Xơ Vữa Động Mạch Vành: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Chữa trị
Xơ vữa động mạch vành có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm. Đây là một trong những vấn đề tim mạch thường gặp, nhiều người mắc phải. Trường hợp bệnh nặng không được điều trị có thể gây nhồi máu cơ tim, suy giảm chức năng tim, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Xơ vữa động mạch vành là gì? Nguy hiểm không?
Xơ vữa động động mạch là một trong những vấn đề cực kỳ nguy hiểm. Bởi các vật chất tích tụ trong thành động mạch diễn ra âm thầm. Triệu chứng khi bùng phát đã cho thấy tình trạng xơ vữa tiến triển nghiêm trọng.
Các động mạch lớn trên cơ thể đều có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Thông thường các mảng xơ vữa sẽ hình thành ở nhiều động mạch, không xảy ra tại một vị trí. Trong đó có hiện tượng xơ vữa động mạch vành.
Động mạch vành đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, là bộ phận dẫn truyền dinh dưỡng, oxy nuôi tim. Tuy nhiên khi mảng xơ vữa xuất hiện tại đây sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu khiến động mạch yếu, cứng, lòng mạch thu hẹp không gian.
Tim bị thiếu máu trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy không chỉ đối với sức khỏe mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do xơ vữa động mạch vành trên thế giới khá cao, tỷ lệ mỗi năm càng gia tăng.
Trường hợp bệnh tiến triển nặng không được kiểm soát, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như suy tim, nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành và các vấn đề khác. Sức khỏe kém, các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng, cơn đau tim dữ dội có thể gây thiếu oxy nghiêm trọng khiến bệnh nhân không qua khỏi.
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành
Xơ vữa động mạch vành xảy ra do liên quan đến tình trạng tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Khi đó, hàm lượng cholesterol tốt giảm dần. Nguy cơ tích tụ chất béo tại thành động mạch tăng cao. Lòng mạch có thể bị tổn thương do các mảng xơ vữa, cục máu đông xuất hiện dần thu hẹp đáng kể.
Đặc biệt khi cục máu đông bị phá vỡ, chúng di chuyển theo dòng chảy của máu đến các động mạch hẹp hơn dẫn đến tình trạng tắc mạch. Trường hợp nặng người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim, suy tim. Mặc dù nguy hiểm, tuy nhiên các triệu chứng xơ vữa động mạch vành giai đoạn hình thành khá mờ nhạt.
Do đó không phải trường hợp nào cũng phát hiện từ sớm. Đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn cho thấy xơ vữa động mạch vành đã nặng nề, có khả năng cao biến chứng. Vậy, nguyên nhân nào khiến động mạch vành hẹp và xuất hiện các mảng xơ vữa.
Dưới đây là các yếu tố làm tăng cholesterol xấu trong máu gây bệnh mạch vành, bạn đọc nên lưu ý:
- Chế độ ăn uống không đảm bảo, người bệnh ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn quá ngọt, quá mặn,… Chúng có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao, đồng thời gây tích tụ chất béo xấu trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Những người có cân nặng quá cỡ, thừa cân, béo phì có lượng mỡ dày. Đây là đối tượng có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao. Bởi, cơ thể không chuyển hóa chất béo tốt khiến chúng có khả năng bám dính vào thành mạch gây tắc mạch.
- Ngoài ra, tình trạng tổn thương nội mạc cũng có thể xảy ra do thói quen hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu,… Các độc tố có khả năng tích tụ trong cơ thể làm phát sinh nhiều biểu hiện bất thường.
Xơ vữa động mạch vành có khả năng xảy ra ở người lớn tuổi hơn so với người trẻ tuổi. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện dựa trên những bệnh lý trước đó, chẳng hạn bệnh về huyết áp, bệnh thận, bệnh tiểu đường,….
Việc điều trị sẽ hiệu quả hơn nếu bạn nhận biết được nguyên nhân và yếu tố chính gây bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị giúp bạn sớm kiểm soát tình trạng xơ vữa, phòng ngừa biến chứng nguy hại sức khỏe.
Tham khảo thêm: Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ: Báo Động Nguy Hiểm
Triệu chứng nhận biết xơ vữa động mạch vành
Tương tự những trường hợp xơ vữa động mạch khác, người bệnh xơ vữa động mạch vành có triệu chứng mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Do đó đa số các trường hợp không phát hiện, đến khi mảng xơ vữa dày lên gây tắc mạch sẽ khó khăn cho việc điều trị.
Lúc này, máu không chảy vào tim đủ để cung cấp oxy và dinh dưỡng khiến tim suy yếu hoạt động gây ra các cơn ép tim, đau tim bất thường. Bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám và chữa trị sớm nếu cơn đau lặp lại và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mỗi bệnh nhân có các biểu hiện nặng nhẹ khác nhau tùy mức độ xơ vữa động mạch. Ngoài đau thắt ngực, người bệnh còn có các biểu hiện bất thường khác như khó thở, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đầu óc cẳng thẳng,…
Khi tình trạng xơ vữa động mạch vành trở nên nặng nề hơn, cơn đau có thể trở nên không ổn định. Mỗi đợt bùng phát triệu chứng thường kéo dài trên 15 phút. Hãy nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, điều trị.
Chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành
Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa sớm, phòng ngừa rủi ro biến chứng gây hại sức khỏe. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, thu thập các thông số về huyết áp, nhịp tim, tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình người bệnh.
Các xét nghiệm cần thiết sẽ được tiến hành nhằm chẩn đoán chính xác hơn vấn đề mà người bệnh đang gặp phải. Theo đó, bệnh nhân có thể được xét nghiệm máu, kiểm tra hoạt động tim, phổi qua chụp X quang, đo điện tâm đồ, Xét nghiệm sinh hóa protein, chụp cắt lớp,…
Sau khi thu được kết quả chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để phòng ngừa rủi ro. Dưới đây là những biện pháp chữa xơ vữa động mạch vành, bạn đọc tham khảo:
Sử dụng thuốc
Người bệnh được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc dựa trên tình trạng sức khỏe. Các loại thuốc giúp kiểm soát tốc độ hình thành mảng xơ vữa, ngăn chặn rủi ro biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng. Thuốc có tác dụng làm tan mảng xơ, đồng thời kiểm soát dòng chảy của máu, giúp huyết áp ổn định hơn.
Từ đó, triệu chứng đau thắt tim cũng được cải thiện, duy trì hoạt động cho cơ quan quan trọng này. Theo đó, người bệnh có thể được dùng các loại như statin, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu, thuốc kiểm soát đường huyết,… Mỗi loại sẽ mang lại các công dụng riêng.
Bạn nên thận trọng trong quá trình dùng thuốc, không lạm dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu cơ thể có biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều chỉnh sao cho phù hợp hơn, bảo đảm an toàn sức khỏe.
Tham khảo thêm: Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Tốt Nhất
Phẫu thuật
Xơ vữa động mạch vành có thể phát sinh nhiều biến chứng. Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật điều trị. Mục đích của việc can thiệp ngoại khoa là mở rộng mạch bị tắc nghẽn, loại bỏ mảng xơ vữa giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
Một số trường hợp bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật phẫu thuật bắt cầu, lấy một phần động mạch từ các vùng khác trên cơ thể để máu đi qua tránh phần mạch bị tắc nghẽn. Sau điều trị, bệnh nhân vẫn có khả năng tái phát hẹp động mạch nếu không chăm sóc tốt.
Bên cạnh biện pháp kể trên, bác sĩ có thể chỉ định nong mạch giúp bạn phòng tránh tình trạng tắc nghẽn gây biến chứng. Mạch được nong bằng dụng cụ chuyên dụng, vị trí mạch hẹp sẽ được nong rộng ra cho máu huyết lưu thông.
Phẫu thuật điều trị bệnh có thể tiềm ẩn các rủi ro nhất định, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện uy tín để thực hiện, phòng ngừa các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Đồng thời, kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tích cực.
Chăm sóc tại nhà
Xơ vữa động mạch vành có thể gây biến chứng đe dọa đến tính mạng. Nếu quá trình chữa bệnh bạn vẫn duy trì những thói quen xấu sẽ khiến bệnh tiến triển, không khỏi và phát sinh các rủi ro nguy hiểm. Do đó, song song với phương pháp điều trị, bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc cơ thể đúng cách để tăng cường hiệu quả chữa bệnh.
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn cải thiện sức khỏe tốt hơn tại nhà, phòng ngừa bệnh biến chứng hoặc tái phát xơ vữa động mạch vành:
- Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Hạn chế làm việc, lao động quá sức ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
- Không nên chạy bộ, leo cầu thang, vận động khiến cơ thể tốn nhiều sức làm tăng nguy cơ ép tim, huyết áp cao gây ảnh hưởng đến tình trạng xơ vữa động mạch.
- Trường hợp có biểu hiện đau ngực, khó chịu người bệnh không nên đi lại, nên ngồi yên hoặc nằm nửa ngồi nửa nằm. Nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.
- Người bệnh ưu tiên ăn những món cháo, súp, sữa lỏng dễ nhai, dễ tiêu hóa. Không ăn mặn, không ăn quá ngọt, kiêng các món từ nội tặng động vật, hạn chế dầu mỡ,…
- Bổ sung vào thực đơn ăn uống cho người bệnh nhiều rau xanh, trái cây, những loại thịt trắng, đậu, ngũ cốc.
- Đặc biệt trong thời gian điều trị xơ vữa động mạch, bệnh nhân cần tránh xa những đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá.
- Định kỳ đưa người bệnh đến cơ sở y tế tái khám, theo dõi tình trạng sức khỏe để kịp thời can thiệp khi cần thiết.
Xơ vữa động mạch vành có khả năng gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt là các rối loạn tại tim vô cùng nguy hiểm. Trường hợp bệnh kéo dài có thể gây tử vong. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường xuất hiện thường xuyên, bạn hãy chủ động đến gặp bác sĩ.
Tham khảo thêm: 15 Thực Phẩm Chống Xơ Vữa Mạch Máu Tốt Cho Người Bệnh
Phương pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch vành
Xơ vữa động mạch vành là một trong những trường hợp xơ vữa động mạch nguy hiểm, khả năng biến chứng cao. Đồng thời các triệu chứng giai đoạn đầu khó xác định nên thường bệnh đã trở nặng mới phát hiện làm tiên lượng điều trị thấp.
Do đó, tốt hơn hết bạn nên điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hợp lý hơn. Kết hợp theo dõi sức khỏe để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Một vài lưu ý:
- Cân bằng dinh dưỡng, không ăn quá mặn, quá ngọt, nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, chế biến các món đơn giản, không nhiều dầu mỡ.
- Duy trì cân nặng cân đối, ưu tiên ăn trái cây, rau củ quả, kết hợp tập luyện, vận động thể chất phù hợp.
- Ngưng hút lá, hạn chế bia rượu để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
- Điều trị các bệnh lý về tim mạch, huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trường hợp nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ, bạn hãy chủ động đến bệnh viện uy tín khám và chữa trị, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
- Khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan trong cơ thể định kỳ, theo dõi huyết áp để kịp thời phát hiện các bất thường, ngăn rủi ro biến chứng hại sức khỏe.
Xơ vữa động mạch vành diễn biến thầm lặng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như đã đề cập bên trên. Trường hợp phát hiện muộn, người bệnh có tiên lượng sống thấp. Do đó, bạn hãy chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bằng cách xây dựng lối sống, ăn uống lành mạnh, kết hợp kiểm tra và theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Có thể bạn quan tâm
- Xơ Vữa Mạch Máu Não: Triệu chứng và Giải pháp điều trị
- Thuốc Làm Tan Mảng Xơ Vữa Động Mạch [Lưu ý khi dùng]
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!