị té ngã, chấn thương cơ thể.
  • Người bệnh có thể phải ngồi một chỗ, sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc vào người thân trong gia đình.
  • Người bị tai biến lần 2 có thể trạng suy nhược, dễ mắc bệnh vặt, cảm ốm, viêm phổi.
  • Trường hợp nặng, bệnh nhân phải nằm viện thời gian dài, tốn kém nhiều chi phí.
  • Không chỉ về mặt thể chất, tinh thần của bệnh nhân ngày càng sa sút, người bệnh dễ suy nghĩ tiêu cực, stress, tự ti khiến sức khỏe ngày càng giảm.

Ngoài những vấn đề kể trên, bệnh nhân tai biến lần 2 còn có khả năng bị nguy hại tính mạng do chậm trễ cấp cứu, nhất là khi triệu chứng đột ngột bùng phát, thời gian diễn biến nhanh người nhà không xử lý kịp.

Tham khảo thêm: Xơ Vữa Mạch Máu Não: Triệu chứng và Giải pháp điều trị

Phương pháp phòng ngừa tai biến lần 2

Cấp cứu tai biến mạch máu não càng sớm càng tốt giúp tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân. Trường hợp tai biến mạch máu não lần 2 cũng cần diễn ra nhanh chóng, kịp thời giúp bệnh nhân duy trì sự sống. Mặc dù vậy, không phải trường hơp nào cũng có thể cứu chữa khỏi.

Chính vì thế, hiện nay tỷ lệ tử vong do tai biến không ngừng gia tăng, trong đó số lượng bệnh nhân tử vong do tai biến tái phát cao. Chủ động phòng ngừa là công việc bạn đọc nên thực hiện. Một số lưu ý giúp bạn và gia đình ngăn chặn nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát:

Phương pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não lần 2
Xây dựng lối sống lành mạnh, nạp đủ dinh dưỡng giúp cơ thể cải thiện, phòng ngừa tai biến
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết, duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ưu tiên lựa chọn nhóm thực phẩm lành mạnh như rau củ quả, trái cây tươi, thịt trắng,… Đồng thời kiêng ăn những món chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, ngọt, quá chua.
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá: Có thể nói đây là những tác nhân gây tai biến và nhiều bệnh lý khác. Người đã từng bị tai biến mạch máu não cần hạn chế hoặc tốt nhất nên kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia, đồ uống chứa cồn để bảo vệ sức khỏe. Việc tiếp tục sử dụng chúng có thể khiến bệnh nhân có tỷ lệ tái phát tai biến cao hơn.
  • Xây dựng thói quen thể dục, thể thao: Tập luyện thể dục rèn luyện thể chất, xây dựng lối sống khoa học là cách giúp bệnh nhân tai biến sớm hoạt động trở lại, đồng thời ngăn nguy cơ tái phát bệnh. Đây là yếu tố quan trọng, giúp người bệnh phòng tránh nhiều rủi ro khác. Tập thể dục vừa sức, kiên trì và đều đặn giúp cải thiện sức khỏe, tăng lưu thông máu, chống nguy cơ đông máu, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não lần 2.
  • Điều trị bệnh theo phác đồ: Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nhất là bệnh nhân đang mắc các bệnh lý nền, bệnh mãn tính liên quan tim, phổi, não bộ,… Điều trị, theo dõi kiểm tra sức khỏe để phòng tránh tai biến tái phát.
  • Điều trị tâm lý: Người bệnh đã trải qua tai biến thường khá sợ, tự ti khi cơ thể mắc phải các di chứng kéo dài. Do đó, người thân trong gia đình cần động viên, đưa ra những lời khuyên tích cực để người bệnh thoải mái hơn, tránh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những hành động gây tổn hại sức khỏe. Do đó, có thể nói sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng đối với việc điều trị tai biến và phòng bệnh tái phát.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bệnh nhân nên tái khám theo lịch hẹn, theo dõi các chỉ số của cơ thể như huyết áp, đường huyết, nhịp tim,… Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ sớm.

Tai biến mạch máu não lần 2 có thể diễn biến nhanh và nguy hiểm hơn lần đầu tiên. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố làm tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não. Bệnh nhân không được cứu chữa kịp thời có khả năng tử vong cao. Trường hợp có thể cứu chữa có thể gặp di chứng nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Sơ cứu và điều trị tai biến mạch máu não ở người trẻ

Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ: Báo Động Nguy Hiểm

Tai biến mạch máu não ở người trẻ có xu hướng ngày càng gia tăng. Tình trạng này đáng báo động, cảnh báo người trẻ không được chủ quan trước...
Nguyên nhân gây bệnh và nhóm đối tượng nguy cơ 

Tai Biến Mạch Máu Não: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách xử lý

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ có tỷ lệ tử vong cao. Trong danh sách...

Nguyên tắc chăm sóc người bị tai biến mạch máu não

Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Tốt Nhất

Biết cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân có điều kiện phục hồi chức...

Tai biến liệt nửa người là gì?

Tai Biến Liệt Nửa Người: Cách Điều Trị Phục Hồi Nhanh

Tai biến liệt nửa người là một trong các di chứng do tai biến mạch máu não gây ra khiến...

Đột quỵ và tai biến là gì? Có khác nhau không?

Đột Quỵ và Tai Biến: Cách Phân Biệt, Phòng Tránh

Đột quỵ và tai biến có phải là hai bệnh lý khác biệt không? Đây là thắc mắc được nhiều...

Hướng dẫn sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách

Sơ Cứu Tai Biến: Cách Thực Hiện An Toàn Cho Người Bệnh

Biết cách sơ cứu tai biến giúp bạn chủ động xử lý tình huống, hỗ trợ người bệnh an toàn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *