Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu phát hiện muộn và không điều trị đúng cách. Đặc biệt, người già có sức khỏe kém, cơ thể lão hóa tự nhiên khiến việc phục hồi chức năng tim khó khăn, tiên lượng sống ngắn hơn so với người trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Người cao tuổi là nhóm đối tượng bệnh nhân mắc các vấn đề tim mạch hàng đầu. Theo thống kê trên thế giới, người có tuổi càng cao đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh tim càng tăng. So với người trẻ, khỏe, sự phát triển tổn thương tim khi tuổi về già tiên lượng sống ngắn, khả năng điều trị thấp.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Người cao tuổi có khả năng cao mắc các bệnh lý về tim mạch

Trong những nguyên nhân được cho rằng là tác nhân ảnh hưởng đến bệnh tim mạch ở người cao tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên được xem là yếu tố nguy cơ chính. Như các bạn đã biết, cơ thể theo thời gian sẽ có những sự thay đổi nhất định về hình thái, chức năng của các cơ quan.

Tim cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng bởi quá trình tự nhiên này. Tim to hơn, cơ tim giãn và suy giảm chức năng khiến tim mạch ở người già yếu, khả năng bơm máu giảm dần theo thời gian. Đồng thời, cùng với sự tích tụ canxi, mảng xơ vữa trên thành động mạch khiến máu huyết lưu thông không đều.

Ngoài hiện tượng tuần hoàn máu giảm, cơ tim co bóp bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm gây ra các triệu chứng khó chịu. Đặc biệt, hoạt động của tim trở nên khó nhọc hơn khi người già đi lại, vận động liên tục, lo âu, căng thẳng,…

Tùy mỗi trường hợp bệnh lý, nguyên nhân gây tổn thương tim sẽ khác nhau. Ngoài ảnh hưởng xơ vữa động mạch, thay đổi cấu trúc tim, nhiều khả năng bệnh tim ở người cao tuổi hình thành từ quá trình sống, sinh hoạt không lành mạnh trước đó, do ăn uống thiếu thốn, không nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Tổn thương có thể hình thành trong thời gian dài, đến khi cơ thể có tuổi, kết hợp với sự lão hóa tự nhiên khiến triệu chứng tim mạch ngày càng rõ ràng hơn. Bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện người cao tuổi mắc bệnh lý nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Người già mắc bệnh tim mạch có khả năng gặp phải biến chứng nguy hiểm

Trường hợp không điều trị, bệnh nhân có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng. Ngoài ra, tỷ lệ người bệnh cao tuổi mắc bệnh tim khó chữa cao, tăng tỷ lệ tử vong ở người già. Do đó, không nên chủ quan trước các biểu hiện bất thường, nên đưa người già đến bệnh viện để được thăm khám, hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.

Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp

Để bạn đọc hiểu hơn về những bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp và mức độ nguy hại của chúng, dưới đây là sơ lược một số vấn đề tại tim như:

Bệnh huyết áp ở người già

Tỷ lệ người già mắc phải chứng cao huyết áp ngày càng gia tăng. Có thể nói, đây là một trong các vấn đề phổ biến, nhiều người mắc phải, có nguy cơ biến chứng nếu không phát hiện và điều chỉnh khắc phục bằng biện pháp phù hợp.

Cao huyết áp ở người già nói riêng và bệnh huyết áp nói chung có khả năng tác động đến dòng chảy máu huyết, ảnh hưởng đến chức năng tim. Nguyên nhân gây ra sự gia tăng chỉ số này liên quan đến chế độ ăn uống, lão hóa cơ thể, thói quen uống rượu bia, đồ uống chứa cồn, thuốc lá hoặc ảnh hưởng từ nhiều bệnh lý khác.

Trường hợp người già bị cao huyết áp đột ngột có thể gây tắc nghẽn mạch máu, suy tim dẫn đến tử vong. Do đó, việc theo dõi huyết áp ở người cao tuổi cực kỳ cần thiết. Trường hợp nhận thấy chỉ số huyết áp tăng cao hơn mức bình thường quá lớn phải áp dụng biện pháp hạ áp ngay, đồng thời nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất đề được cấp cứu.

Xơ vữa động mạch gây bệnh tim mạch ở người già

Xơ vữa động mạch cũng là bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay. Bệnh xuất hiện âm thầm, diễn biến trong thời gian dài mới phát sinh các triệu chứng nhận biết. Tuy nhiên càng ngày, mảng xơ vữa càng dày khiến người cao tuổi đối mặt với những rủi ro nguy hiểm.

Bệnh hình thành liên quan đến nhiều yếu tố. Chẳng hạn như thói quen ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, quá béo, do thói quen lười vận động, ảnh hưởng từ huyết áp cao và nhiều bệnh lý khác. Người bị xơ vữa động mạch nếu không sớm khắc phục có rủi ro cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn nhịp tim có khả năng biến chứng

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, rối loạn nhịp tim là một trong số đó. Tim đập nhanh, đập chậm bất thường đều gây ra nhiều vấn đề đối với hoạt động của tim và các cơ quan khác. Trường hợp suy tim nặng, người già có tiên lượng sống thấp.

Các bệnh tim mạch
Nhịp tim đập bất thường là một trong những bệnh tim mạch ở người già nhiều người gặp phải

Hãy nhanh chóng đưa người già đến bệnh viện nếu nhận thấy triệu chứng bất thường như tăng hoặc giảm mạch, loạn nhịp tim, đau tim thắt ngực, khó thở, người vã mồ hôi, choáng váng,… Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị hoặc áp dụng biện pháp chuyên sâu hơn để kiểm soát phòng biến chứng

Nhồi máu cơ tim – Bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Người già có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Trong đó, nguy cơ các vấn đề tại tim gây nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi là rất cao. Tình trạng này có khả năng đe dọa tính mạng nếu người bệnh không được cứu chữa kịp thời.

Nguyên nhân khiến bệnh nhân cao tuổi gặp phải tình trạng nhồi máu cơ tim thường bắt nguồn từ xơ vữa động mạch vành không được kiểm soát. Mạch máu suy yếu, cứng hơn, không còn đàn hồi như người trẻ khiến người già gặp nhiều vấn đề tại đây.

Cấu trúc mạch máu biến đổi do sự xuất hiện của các mảng xơ vữa ngày càng tích tụ nhiều trên thành động mạch. Lòng mạch hẹp dần khiến máu huyết lưu thông kém, nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cao. Trường hợp cấp cứu chậm, người bệnh có thể bị chết tim, xuất huyết dẫn đến tử vong.

Bệnh van tim ở người cao tuổi

Bệnh tim mạch có nhiều dạng, chúng xuất hiện và gây ảnh hưởng lên nhau. Vấn đề này có thể là tiền để để vấn đề khác xuất hiện. Trong đó, bệnh tim mạch ở người cao tuổi liên quan đến van tim cũng có khả năng hình thành do hệ quả nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, tổn thương cơ tim do cao huyết áp kéo dài,…

Van tim có thể hở 1 hay 2 lá, nhiều trường hợp liên quan yếu tố di truyền, dị tật tim bẩm sinh. Người già bị bệnh van tim có nguy cơ gặp phải các biến chứng khó lường. Chẳng hạn khả năng suy tim cao, ảnh hưởng nhiều cơ quan khác đe dọa sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân cao tuổi.

Bệnh suy tim – Bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Suy tim là một trong những bệnh tim mạch ở người cao tuổi có khả năng biến chứng tăng nguy cơ tử vong. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim thường liên quan đến các yếu tố như lối sống kém lành mạnh, mắc bệnh đái tháo đường, bệnh về tuyến giúp, rối loạn lipid máu,…

Người già bị suy tim gặp phải nhiều biểu hiện bất thường chẳng hạn như tình trạng thở khó, mệt mỏi, chân phù nề, ho nhiều, tiểu đêm, đau tức ngực đột ngột, kéo dài,… Nhận biết triệu chứng và điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trường hợp suy tim nặng có thể khiến bệnh nhân cao tuổi tử vong. Do đó, bạn đọc không nên chủ quan, thay vào đó cần đưa người thân đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Nếu có biểu hiện bất thường, việc can thiệp sớm giúp bạn kéo dài tiên lượng sống tốt nhất, kiểm soát bệnh tim hiệu quả hơn.

Điều trị bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Hãy đưa người già đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy triệu chứng như đau ngực, nhịp tim tăng hoặc giảm bất thường, huyết áp cao hoặc giảm không rõ nguyên do, khó thở, choáng váng, người mệt mỏi, mất sức,… Chúng có thể là triệu chứng bệnh tim mạch ở người cao tuổi.

Nếu không sớm khắc phục, bệnh nhân có nhiều rủi ro gặp phải biến chứng đe dọa đến tính mạng. Tại bệnh viên, bác sĩ tiến hành các phương pháp kiểm tra, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải, đồng thời chỉ định giải pháp điều trị an toàn giúp kéo dài tiên lượng sống tốt nhất.

Mỗi tình trạng sẽ có phác đồ điều trị riêng. Dưới đây là các biện pháp chữa bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường được áp dụng:

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Bệnh tim mạch thường là hệ quả của nhiều vấn đề sức khỏe khác gây nên. Theo đó, bệnh nhân có tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh tim tăng, đồng thời cơ thể cũng tồn tại song song các bệnh lý khác. Chẳng hạn tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bệnh xương khớp, gan, thận,… chúng có thể xuất hiện cùng lúc.

Điều trị bệnh tim mạch
Sử dụng thuốc theo phác đồ giúp kiểm soát rủi ro cho người cao tuổi

Khi đó, dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Ngoài dùng thuốc trị bệnh tim, người bệnh còn được dùng kết hợp thuốc chữa các bệnh lý liên quan khác nhằm kiểm soát bệnh tốt nhất, phòng tránh biến chứng.

Một số thuốc chữa bệnh tim như thuốc chẹn canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể,… Mỗi loại thuốc mang lại tác dụng riêng, giúp kiểm soát triệu chứng, ổn định nhịp tim cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hãy thận trọng đối với tác dụng phụ.

Tuân thủ theo phác đồ điều trị, không sử dụng thuốc uống bừa bãi, không lạm dụng, tùy tiện kết hợp thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Trường hợp dùng sai thuốc, kết hợp thuốc quá liều dẫn đến tình trạng tương tác thuốc cực kỳ nguy hiểm.

Ngoài ra, khi dùng thuốc một thời gian bạn nhận thấy phản ứng phụ nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý, khắc phục. Kết hợp điều trị bằng thuốc và chăm sóc cơ thể đúng cách để sớm khắc phục bệnh tim mạch ở người cao tuổi, phòng ngừa biến chứng.

Chữa bệnh bằng thủ thuật ngoại khoa

Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện điều trị ngoại khoa. Phương pháp can thiệp chuyên sâu chỉ định cho người bệnh nặng, dùng thuốc không mang lại hiệu quả khả quan.

Can thiệp ngoại khoa tác động trực tiếp vào tim, giúp tăng cường lưu thông máu, khắc phục tình trạng tắc mạch và nhiều vấn đề khác. Dựa theo mức độ tổn thương mà người bệnh đang gặp phải, phác đồ ngoại khoa được xây dựng tương ứng, đảm bảo an toàn, giúp người già kéo dài tiên lượng sống.

Mặc dù vậy, bạn cũng nên thận trọng, việc điều trị ngoại khoa cho người già tiềm ẩn vô số rủi ro. Trường hợp thực hiện tại cơ sở y tế không đảm bảo có thể gây tổn thương, sai sót dẫn đến tử vong. Do đó, bạn hãy chủ động tìm kiếm địa chỉ khám chữa uy tín, chất lượng để được kiểm tra, can thiệp khắc phục các vấn đề tại tim môt cách an toàn nhất.

Chăm sóc người già mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi có thể gây biến chứng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Do đó, chuyên gia khuyên người già nên chủ động đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ. Phát hiện các bất thường càng sớm càng giúp người bệnh phòng tránh được các rủi ro gây hại sức khỏe, bảo đảm an toàn tính mạng.

Chăm sóc người già
Phương pháp chăm sóc người bệnh mắc bệnh tim mạch

Bên cạnh áp dụng biện pháp điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người mắc bệnh tim mạch nên thận trọng với các vấn đề như sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Người cao tuổi cần bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, ưu tiên những món dễ ăn, mềm, không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên đề phòng huyết áp cao, người bệnh nên ăn nhạt, không ăn quá mặn, không ăn nhiều đồ ăn cay nóng, quá béo, nhiều dầu mỡ. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Nên ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt hơn. Không nên uống rượu bia, không lạm dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích, không nên hút thuốc lá. Xây dựng đời sống lành mạnh giúp cơ thể sớm cải thiện, bảo vệ và tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Trong thời gian dùng thuốc, nếu bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nên thông báo để được bác sĩ hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp, bảo vệ an toàn sức khỏe. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc kết hợp thuốc bừa bãi.
  • Thư giãn, dành thời gian nghỉ ngơi: Tránh áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến tình trạng tim mạch yếu. Người cao tuổi nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, làm việc vừa phải, không cố gắng quá sức để khiêng, vác đồ nặng.
  • Tập thể dục, rèn luyện thể chất: Tham gia tập thể dục vừa sức, duy trì cân nặng cân đối. Bên cạnh giúp tăng cường lưu thông máu, vận động cơ thể còn giúp người cao tuổi cải thiện đề kháng, tránh đông máu gây biến chứng tim mạch. Tuy nhiên nên chọn bài tập, bộ môn thể dục phù hợp.
  • Tái khám theo lịch hẹn: Đến gặp bác sĩ, kiểm tra sức khỏe theo lịch định kỳ. Trường hợp chức năng tim tổn thương nặng nề, có dấu hiệu biến chứng bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khắc phục an toàn, giúp kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.

Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi xuất hiện có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu không được khám chữa sớm. Trường hợp chủ quan, tổn thương tim mạch có khả năng gây đột tử, suy tim nghiêm trọng khiến người bệnh không qua khỏi dẫn đến tử vong. Chính vì thế bạn đọc cần thận trọng, sớm đưa người thân đến bệnh viện để được thăm khám, can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác

Cách Kiểm Tra Tim Mạch Tại Nhà Chính Xác, Dễ Thực Hiện

Biết được những cách kiểm tra tim mạch tại nhà giúp bạn sớm phát hiện bất thường và nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, xử lý phòng ngừa rủi...
Bệnh tim có nên uống trà không?

Bệnh Tim Có Nên Uống Trà Không? Tốt Hay Là Hại?

Bệnh tim có nên uống trà không? Người bệnh có thể sử dụng trà với lượng vừa đủ để cải...

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim các giai đoạn

Chế Độ Ăn Cho Người Suy Tim: Thực Đơn Từ Bộ Y Tế

Ngoài điều trị, chế độ ăn cho người suy tim cũng vô cùng quan trọng. Đây là một trong những...

Gợi ý một vài cách trị tim đập nhanh tại nhà

Cách Trị Tim Đập Nhanh Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Cao

Tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như thở hổn...

Các căn bệnh tim mạch thường gặp hiện nay

Bệnh Tim Nào Nguy Hiểm Nhất? 6 Căn Bệnh Chớ Bỏ Qua

Bệnh tim nào nguy hiểm nhất? Đây là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Trên thực tế bất kỳ...

Tác hại của bia rượu đối với sức khỏe

Bệnh Tim Có Nên Uống Bia Rượu Không? Bác sĩ chia sẻ

Bệnh tim có nên uống bia rượu không? Đa số các trường hợp bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.