5 Tư Thế Nằm Tốt Cho Tim Mạch Người Bệnh Nên Biết Đến
Tư thế nằm tốt cho tim mạch, giảm áp lực lên tim, giúp người bệnh có giấc ngủ thoải mái. Tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm vấn đề này. Việc nằm sai tư thế, gây ép tim, chèn mạch máu khiến máu huyết không lưu thông tốt có thể làm bùng phát cơn đau tim, biến chứng tim mạch ngay trong lúc ngủ.
Vai trò của giấc ngủ đối với người bệnh tim mạch
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, không chỉ riêng bệnh nhân tim mạch. Ngủ ngon và sâu giấc giúp cơ thể dần phục hồi, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề này.
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vẫn tiếp tục thức khuya, ngủ không đủ giấc làm cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng tim, mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt, đối với tim mạch, việc ngủ đủ và sâu giấc giúp trái tim ổn định hoạt động, giảm áp lực, phòng biến chứng.
Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến cơ quan này, trong đó có thể kể đến như bệnh xơ vữa động mạch vành, bệnh van tim, cơ tim, đau tim, nhồi máu cơ tim,… Nguyên nhân chính gây ra những vấn đề tại tim thường liên quan đến mạch máu.
Trường hợp tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết khiến chức năng ngày càng suy giảm. Đồng thời, mảng xơ vữa hình thành trên thành động mạch càng dày càng tăng nguy cơ tắc mạch gây biến chứng tại tim, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Hiện nay, ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân còn được khuyến cáo xây dựng lối sống lành mạnh hơn. Trong đó, tư thế nằm tốt cho tim mạch cũng được đề cập. Việc thay đổi tư thế nằm, lựa chọn tư thế phù hợp, thoải mái giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ, giảm nguy cơ chèn ép mạch máu nuôi tim.
Ngoài ra, nằm ngủ đúng tư thế còn giúp bạn giảm các triệu chứng bệnh tim như đau tức ngực, khó thở, phù nề hai chi dưới,… Theo các chuyên gia, tư thế ngủ là yếu tố góp phần giúp người bệnh phục hồi sức khỏe tốt hơn, phòng tránh biến chứng.
Do đó, khi nằm nghỉ ngơi, nằm ngủ vào ban đêm, bạn nên lựa chọn tư thế thoải mái, phù hợp để giảm áp lực lên mạch máu, ngăn nguy cơ tắc mạch, ngừng tim, ngừng thở khi ngủ. Đặc biệt là đối với bệnh nhân mắc bệnh tim ở mức độ vừa và nặng.
Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch đúng cách theo Đông Y
Tư thế nằm tốt cho tim mạch giúp người bệnh ngủ ngon
Tư thế nằm tốt cho tim mạch giúp giảm áp lực lên cơ quan này, tránh biến chứng. Nhờ đó, giấc ngủ của người bệnh cũng ngon và sâu giấc hơn, góp phần thúc đẩy quá trình điều trị sớm đạt kết quả như mong đợi. Dưới đây là các tư thế tốt đối với từng trường hợp cụ thể:
1. Tư thế nằm cho người bệnh động mạch vành: Người bệnh có thể nằm nghiêng sang bên phải để tránh chèn ép lên động mạch vành, bảo vệ hoạt động tim mạch. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nằm ngửa, giữ thẳng người để máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm gánh nặng lên tim.
2. Tư thế nằm tốt cho người bị huyết áp cao: Tình trạng cao huyết áp có thể gây ra biến chứng tim mạch nguy hiểm. Để tránh nguy cơ huyết áp tăng cao khi ngủ, người bệnh nên nằm sấp, tránh nằm ngửa.
3. Tư thế nằm tốt cho người bị giãn tĩnh mạch chi: Để thúc đẩy máu chảy về tim nhiều hơn, khi ngủ bạn nên dùng gối hoặc vật mền cao kê chân lên trên. Việc này giúp mạch máu lưu thông đều, tránh nguy cơ tắc mạch chi dưới gây tê chân khó chịu làm ảnh hưởng giấc ngủ.
4. Tế thế nằm ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ khi ngủ: Người bệnh tim mạch có thể lên cơn đau tim, tắc mạch trong lúc ngủ dẫn đến tử vong. Do đó, khi ngủ bạn nên đổi tư thế nằm thường xuyên để tránh máu huyết ùn ứ gây biến chứng.
5. Tư thế nằm tốt cho người bệnh suy tim giai đoạn đầu: Nằm đúng tư thế, cơ thể thoải mái tăng cường lưu thông máu, phòng tránh các biến chứng. Với bệnh nhân suy tim giai đoạn đầu có thể điều chỉnh tư thế nằm để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng nề hơn. Theo đó, người bệnh nên nằm nghiêng sang phải, đầu kê gối cao vừa phải để máu huyết lưu thông tốt, tránh chèn ép lên tim.
Trên đây là các tư thế nằm tốt cho tim mạch, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, phòng ngừa biến chứng xảy ra trong khi ngủ. Bạn đọc có thể tham khảo và dần điều chỉnh thói quen khi ngủ để giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm áp lực lên tim và mạch máu.
Tham khảo thêm: Bệnh Tim Nào Nguy Hiểm Nhất? 6 Căn Bệnh Chớ Bỏ Qua
Những tư thế không tốt tim mạch
Bên cạnh điều chỉnh tư thế tốt cho tim mạch theo các trường hợp cụ thể như đã đề cập, bạn đọc cần lưu ý những tư thế có thể gây tác hại nghiêm trọng đến tim mạch, tăng nguy cơ biến chứng khi ngủ. Chẳng hạn như:
- Nằm nghiêng sang trái: Nằm nghiêng người sang trái khiến trọng lượng cơ thể đổ dồn về một phía, đặc biệt bên trái là vị trí của tim. Điều này dễ gây tắc nghẽn mạch máu, tăng áp lực lên tim dẫn đến các biến chứng khi ngủ, có khả năng gây đột tử, tử vong.
- Nằm ngửa: Đây cũng là tư thế không phù hợp đối với bệnh nhân tim mạch, nhất là trường hợp bị suy tim. Bởi, khi nằm ngửa, phần cuống lưỡi thường hạ thấp khiến không khí đi vào trong ít hơn, đồng thời nước bọt cũng có khả năng cao lọt vào khí quản gây sặc. Trường hợp có tiền sử trào ngược dạ dày, tư thế này cũng có khả năng làm tăng rủi ro trào ngược gây đột tử ở người gặp vấn đề về tim.
Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen đặt tay lên ngực, lên trán khi ngủ, ngủ nằm đè lên tay khiến mạch máu lưu thông kém. Những thói quen này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với giấc ngủ và sức khỏe tim mạch. Đặc biệt bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị nên điều chỉnh các thói quen khi ngủ này.
Trên đây là những thông tin về các tư thế nằm tốt cho tim mạch, bạn đọc có thể tham khảo. Mỗi trường hợp bệnh lý sẽ tương ứng với tư thế phù hợp. Nằm ngủ thoải mái, thư giãn cơ thể, tránh chèn ép lên trái tim giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tim diễn ra thuận lợi, an toàn hơn.
Có thể bạn quan tâm
- 9 Loại Thuốc Trị Bệnh Tim Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định
- Chế Độ Ăn Cho Người Suy Tim: Thực Đơn Từ Bộ Y Tế
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!