Rối Loạn tim Mạch Là Bệnh Gì? Có Chữa Được Không?
Rối loạn tim mạch dẫn đến nhịp đập tim nhanh hay chậm bất thường. Sự việc này có liên quan đến nhiều vấn đề. Xác định nguyên nhân và điều chỉnh sớm giúp bạn phòng tránh được nguy cơ biến chứng.
Rối loạn tim mạch là như thế nào?
Rối loạn tim mạch là vấn đề nhiều người gặp phải hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn này. Để biết thêm chi tiết, bạn đọc cần nắm được quy cách vận hành của quả tim. Theo đó, mỗi quả tim sẽ có 4 buồng tim, trong đó hai buồng tim nhỏ gọi là tâm nhĩ, hai buồng tim lớn hơn sẽ gọi là tâm thất.
Tâm nhĩ nằm ở phía trên, tâm thất nằm ở phía dưới. Nút xoang nằm ở tâm nhĩ là nơi tạo ra nhịp tim. Nút xoang sẽ tạo ra một luồng xung động điện lan đến các tâm nhĩ rồi truyền xuống tâm thất. Sau đó, rung động sẽ được truyền đi khắp tim, thông qua đó, tim sẽ co bóp theo nhịp tạo thành nhịp đập của tim.
Ở người khỏe manh bình thường, nhịp tim mỗi phút đập dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi tùy mỗi hoàn cảnh, tình huống. Chẳng hạn khi vừa vận động mạnh, làm việc ngoài trời, vừa ăn no, bị sốt, lo lắng quá mức,… Nhịp tim có thể tăng hoặc giảm nhưng sau đó có thể khắc phục nhanh chóng.
Mặc dù vậy, một số trường hợp sự rối loạn tim mạch làm nhịp tim đập nhanh, chậm liên quan đến bệnh lý. Người bệnh nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cao. Vậy, thuật ngữ rối loạn tim mạch là gì? Được định nghĩa như thế nào?
Theo đó, rối loạn tim mạch là tình trạng nhịp tim đập thất thường, có lúc nhanh có lúc chậm. Một số trường hợp bác sĩ còn nhận thấy có ổ phát nhịp khác ở trong tim, hoặc do sự tổn thương hệ thống dẫn truyền trong tim khiến tim co bóp không nhịp nhàng, dần dần suy giảm chức năng.
Nhịp tim rối loạn là do đâu?
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng rối loạn tim mạch, tim đập lúc nhanh lúc chậm? Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp đập. Trong đó, các nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố bên trong hoặc bên ngoài.
Một số trường hợp rối loạn nhịp tim xảy ra thoáng qua, sau đó tự thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên không nên chủ quan nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường ngày càng nghiêm trọng hơn, nhịp tim rối loạn không ổn định có thể là dấu hiệu bệnh tim mạch.
Dưới đây là những yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim thường gặp, bạn đọc cần lưu ý:
- Sự suy yếu hoạt động của nút xoang khiến cho nhịp tim có sự thay đổi, nhịp đập không ổn định.
- Như đã đề cập bên trên, một số trường hợp phát hiện một ổ phát nhịp khác xuất hiện gây rối loạn nhịp đập.
- Ngoài ra, một vài người qua xét nghiệm nhận thấy một đường dẫn truyền bất thường bên trong tim được hình thành, làm cho nhịp tim rối loạn bất thường.
- Nhịp tim có thể đập nhanh, nhưng cũng có nhiều trường hợp đập chậm bất thường do hiện tượng block tim.
- Ảnh hưởng từ những chấn thương, dị tật từ thời thơ ấu.
- Gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh.
- Sự rối loạn trong tim, ảnh hưởng từ bệnh cường giáp,… và nhiều vấn đề khác.
Xác định nguyên nhân gây bệnh và chủ động điều trị sớm. Trường hợp bệnh diễn biến nặng không được điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng, thậm chí nguy cơ tử vong cao. Do đó, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện lạ, nhịp tim thay đổi bất thường.
Tham khảo thêm: Trụy Tim Mạch Là Bệnh Gì? Dấu hiệu và Biện pháp điều trị
Triệu chứng nhận biết rối loạn tim mạch
Nhận biết các dấu hiệu bất thường, áp dụng biện pháp điều trị phù hợp giúp bạn phòng tránh các rủi ro biến chứng. Chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện như sau:
- Nhịp tim nhanh chậm bất thường.
- Cảm giác hồi hộp, khó chịu, lo lắng.
- Đau ngực kèm theo tình trạng đánh trống ngực.
- Hơi thở vào ra khó khăn, chóng mặt, choáng váng thâm chí ngất xỉu đột ngột.
- Đổ nhiều mồ hôi, suy giảm vận động tứ chi.
Thăm khám bác sĩ và điều trị theo hướng dẫn. Kết hợp điều trị và chăm sóc đúng cách giúp tình trạng rối loạn tim mạch sớm cải thiện, bảo vệ an toàn sức khỏe. Bởi nếu các vấn đề tại tim kéo dài có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các dạng rối loạn nhịp tim thường xảy ra
Rối loạn tim mạch thể hiện ở sự bất thường trong nhịp đập của tâm nhỉ, tâm thất. Người ta phân chia tình trạng này thành nhiều dạng khác nhau, trong đó điển hình là tình trạng tim đập nhanh và tim đập chậm. Vậy, thế nào là nhịp tim nhanh, thế nào là nhịp tim chậm?
Theo đó, nhịp tim được cho là nhanh khi chỉ số đo được trong 1 phút tim có thể đập trên 100 cái. Trong khi nhịp tim chậm mỗi phút tim chỉ co bóp ít hơn 60 nhịp. Mỗi trường hợp sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu riêng. Tuy nhiên tình trạng nào cũng nguy hại, nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe.
Dưới đây là cụ thể hơn những dạng rối loạn nhịp tim thường gặp:
Nhịp tim nhanh tại tâm nhĩ
Nhịp tim nhanh tại tâm nhĩ có thể xuất phát từ tình trạng rung nhĩ, cuồng nhĩ. Khi đó, các xung điện hình thành một cách hỗn loạn khiến tim co bóp không đều. Nếu kéo dài, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề nặng nề hơn như tắc mạch chi, mạch tạng, mạch não,…
Ngoài sự rối loạn kể trên, một số trường hợp phát hiện trong buồng nhĩ và buồng thất xuất hiện một đường dẫn truyền phụ. Đường dẫn này là nguyên nhân làm nhịp tim thay đổi, chúng thường có mặt khi cơn đau tim xuất hiện hoặc khi người bệnh xúc động, vận động quá sức.
Đường dẫn sẽ là nơi tín hiệu bỏ qua nút AV truyền giữa tâm thất và tâm nhĩ khiến cho nhịp tim thay đổi. Cần khám và chữa trị sớm để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nhịp tim nhanh tại tâm thất
Nhịp tim nhanh xảy ra tại tâm thất cũng là dạng rối loạn tim mạch thường gặp hiện nay. Khi tâm thất co bóp thất thường sẽ làm cho máu huyết đổ về các cơ quan khác bị ảnh hưởng. Trường hợp rối loạn tại tâm thất kéo dài có khả năng gây rung thất, thậm chí người bệnh còn có nguy cơ tử vong cao.
Nhịp tim chậm
Như các bạn đã biết, tình trạng nhịp tim chậm xảy ra khi tim đập ít hơn 60 lần mỗi phút. Tình trạng này có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, một số người chỉ bị tác động vài phút rồi thuyên giảm, ổn định nhịp tim lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim có nhịp tim chậm kéo dài, khả năng cao gây ra các hệ lụy cho sức khỏe. Người bệnh cần được thăm khám, sử dụng thuốc điều hoặc hoặc phải can thiệp ngoại khoa để sửa chữa vấn đề tại tim, phòng biến chứng.
Nhịp tim sớm
Nhịp tim sớm hay còn gọi là ngoại tâm thu, đây là tình trạng rối loạn tim mạch nhiều người mắc phải. Đối với trường hợp này thông thường người bệnh không cần can thiệp điều trị, sau một thời gian ngắn nhịp tim sẽ ổn định trở lại. Mặc dù vậy, một số trường hợp, không chăm sóc cơ thể đúng cách khiến rối loạn nhịp tim sớm gây biến chứng.
Các vấn đề tại tim nên được kiểm tra và khắc phục sớm. Bởi, nếu nguy cơ rối loạn nhịp tim do bệnh lý, việc kéo dài triệu chứng làm cơ thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân thậm chí còn tử vong, tiên lượng sống cực kỳ thấp.
Tham khảo thêm: Bệnh Tim Có Nên Uống Bia Rượu Không? Bác sĩ chia sẻ
Rối loạn tim mạch nguy hiểm như thế nào?
Rối loạn tim mạch có khả năng phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là khi tình trạng rối loạn xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý. Tổn thương kéo dài làm cơ tim suy yếu, dễ gây suy tim và dẫn đến các hệ lụy khó lượng, nhất là biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh.
Dưới đây là những vấn đề có thể xảy ra nếu rối loạn tim mạch kéo dài không được kiểm soát:
- Tăng nguy cơ suy tim: Nhịp đập bất thường khiến cơ tim co bóp, giãn nở rối loạn dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng. Biến chứng suy tim có khả năng gây ra nhiều hệ lụy. Tình trạng máu không được bơm đến các cơ quan khác sẽ phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là nguy cơ thu hẹp tiên lượng sống của người bệnh.
- Khả năng đột quỵ cao: Các bất thường tại tim có thể trở nên nghiêm trọng hơn làm máu huyết lưu thông kém. Các mảng xơ vữa hình thành, xuất hiện cục máu đông có thể dẫn đến tắc mạch máu. Đột quy cao khiến người bệnh đối mặt với khả năng tử vong.
- Các biến chứng khác: Ngoài hai trường hợp nguy hiểm xảy ra phổ biến bên trên, người bị rối loạn tim mạch còn gây ra nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như tình trạng nhồi máu lách, nhồi máu cơ tim, tác mạch, hoại tử,…
Trước những mối nguy hại kể trên, bệnh nhân mắc phải bệnh tim mạch nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, theo dõi điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nặng nề phải nhập viện, tiến hành các phương pháp ngoại khoa, điều trị chuyên sâu nhằm kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân.
Rối loạn tim mạch có chữa khỏi được không?
Rối loạn tim mạch là một trong những tình trạng có nguy cơ biến chứng cao, cần được quan tâm và sớm điều trị. Tuy nhiên các bất thường tại tim sẽ có diễn biến khá âm thầm. Tim đập nhanh, chậm kéo theo các triệu chứng khác liên quan bệnh lý đều cho thấy tình trạng bệnh đã trở nên nặng nề hơn.
Do đó, bạn đọc nên chủ động kiểm tra sức khỏe, theo dõi huyết áp, nhịp tim thường xuyên để sớm có biện pháp điều trị, khắc phục triệu chứng phòng ngừa các rủi ro đe dọa sức khỏe, tính mạng. Khi đến bệnh viện thăm khám, tùy mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phương án chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây rối loạn tim mạch.
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tương ứng. Dưới đây là những biện pháp thường được áp dụng:
- Sử dụng thuốc: Tác dụng của thuốc giúp ổn định nhịp tim, khắc phục các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định phác đồ riêng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, đồng thời tuân thủ theo phác đồ điều trị để đảm bảo an toàn, sớm đạt kết quả điều trị như mong đợi.
- Dùng phương pháp cấy ghép: Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ hỗ trợ gắn vào trong tim giúp người bệnh ổn định nhịp tim. Dụng cụ có khả năng phát ra tín hiệu giúp tim đập nhịp nhàng hơn.
- Sử dụng máy khử rung tim: Nguyên lý hoạt động máy khử rung tim cũng tương tự như máy cấy ghép tim bên trên. Máy sẽ được đưa vào trong lòng ngực giúp theo dõi nhịp tim. Nếu tim đập bất thường, máy khử rung tim sẽ tạo ra xung điện đưa nhịp tim ổn định lại trạng thái bình thường.
- Sốc điện: Thực hiện khi tim đập chậm, có dấu hiệu ngưng tim. Phương pháp hồi sức được thực hiện tại bệnh viện uy tín giúp bệnh nhân có lại nhịp đập, ngăn nguy cơ tử vong khi gặp biến chứng suy tim, đột quỵ và các tình huống nguy kịch khác.
- Phẫu thuật: Ngoài các biện pháp kể trên, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các phẫu thuật chuyên sâu hơn nhằm khắc phục rối loạn tim mạch, kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân.
Mỗi phương pháp can thiệp đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn đọc nên đến bệnh viện uy tín, khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp điều trị và chăm sóc cơ thể, giúp phòng ngừa rủi ro biến chứng tại tim đe dọa tính mạng của người bệnh.
Tham khảo thêm: Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ: Cách chẩn đoán và Điều trị
Chăm sóc và phòng tránh rối loạn tim mạch
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, gặp phải các triệu chứng bất thường tại tim như tăng, giảm nhịp tim có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu không khám chữa kịp thời. Theo đó, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu cơ thể có biểu hiện bất thường.
Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, bạn nên kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách để giúp bệnh sớm cải thiện, tránh gặp phải các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý về việc chăm sóc người đang bị rối loạn tim mạch:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, bổ sung đủ nước, nạp đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu.
- Không nên ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, không ăn đồ ăn quá ngọt, quá mặn. Ưu tiên ăn các món dễ tiêu hóa, không nêm nếm quá nhiều gia vị.
- Người bệnh tim hãy thận trọng với rượu bia, đồ uống chứa cồn. Tốt hơn hết không nên sử dụng, thay vào đó có thể dùng nước ép rau củ quả tươi, nước lọc, nước khoáng.
- Ngoài ra, bệnh nhân nên kiêng thuốc lá, không lạm dụng đồ uống chứa chất kích thích như cà phê.
- Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc tân dược. Tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi, không ngưng thuốc khi chưa được chỉ định để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Tái khám theo lịch hẹn, theo dõi nhịp tim, huyết áp, để sớm phát hiện bất thường và khắc phục sớm. Đặc biệt là khi bạn nhận thấy các biểu hiện bất thường không thuyên giảm khi dùng thuốc một thời gian.
Trên đây là các thông tin về tình trạng rối loạn tim mạch. Nhịp đập có thể thay đổi nếu cơ thể gặp phải các tác động bên ngoài và bên trong. Trường hợp nhịp tim nhanh, chậm do bệnh lý cần được khám và điều trị sớm. Không nên chủ quan bởi bệnh tim mạch kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Những Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Tim Hay, An Toàn, Hiệu Quả
- Bệnh Tim Nên Uống Nước Gì Tốt Để Hỗ Trợ Cải Thiện?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!