5 Bài Tập Tốt Cho Tim Mạch Được Nhiều Người Áp Dụng

Thực hành các bài tập tốt cho tim mạch giúp máu huyết lưu thông, hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả và an toàn hơn. Tập đúng, vận động vừa sức kết hợp điều trị và chăm sóc tốt là cách giúp bạn sớm kiểm soát bệnh tim, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.

Lợi ích của việc tập thể dục đối với tim mạch

Bệnh tim mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nếu kéo dài không điều trị. Người bệnh có thể gặp phải các vấn đề tại tim như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim,… Trường hợp nghiêm trọng, tổn thương tim không thể khắc phục, nguy cơ gây tử vong cao.

Lợi ích của việc tập thể dục đối với tim mạch
Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Do đó, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, kiểm tra và điều trị sớm. Tuy nhiên do triệu chứng giai đoạn đầu khó phát hiện, dễ nhầm lẫn nên nhiều người chủ quan. Đến khi bệnh chuyển nặng, triệu chứng nghiêm trọng khó khắc phục.

Hiện nay, bên cạnh các biện pháp điều trị bệnh tim theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh được khuyến khích áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Trong đó, tập luyện, vận động thể chất mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tim mạch.

Các chuyên gia sức khỏe cũng đưa ra nhiều lời khuyên về tập thể dục kết hợp trong quá trình chữa bệnh tim. Vậy, những lợi ích của việc tập luyện mang lại cho sức khỏe là gì? Nhất là đối với người đang gặp vấn đề tim mạch?

  • Vận động cơ thể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp, điều hòa lưu thông máu giúp người bệnh tim phòng tránh các biến chứng diễn ra nhanh chóng gây hại sức khỏe.
  • Người mắc bệnh tim bị béo phì, thừa cân khiến cholesterol xấu tích tụ ngày càng nhiều tăng nguy cơ xơ vừa động mạch. Việc tập thể dục đều đặn giúp duy trì vóc dáng, giúp máu huyết lưu thông tin hơn.
  • Người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Việc tập luyện thể dục giúp bạn loại bỏ thói quen này, giúp kiểm soát thói quen có hại cho sức khỏe.
  • Tập thể dục vừa phải, đều đặn và phù hợp giúp bạn thư giãn tinh thần, phòng bệnh tiểu đường tiến triển nặng, đồng thời còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Nhờ những lợi ích kể trên, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao, lựa chọn bộ môn vừa sức, tập luyện kiên trì. Sắp xếp thời gian luyện tập hợp lý, không tập quá sức để tránh ảnh hưởng đến tình trạng tổn thương và suy giảm chức năng tim mạch.

Gợi ý các bài tập tốt cho tim mạch được áp dụng

Để bạn đọc có thêm sự lựa chọn trong việc tập luyện thể dục hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, dưới đây là một số bài tập được nhiều người thực hiện. Tập luyện kiên trì, đúng động tác, kết hợp chăm sóc, ăn uống đủ chất giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Các bài tập tốt cho tim mạch như:

Hít thở

Hít thở đúng cách giúp bạn điều hòa cơ thể, kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn, hỗ trợ cải thiện co bóp tim, chống tình trạng suy tim, ngưng tim ảnh hưởng đến tính mạng. Bài tập hít thở vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hành đúng.

Gợi ý các bài tập tốt cho tim mạch được áp dụng
Bài tập hít thở giúp người bệnh tim mạch cải thiện triệu chứng khó chịu

Một số nghiên cứu cho thấy, người bệnh nếu thực hành hít vào ngắn hơn thở ra sẽ giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Không những vậy, những xung động thần kinh, rối loạn nhịp đập cũng được khắc phục nếu người bệnh biết cách hít thở đúng.

Cách tập như sau:

  • Bạn ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái nhất, sau đó hít một hơi thật sâu, đếm 1 – 2.
  • Tiếp đến bạn đẩy khí ra ngoài, đếm từ 1 đến 4.
  • Lặp lại đến khi cơ thể quen dần, bạn có thể không đếm mà tập trung vào hơi thở vào ra khỏi cơ thể.
  • Trong lúc hít thở bạn có thể đặt tay lên bụng để cảm nhận bụng căng xẹp khi hít thở.

Bài tập này bạn có thể thực hành bất kỳ lúc nào, ngay cả khi làm việc hay nghỉ ngơi, trước khi đi ngủ,… Kiên trì áp dụng không chỉ giúp bạn cải thiện vấn đề tim mạch mà còn giúp duy trì hệ hô hấp, tuần hoàn trong cơ thể ổn định hơn.

Tham khảo thêm: Người bị hen suyễn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Tư thế ngồi giúp đều hòa nhịp tim

Ngồi đúng cách cũng là bài tập tốt cho tim mạch bạn có thể thực hiện, đặc biệt khi kết hợp với hít thở sâu. Đây là bài thực hành được thực hiện trong nhiều lớp học Yoga cho người mới bắt đầu, có tác dụng cải thiện các vấn đề xảy ra ở tim như hiện tượng khó thở, tăng giảm nhịp tim bất thường, cao huyết áp,…

Gợi ý các bài tập tốt cho tim mạch được áp dụng
Ngồi thiền kết hợp thở đúng cách là bài tập tốt cho tim mạch

Những tác dụng của bài tập đối với cơ thể nói chung gồm giúp thư giãn, tạo cảm giác thoải mái, yên bình cho người bệnh. Đồng thời các cơ, khớp được mở, kéo căng và thư giãn. Tập trung vào các vị trí như mắc cá, hông, cơ lưng và xương.

Bạn có thể thực hiện ngồi thư giãn, điều hòa cơ thể bất cứ nơi đâu. Kết hợp với bài tập hít thở, cả hai giúp bệnh nhân tim mạch ổn định các chỉ số, phòng nguy cơ biến chứng. Cách tập đơn giản như sau:

  • Bạn có thể ngồi trên giường, ngồi trên sàn có lót thảm tập.
  • Đưa hai chân vào tư thế khoanh vào nhau, chân trái đặt dưới đùi phải, chân phải đặt lên đùi trái.
  • Đồng thời lúc này bạn giữ lưng, cột sống sao cho thẳng hàng, tuy nhiên không dùng sức gồng, nên để thân người được thư giãn, thả lỏng.
  • Hai tay đặt trên đầu gối, hướng bàn tay lên trên, mắt nhắm, tập trung hít vào, thở ra như bài tập thứ nhất.
  • Duy trì tư thế này trong khoảng 3 – 5 nhịp thở vào ra.

Bài tập tốt cho tim mạch – Tư thế Uttanasana

Uttanasana là tư thế cúi gập người về phía trước hết cỡ giúp kéo giãn xương sống, điều hòa hơi thở. Đây cũng là một trong những bài tập tốt cho tim mạch được nhiều người thực hiện. Đặc biệt, bài tập còn giúp bệnh nhân hen suyễn, người gặp vấn đề về xoang, hay bị đau đầu, cao huyết áp,… cải thiện triệu chứng.

Gợi ý các bài tập tốt cho tim mạch được áp dụng
Áp người vào phía chân giúp kéo giãn cột sống, tăng tuần hoàn não, hỗ trợ điều trị bệnh tim

Thực hành đúng, kiên trì một thời gian không chỉ cải thiện các vấn đề tại tim mà còn tăng cường hoạt động cho các cơ quan khác như gan, thận. Xương khớp được dẻo dai hơn, kích thích lưu thông máu từ tim lên não bộ, tránh tình trạng ứ huyết và các vấn đề khác. Cách tập đơn giản như sau:

  • Bạn đứng thẳng người, để hai tay ra sau đầu.
  • Tiến hành duỗi toàn bộ thân ngoài lên trên, thư giãn hai vai.
  • Khi thở ra, bạn khom người về phía trước hết sức có thể, bụng ép vào đùi.
  • Trong lúc đó bạn nên giữ bàn chân ấn chặt xuống nền, đầu thả lỏng, hướng cổ xuống phía dưới giúp kéo giãn phần xương sống.
  • Bàn tay bạn đặt xuống sàn, hoặc có thể giữ phần bắp chân, mắt cá chân.
  • Kết hợp hít thở đều, chân kéo thẳng, tuy nhiên lưu ý không gồng đầu gối.
  • Thư giãn, hít thở đều trong khoảng 3 – 5 nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu.

Trường hợp người bệnh không thể cúi quá sâu có thể tập dần, cúi người không quá ép sát khiến lưng đau. Dần dần khi quen với động tác có thể cúi người sâu hơn. Ngoài ra, đối với người gặp vấn đề tại lưng, có thể đặt hai bàn chân xa hơn, đồng thời đầu gối hơi cong để người dễ cúi xuống.

Ngoài ra, bài tập có thể không phù hợp với người bị huyết áp cao đang bị đau đầu. Không nên tập luyện các động tác đòi hỏi cúi đầu, gập người khiến cơ thể choáng váng có thể gây ngã, chấn thương.

Động tác chó cúi mặt tốt cho tim mạch

Ngoài bài tập kể trên, bạn có thể tham khảo bài tập tốt cho tim mạch tư thế chó cúi mặt. Động tác giúp bạn tăng sức bền cho cánh tay, kéo giãn xương sống, tăng độ dẻo dai cho cơ chân. Không chỉ tác động tăng lưu thông máu tốt cho tim mạch, bài tập còn giúp tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tình trạng lão hóa xương sớm.

Gợi ý các bài tập tốt cho tim mạch được áp dụng
Tư thế chó úp mặt kéo giãn lưng, cột sống, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu

Đông tác thích hợp với đối tượng đang gặp vấn đề về huyết áp, mệt mỏi cơ thể, ngoài ra còn phù hợp cho người bị bệnh hen suyễn, đau lưng kéo dài,… Thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn vào tư thế quỳ gối trên sàn, hai lòng bàn tay chạm đất, đặt đầu gối ngang rộng bằng vai.
  • Tiếp đến bạn dùng lực tay đẩy người một cách từ từ lên trên, lúc này kéo giãn duỗi thẳng chân sao cho đầu, cổ và cột sống tạo thành một đường thẳng (như hình).
  • Lùi chân, tay dịch chuyển về trước, thân người kéo thẳng, bắp đùi ép chặt trong lúc bạn di chuyển hai chân hai tay.
  • Bụng thóp lại, giữ trong suốt bài tập, hít thở sâu trong 5 nhịp.
  • Thả từ từ đầu gối xuống, trở về tư thế thư giãn ban đầu.

Bài tập giúp tăng cường tuần hoàn trong cơ thể, tuy nhiên bài tập không thích hợp với người đang bị đau nhức cổ tay, bị tiêu chảy hoặc phụ nữ đang mang thai.

Tham khảo thêm: Những Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Tim Hay, An Toàn, Hiệu Quả

Bài tập yoga cho người bệnh tim – Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu cũng là bài tập tốt cho tim mạch bạn có thể tham khảo thực hiện. Bài tập giúp người bệnh thư giãn phần lưng, cột sống, kích thích cơ bụng. Không chỉ tốt cho tim mạch, bài tập còn mang lại nhiều lợi ích cho phổi, tuyến giáp, các cơ quan bụng.

Gợi ý các bài tập tốt cho tim mạch được áp dụng
Tập bài tập tư thế cây cầu giúp tăng cường dẻo dai, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Bạn nằm ngửa trên thảm tập, tay xuôi theo thân người.
  • Sau đó, bạn tiến hành gập hai đầu gối, đặt bàn chân mở rộng bằng vai.
  • Khi hít vào, bạn nâng lưng lên khỏi mặt sàn một cách từ từ, hai bàn chân ấn xuống làm trụ đỡ thân người.
  • Đầu gối và hông lúc này giữ thành đường thẳng, cằm hướng về phía ngực.
  • Thực hiện trong vòng 3 – 5 nhịp thở rồi đưa người trở về tư thế ban đầu.

Bài tập có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh tim, huyết áp, tuy nhiên không nên tập luyện nếu cổ đang gặp chấn thương. Trường hợp thấy đau khi tập cần điều chỉnh động tác sao cho đúng, tập từ từ để cơ thể quen dần.

Trên đây là một số bài tập tốt cho tim mạch bạn đọc có thể thực hiện. Tham khảo và áp dụng tại nhà, tập luyện kết hợp điều trị đúng cách, bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể sớm hồi phục, cải thiện các vấn đề tại tim, kích hoạt lưu thông máu huyết, phòng tránh biến chứng tim mạch.

Lưu ý khi tập luyện thể dục cải thiện sức khỏe tim mạch

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tốt cho người đang gặp vấn đề tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh khi tập luyện nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Lưu ý khi tập luyện thể dục cải thiện sức khỏe tim mạch
Tập luyện đều đặn, đúng cách kết hợp điều trị, chăm sóc tốt sớm kiểm soát bệnh tim
  • Lựa chọn môn thể dục, thể thao phù hợp, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
  • Sắp xếp thời gian, tần suất luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Không nên lạm dụng, tập luyện quá sức có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng tổn thương tim.
  • Trước khi luyện tập, tốt hơn hết bạn nên massage, khởi động để giãn cơ, làm nóng cơ để tránh chấn thương trong lúc tập.
  • Không nên tập ngay sau khi ăn no, nên ăn và tập luyện sau đó khoảng 1 giờ đồng hồ.
  • Bên cạnh tập luyện, bạn nên kết hợp điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ngoài ra, người bệnh nên cân bằng dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Đồng thời loại bỏ các thực phẩm có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng tim mạch, chẳng hạn thực phẩm làm tăng cholesterol xấu trong máu, đồ ăn gây tăng huyết áp,…
  • Tái khám theo định kỳ, trường hợp nhận thấy bệnh tim kéo dài chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp, giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe, phòng tránh biến chứng không mong muốn.

Trên đây là các bài tập tốt cho tim mạch người bệnh có thể tham khảo thực hiện. Ngoài ra bệnh nhân nên chủ động khám và chữa bệnh theo hướng dẫn. Tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp tập luyện, vận động giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, phòng nguy cơ xơ vữa, tắc mạch khiến các biến chứng xảy ra, nhất là rủi ro đe dọa tính mạng người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác

Cách Kiểm Tra Tim Mạch Tại Nhà Chính Xác, Dễ Thực Hiện

Biết được những cách kiểm tra tim mạch tại nhà giúp bạn sớm phát hiện bất thường và nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, xử lý phòng ngừa rủi...
Bệnh tim có nên uống trà không?

Bệnh Tim Có Nên Uống Trà Không? Tốt Hay Là Hại?

Bệnh tim có nên uống trà không? Người bệnh có thể sử dụng trà với lượng vừa đủ để cải...

Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Bệnh Tim Có Nên Đi Bộ Hay Chạy Bộ Không? [Nên Biết]

Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không? Người bệnh có thể tham gia thể dục thể thao,...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh tim

9 Loại Thuốc Trị Bệnh Tim Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định

Sử dụng thuốc trị bệnh tim theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mục đích điều trị giúp kiểm...

Nhịp tim nhanh uống thuốc gì?

Nhịp Tim Nhanh Uống Thuốc Gì Để Phòng Chống Bệnh?

Nhịp tim nhanh uống thuốc gì? Câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để kiểm soát tình trạng mạch đập...

Triệu chứng cảnh báo suy tim

Bệnh Suy Tim (Yếu Tim): Biểu hiện và Cách Chữa trị

Bệnh suy tim có thể nói là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khả năng biến chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *