Mạch Đập Nhanh: Nguyên nhân và Cách làm ổn định nhanh

Tình trạng mạch đập nhanh bất thường có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc vào yếu tố tác động. Trường hợp thay đổi nhịp tim có liên quan đến bệnh lý cần chủ động khám chữa để phòng tránh các biến chứng không mong muốn.

Mạch đập nhanh là như thế nào?

Như các bạn đã biết, ở trạng thái bình thường nhịp tim của mỗi người rơi vào khoảng 60 – 100 nhịp trong vòng 60 giây. Chỉ số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tâm trạng, mức độ vận động cơ thể. Chẳng hạn như lo âu, căng thẳng, sốt, chạy nhảy, làm việc ngoài trời nắng,…

Mạch đập nhanh là như thế nào?
Mạch đập nhanh hơn so với bình thường có liên quan đến nhiều yếu tố

Mạch đập nhanh là trường hợp đo được nhịp tim tăng trên 100 lần trong 60 giây. Sự rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trong thời gian ngắn sau đó ổn định hoặc có nhiều trường hợp kéo dài. Tùy vào nguyên nhân tác động sự thay đổi mạch đập có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt đời sống của mỗi người.

Bạn cần kiểm tra mạch đập nhanh bao nhiều lần mỗi phút, đồng thời áp dụng phương pháp ổn định sự gia tăng này nhằm phòng tránh rủi ro. Trường hợp tăng nhịp tim kéo dài, kèm theo các biểu hiện bất thường khác cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám chữa.

Các biểu hiện rối loạn nhịp tim

Mạch đập nhanh là thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn nhịp tim tăng cao hơn mức bình thường. Có nhiều trường hợp rối loạn, trong đó kể đến như tình trạng rung nhĩ, tăng nhịp đập tại tâm thất, nhanh thất, rung thất hoặc cuống nhĩ,… Chẳng hạn:

  • Rung nhĩ: Xảy ra khi có sự hỗn loại xung điện khiến tâm nhĩ co bóp nhanh hơn. Tình trạng rối loạn nhịp tim do rung nhĩ có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài.
  • Cuồng nhĩ: Tâm nhĩ có nhịp đập nhanh hơn trạng thái bình thường, tuy nhiên nhịp đập khá đều đặn. Tình trạng này có thể xảy ra song song với rung nhĩ trong một vài thời điểm.
  • Nhịp tim tâm thất nhanh: Một vị trí ở buồng tim dưới là tâm thất có sự gia tăng nhịp đập bất thường. Trường hợp mạch đập nhanh tại tâm thất có nguy cơ làm tim co bóp kém khiến máu đưa đến các bộ phận khác thiếu hụt. Tăng nhịp tim tâm thất có thể xảy ra ngắn hạn trong vài giây, tuy nhiên cũng có khả năng kéo dài đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Rung thất: Sự rối loạn xung điện trong tâm thất có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện sớm. Thông thường tình trạng này sẽ xuất hiện sau cơn đau tim hoặc diễn ra đồng thời với cơn đau tim. Đối tượng rung thất thường có tiền sử mắc bệnh tim hoặc bị chấn thương tổn thương động mạch tim.

Tham khảo thêm: Bệnh Tim Nào Nguy Hiểm Nhất? 6 Căn Bệnh Chớ Bỏ Qua

Nguyên nhân khiến mạch đập nhanh

Mạch đập nhanh có liên quan đến nhiều yếu tố từ thói quen sinh hoạt, ăn uống đến bệnh lý trong cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:

Nguyên nhân
Thói quen sống, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, bệnh lý trong cơ thể,… là nguyên nhân khiến nhịp tim tăng cao
  • Chế độ ăn uống: Ăn uống không đều độ, ăn phải các thực phẩm có khả năng gây dị ứng làm mạch đập nhanh bất thường. Bạn cần theo dõi, ghi nhận các thực phẩm nguy cơ và loại bỏ chúng hoặc ăn với lượng phù hợp để tránh các tác hại lên hệ thống tim mạch.
  • Tác dụng của thuốc: Sử dụng thuốc giảm cân, các nhóm thuốc trị bệnh hen suyễn, bệnh suy giáp,… có khả năng gây ra phản ứng phụ như tăng nhịp tim, khó thở, choáng váng trong quá trình sử dụng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy triệu chứng bất thường kéo dài để được hỗ trợ, khắc phục.
  • Thay đổi nội tiết tố: Mạch đập nhanh có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai, phụ nữ trước và sau kỳ hành kinh. Những thay đổi trong nội tiết tố là một trong các nguyên nhân làm thay đổi nhịp tim. Tuy nhiên hãy thận trọng, trường hợp thai phụ thấy đánh trống ngực, khó thở cần đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên do và có hướng giải quyết sớm.
  • Chất kích thích: Sử dụng cà phê, uống rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích, hút thuốc lá là yếu tố khiến mạch đập nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trường hợp lạm dụng chất kích thích có thể khiến bạn mắc bệnh tim mạch, từ đó sư rối loạn nhịp đập có thể kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.
  • Vận động thể chất: Mạch đập nhanh sau khi tham gia vận động thể chất, chơi thể thao, làm việc khuân vác,… Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
  • Tâm lý căng thẳng, stress: Những ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân khiến nhịp tim bất ổn. Cảm giác lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, lo âu làm nhịp đập tim nhanh hơn. Trường hợp nặng tim co bóp liên tục, ép tim trong thời gian dài thậm chí có khả năng gây biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh lý tim mạch: Không thể chủ quan khi thấy mạch đập nhanh, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tim mạch. Một số trường hợp bị bệnh động mạch, van tim, cơ tim, suy tim,… có nhịp tim tăng, giảm bất thường. Cần khám chữa sớm để phòng ngừa rủi ro cho người bệnh.

Ngoài các yếu tố kể trên, còn nhiều nguyên nhân khác tác động ảnh hưởng đến nhịp tim. Tuy nhiên trường hợp nhận thấy mạch đập nhanh bất thường, kéo dài, bạn hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, điều chỉnh sớm. Tránh các biến chứng tại tim gây hại sức khỏe, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng.

Triệu chứng nhận biết mạch đập nhanh

Mạch đập nhanh gây ra các biểu hiện bất thường. Bạn có thể nhận biết sớm và có hướng khắc phục dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, trường hợp mạch đập nhanh sau vận động mạnh có thể nghỉ ngơi, thư giãn để ổn định nhịp tim.

Triệu chứng nhận biết mạch đập nhanh
Tim đập nhanh hơn bình thường làm cơ thể mệt mỏi, khó thở, ho, đau đầu, choáng váng và nhiều biểu hiện bất thường khác

Trường hợp tim đập mạnh, dồn dập do bệnh lý cần nhanh chóng đến bệnh viện để được cứu chữa. Người bệnh sẽ nhận thấy các biểu hiện bất thường sau đây khi mạch đập nhanh hơn như:

  • Cảm giác khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Đau thắt ngực diễn ra đột ngột hoặc kéo dài.
  • Đau đầu, choáng váng, một số trường hợp bị ngất.

Kiểm tra huyết áp, mạch đập để nhận biết các nguy cơ và kịp thời xử lý. Bởi, sẽ rất nguy hiểm nếu các vấn đề tim mạch không được phát hiện và điều trị sớm. Biến chứng tại tim không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.

Tham khảo thêm: Bệnh Tim Có Nên Uống Trà Không? Tốt Hay Là Hại?

Mạch đập nhanh có nguy hiểm không?

Vậy mạch đập nhanh có nguy hiểm không? Tình trạng nhịp tim tăng nhanh bất thường có thể do ảnh hưởng từ quá trình vận động, làm việc quá sức, căng thẳng đầu óc,… Nếu sự rối loạn xảy ra một thời gian ngắn và kết thúc khi cơ thể được nghỉ ngơi, bạn đọc không cần quá lo lắng.

Biểu hiện bất thường sẽ thuyên giảm ngay sau đó mà không cần sử dụng thuốc hay can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này làm nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch chủ quan. Sự bất thường mạch đập có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan, nhưng chúng có thể bị lãng quên.

Nhất là khi triệu chứng xảy ra đột ngột và thuyên giảm nhanh. Mặc dù vậy, bạn hãy thận trọng nếu nhận thấy cơn đau tim, cảm giác khó chịu diễn ra thường xuyên, sờ vào ngực thấy tim đập nhanh, khó thở. Hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Trường hợp bệnh tim mạch kéo dài không được điều trị có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Không chỉ làm tổn thương tim, mạch máu, sự rối loạn nhịp tim còn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Triệu chứng mạch đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch vành, đột quỵ, suy tim,…

Cách ổn định nhịp tim nhanh chóng

Mạch đập được xem là ổn định dao động trong khoảng 60 – 100 nhịp trong vòng 60 giây. Tùy vào các trường hợp cụ thể, chỉ số này có thể tăng hoặc giảm khác nhau. Sự rối loạn khiến mạch đập nhanh hơn 100 nhịp mỗi phút có thể là do vận động mạnh, làm việc quá sức, hồi hộp hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý tim mạch.

Cách ổn định nhịp tim nhanh chóng
Theo dõi biểu hiện bất thường và chủ động khám và chữa trị

Dựa vào nguyên nhân gây nên hiện tượng mạch đập nhanh, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp kiểm soát phù hợp, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là cách ổn định mạch đập được áp dụng phổ biến:

Khắc phục mạch đập nhanh tại nhà

Áp dụng cho đối tượng tăng nhịp tim do lao động, tập luyện, những tình huống gây hồi hộp, lo lắng dẫn đến sự thay đổi tần suất của mạch đập trong 1 phút. Phương pháp tại nhà giúp bạn thư giãn, ổn định tinh thần, cơ thể dần phục hồi giúp nhịp tim quay về trạng thái cân bằng. Tham khảo:

  • Uống đủ nước: Tim đập nhanh xuất hiện sau khi bạn làm việc, vận động cần nhiều sức. Cơ thể bị mất nước gây nên hiện tượng thay đổi nhịp tim tăng cao hơn bình thường. Bạn cần nghỉ ngơi, thở đều và uống một ít nước để nhanh chóng bù nước cho cơ thể. Tuy nhiên hãy lưu ý, chỉ uống vài ngụm nhỏ, nuốt từ từ, không uống cùng một lúc quá nhiều nước .
  • Bổ sung chất điện giải: Ngoài bổ sung nước, bạn nên bổ sung khoáng chất, chất điện giải cho cơ thể sau vận động mạnh, di chuyển liên tục làm thể chất bị hao hụt. Cung cấp nước và khoáng chất giúp cho cơ thể sớm ổn định về trạng thái cân bằng. Điều này cũng gián tiếp giúp nhịp tim của bạn được kiểm soát, duy trì trạng thái an toàn.
  • Thư giãn, làm mát cơ thể: Hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau khi cơ thể mất nhiều sức lực. Tuy vậy bạn không nên nằm, ngồi ngay sau khi chạy nhanh, làm việc nặng nhọc. Thay vào đó, bạn hãy đứng hít thở hoặc ngồi thẳng lưng để các cơ quan hoạt động, tránh tình trạng chèn ép tim gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Bổ dung dinh dưỡng: Người gặp vấn đề về tim mạch nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp, lựa chọn các thực phẩm có lợi để thêm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Điều này giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch, nhờ đó tình trạng mạch đập nhanh cũng được kiểm soát, cải thiện đáng kể.
  • Tập hít thở đúng: Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, lo lắng quá mức khiến nhịp tim tăng cao. Lúc này cách tốt nhất để bạn ổn định mạch đập là hít thở sâu, thở đều để đưa oxy vào trong cơ thể nhiều nhất. Thư giãn, lắng nghe cơ thể, quan sát hơi thở vào ra là cách giúp bạn xoa dịu các tổn thương tinh thần, thư giãn đầu óc, bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.

Những biện pháp tại nhà giúp bạn ổn định nhịp tim, phòng ngừa tình trạng tăng nhịp đập gây áp lực lên tim dẫn đến các biến chứng khó lường. Trường hợp chẩn đoán mạch đập nhanh liên quan đến bệnh tim mạch hoặc các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khắc phục phù hợp.

Tham khảo thêm: Bệnh Tim Có Nên Uống Bia Rượu Không? Bác sĩ chia sẻ

Điều trị mạch đập nhanh tại y tế

Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng mạch đập nhanh gây ra các triệu chứng khó xác định như lo lắng, bất an, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu đột ngột,… Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khắc phục an toàn, giúp bệnh nhân phòng ngừa các rủi ro gây hại sức khỏe.

Cách ổn định nhịp tim nhanh chóng
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa

Những phương pháp chẩn đoán được áp dụng như siêu âm, xét nghiệm máu, điện tâm đồ, đo huyết áp,… Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị. Các hướng khắc phục bệnh tim mạch gây mạch đập nhanh như:

  • Sử dụng thuốc: Dùng thuốc kiểm soát sự gia tăng nhịp tim bất thường, ổn định huyết áp, phòng ngừa rủi ro tắc nghẽn mạch máu ảnh hưởng đến chức năng tim. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Phẫu thuật: Can thiệp ngoại khoa đối với trường hợp bệnh tim nặng, mạch đập nhanh liên tục trong nhiều giờ gây hại cho sức khỏe, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Các biện pháp được thực hiện dựa theo từng tình trạng sức khỏe của người bệnh. Qua đó, mạch tắc nghẽn được điều trị, phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Bạn đọc hãy chủ động đến bệnh viện uy tín, khám và điều trị bệnh lý liên quan gây ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch. Khi nhận thấy mạch đập nhanh bất thường, kéo dài và kèm theo các biểu hiện khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, xác định bệnh lý và điều trị đúng cách.

Phòng ngừa mạch đập nhanh và bệnh tim mạch

Bảo vệ sức khỏe tim mạch, chủ động phòng tránh tác nhân gây hại, duy trì nhịp tim ổn định giúp bạn giảm thiểu rủi ro gặp phải các biến chứng ảnh hưởng đời sống, sức khỏe. Đặc biệt, bệnh về tim nếu kéo dài, trở nên nặng nề có tiên lượng sống khá thấp.

Phòng ngừa
Xây dựng một đời sống lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Do đó, chuyên gia khuyến khích mọi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe. Lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn rau củ quả, trái cây tươi, lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hạn chế ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, kiêng uống bia rượu, không hút thuốc lá.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya. Tập thể dục, chơi thể thao vừa sức, vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể dẻo dai, áp lực máu lên thành động mạch được kiểm soát, phòng tránh bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Duy trì cân nặng cân đối, giữ tâm trạng lạc quan, thoải mái. Tránh áp lực, stress kéo dài làm rối loạn nội tiết tố, mạch đập. Kiểm soát các vấn đề tâm lý cũng là cách giúp bạn phòng ngừa được nhiều nguy cơ khác gây hại cho sức khỏe tổng thể.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi huyết áp thường xuyên. Trường hợp mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, bạn nên điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng mạch máu, tác động đến hệ tim mạch.

Mạch đập nhanh có thể ổn định sau thời gian cơ thể nghỉ ngơi, tuy nhiên đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý cần được khám chữa kịp thời. Bởi, những bất thường tại tim mạch nếu không kiểm soát lâu dần có thể phát sinh các biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim các giai đoạn

Chế Độ Ăn Cho Người Suy Tim: Thực Đơn Từ Bộ Y Tế

Ngoài điều trị, chế độ ăn cho người suy tim cũng vô cùng quan trọng. Đây là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình điều trị...
Lưu ý khi tập luyện thể dục cải thiện sức khỏe tim mạch

5 Bài Tập Tốt Cho Tim Mạch Được Nhiều Người Áp Dụng

Thực hành các bài tập tốt cho tim mạch giúp máu huyết lưu thông, hỗ trợ người bệnh điều trị...

Triệu chứng cảnh báo suy tim

Bệnh Suy Tim (Yếu Tim): Biểu hiện và Cách Chữa trị

Bệnh suy tim có thể nói là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khả năng biến chứng...

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim các giai đoạn

Chế Độ Ăn Cho Người Suy Tim: Thực Đơn Từ Bộ Y Tế

Ngoài điều trị, chế độ ăn cho người suy tim cũng vô cùng quan trọng. Đây là một trong những...

Thông tin cơ bản về cây óc chó

Cây Óc Chó Chữa Hở Van Tim Có Thật Sự Tốt Như Lời Đồn?

Cây óc chó được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với sức khỏe...

Phương pháp phòng ngừa trụy tim mạch

Trụy Tim Mạch Là Bệnh Gì? Dấu hiệu và Biện pháp điều trị

Trụy tim mạch có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Có thể nói đây là tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *