Chế Độ Ăn Cho Người Suy Tim: Thực Đơn Từ Bộ Y Tế

Ngoài điều trị, chế độ ăn cho người suy tim cũng vô cùng quan trọng. Đây là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất. Mỗi giai đoạn suy tim sẽ cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nhất định. Bạn nên lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn phù hợp, tốt cho sức khỏe.

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với người bệnh suy tim

Bệnh suy tim hay yếu tim là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp chức năng tim suy yếu kéo dài, tổn thương tim sâu sắc có thể gây hại nghiêm trọng sức khỏe, người bệnh có khả năng tử vong trong thời gian ngắn kể từ khi phát hiện ra bệnh.

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với người bệnh suy tim
Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh

Giai đoạn đầu, khi bệnh hình thành, người bệnh gần như không cảm nhận được triệu chứng nào cụ thể. Một số người có biểu hiện bất thường tuy nhiên khá ít, chủ quan không sớm thăm khám. Đến khi suy tim bước sang giai đoạn nặng hơn, triệu chứng rõ nét đồng thời khả năng điều trị cũng thu hẹp dần.

Do đó, chuyên gia khuyến khích mọi người hãy chủ động trong việc phòng bệnh và khám sức khỏe định kỳ. Đến bệnh viện mỗi 6 tháng đến 1 năm một lần để kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là theo dõi huyết áp, vấn đề tại mạch máu, tim mạch.

Trường hợp phát hiện bất thường tại tim, tùy mỗi tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp tương ứng. Đối với chứng suy tim, nếu nhận biết sớm, khả năng điều trị cao, người bệnh phòng tránh được nhiều rủi ro. Bên cạnh áp dụng phương pháp điều trị được bác sĩ tư vấn, chế độ ăn cho người bệnh suy tim cũng được nhiều người quan tâm.

Bởi, có thể nói ăn uống là nhu cầu thiết yếu, kết hợp điều trị và chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể giúp bạn sớm điều trị khỏi bệnh, phục hồi chức năng tim và các cơ quan khác. Ngoài ra, đối với người cao tuổi mắc bệnh tim mạch, việc ăn đủ chất còn giúp duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ tốt nhất cơ thể.

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với người bệnh suy tim
Tuân thủ theo thực đơn của chuyên gia theo từng giai đoạn suy tim

Dưới đây là những nguyên tắc về chế độ ăn uống cho người bệnh tim, bạn đọc cần lưu ý:

  • Kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể: Natri được cung cấp quá nhiều khiến người bệnh suy tim có khả năng bị cao huyết áp, tăng áp lực lên hệ thống tim mạch. Do đó, trong thời gian điều trị và ngay cả khi đã khắc phục bệnh suy tim thành công, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh lại thói quen ăn mặn, không nạp quá nhiều natri vào cơ thể.
  • Bổ sung chất xơ: Người bệnh suy tim nên lựa chọn và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ . Nhờ chúng chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp kiểm soát cholesterol xấu, đồng thời còn cung cấp vitamin, khoáng chất đi kèm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng.
  • Cung cấp thực phẩm giàu kali: Loại bỏ thực phẩm chứa nhiều natri, thay vào đó người bệnh suy tim nên bổ sung những thực phẩm chứa kali. Dưỡng chất này có tác dụng duy trì hoạt động của tim. Đặc biệt, trong thời gian điều trị, người bệnh có thể phải sử dụng nhiều thuốc lợi tiểu, do đó cần bổ sung kali để trung hòa lại dưỡng chất, phục hồi cơ thể.
  • Không ăn đồ béo, thực phẩm gây tích hơi: Không ăn những món quá béo có thể khiến tình trạng xơ vữa động mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, bệnh nhân cũng hạn chế sử dụng những thực phẩm có khả năng sinh hơi, lên men để giúp quá trình điều trị suy tim hiệu quả, an toàn.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Người mắc bệnh tim mạch nói chung, suy tim nói riêng cần bổ sung đủ nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều, người bệnh cần bổ sung nước vừa phải. Các chuyên gia cho biết, đối với bệnh nhân suy tim chỉ nên uống nước khi cơ thể thật sự thấy khát.
  • Không uống rượu bia, không hút thuốc lá: Độc tố có khả năng tích tụ ngày càng nhiều khiến cơ thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân suy tim cần tuyệt đối tránh xa những “đối tượng” này.

Trên đây là nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn cho người bệnh suy tim. Tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tương ứng, nhằm kiểm soát triệu chứng, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh. Việc đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp thực phẩm, thức uống lành mạnh hỗ trợ quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn.

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim các giai đoạn

Bệnh suy tim hình thành và trải qua 4 cấp độ tương ứng từ nhẹ đến nặng nề. Tùy tình trạng suy tim của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều chỉnh chế độ ăn cho người bệnh suy tim để giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng, hỗ trợ quá trình chữa bệnh an toàn.

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim các giai đoạn
Dựa trên tình trạng trạng sức khỏe của bệnh nhân, chuyên gia đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dưới đây là chế độ ăn theo từng giai đoạn bệnh:

Giai đoạn 1, 2

Giai đoạn 1, 2 trong suy tim, người bệnh chưa nhận biết được quá nhiều triệu chứng bất thường. Theo đó, cơ thể vẫn hoạt động ổn định, một số trường hợp có bị hạn chế vận động thể lực tuy nhiên không đáng kể. Sau khi nghỉ ngơi, cơ thể phục hồi trạng thái bình thường.

Tuy nhiên khi vận động mạnh, cần nhiều thể lực có thể khiến người bệnh mệt và khó thở nhẹ, tim đập nhanh hơn, cảm giác hồi hộp, tức ngực. Ngoài dùng thuốc điều trị, trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim giai đoạn này cần:

  • Không ăn quá nhiều muối, lượng natri cần thiết chỉ khoảng 3g mỗi ngày để duy trì hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể.
  • Người bệnh không ăn quá nhiều, lượng kcal cần thiết mỗi ngày dao động trong mức khoảng 30kcal/kg.
  • Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa lipid, chất béo xấu.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B, chẳng hạn rau củ quả, trái cây tươi.
  • Không uống quá nhiều nước, tối đa 2 lít một ngày, không sử dụng quá nhiều.
  • Lượng protein cũng nên dùng ở mức ổn định, không ăn thường xuyên, ăn lượng lớn thịt đỏ,…

Giai đoạn 3

Người bệnh suy tim ở giai đoạn này được khuyến nghị không vận động quá sức để tránh gây áp lực lên tim khiến cơ quan quan trọng này gặp phải biến chứng. Người bệnh điều trị theo phác đồ, đồng thời dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim các giai đoạn
Chế độ ăn uống cho người bệnh suy tim ở giai đoạn 3

Khi vận động nhẹ cũng có thể gặp phải các biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, thở khó, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu. Cần điều trị và bổ sung dinh dưỡng đúng cách giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng, tăng cường khả năng phục hồi sức khỏe. Một số lưu ý như:

  • So với giai đoạn trước đó, ở giai đoạn này bệnh đã tiến triển nặng hơn, do đó người bệnh chỉ nên bổ sung 1 – 2 gram muối mỗi ngày.
  • Đồng thời lượng kcal nạp vào mỗi ngày tương ứng khoảng 25kcal/kg, lipid trong có thể chiếm 15% đến 20% tổng năng lượng.
  • Bổ sung protein vừa đủ, không ăn nhiều hơn 1g/kg trong ngày.
  • Thay vào đó người bệnh cần bổ sung chất xơ, kali, vitamin từ rau, củ quả.
  • Không uống quá nhiều nước để tránh nguy cơ cơ thể bị phù nề, nhất là hai chi dưới.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đều độ, ưu tiên bổ sung các món mềm, dễ tiêu hóa.

Giai đoạn cuối

Người bệnh suy tim giai đoạn cuối cần được điều trị chuyên khoa tại bệnh viện để kiểm soát triệu chứng và kéo dài tiên lượng sống. Có thể nói tim đã bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân có thể nhận thấy các triệu chứng bất thường ngay cả khi nghỉ ngơi.

Chế độ ăn cho người suy tim giai đoạn cuối đặc biệt hơn những giai đoạn trước đó. Nhu cầu ăn uống của người bệnh cũng gần như giảm thấp khiến bệnh nhân chán ăn, nhiều trường hợp bỏ bữa hoặc không thể dung nạp thức ăn.

Do đó, người bệnh cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng đảm bảo dễ ăn, giúp bệnh nhân cung cấp dinh dưỡng duy trì hoạt động sống. Cụ thể:

  • Người bệnh lúc này không được ăn mặn, thức ăn nhạt hoàn toàn để tránh nguy cơ tích nước dẫn đến phù nề.
  • Lượng calo trong ngày từ 20 đến 25 kcal/kg.
  • Cần cung cấp protein nhưng với hàm lượng thấp, khoảng 0,8g/kg/ngày.
  • Bổ sung cho cơ thể kali từ các thực phẩm lành mạnh.
  • Người bệnh cần được bổ sung nhiều vitamin nhóm B và đa dạng các vitamin thiết yếu khác.
  • Không ăn cùng lúc quá nhiều, cần chia nhỏ bữa ăn hàng ngày.
  • Không nạp quá nhiều nước, mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống từ 900ml đến khoảng 1,2 lít nước.

Chế độ ăn cho người suy tim mỗi giai đoạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Ngoài điều trị, việc ăn uống đủ chất cũng rất quan trọng. Bạn đọc có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn khoa học, lành mạnh, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh an toàn, hiệu quả hơn.

Thực phẩm tốt cho người bệnh suy tim

Trên đây đã cung cấp những thông tin về chế độ ăn cho người suy tim theo từng giai đoạn bệnh tiến tiển, bạn đọc có thể tham khảo. Để giúp bạn đọc có thêm sự lựa chọn thực phẩm chế biến món ăn, dưới đây là các loại rau củ quả, thịt cá phù hợp giúp cung cấp dinh dưỡng tốt cho người bệnh:

Thực phẩm tốt cho người bệnh suy tim
Lựa chọn thực phẩm phù hợp với đối tượng suy tim
  • Các loại ngũ cốc: Cung cấp lượng chất xơ dồi dào, tốt cho người bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Bổ sung vừa đủ giúp ổn định hàm lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp.
  • Cung cấp đạm ít béo: Thực phẩm chứa hàm lượng đạm dồi dào nhưng chứa ít chất béo như thịt ức gà, thịt vịt, cá, sữa ít béo, đậu nành,… Bổ sung với lượng vừa đủ, cân bằng với các nhóm thực phẩm khác.
  • Các loại rau củ quả: Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe từ rau củ, quả,… Chẳng hạn như ăn rau mồng tơi, rau đay, quả cam, dưa hấu, các loại quả mọng.
  • Thực phẩm giàu kali: Chẳng hạn như thịt nạc lợn, bông cải xanh, bơ, nho, khoai lang, đậu đỗ, cà chua,… Không chỉ tốt cho hệ tim mạch, thực phẩm giàu kali còn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường cơ bắp, hệ bài tiết.

Bổ sung thực phẩm phù hợp, xây dựng chế độ ăn cho người suy tim lành mạnh, khoa học giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng và an toàn. Hy vọng qua bài viết sau đây, bạn đọc đã có được các thông tin cần thiết về việc đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh tim. Kết hợp điều trị, ăn uống đủ chất, điều chỉnh thói quen sống không lành mạnh giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, ngăn rủi ro biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác

Cách Kiểm Tra Tim Mạch Tại Nhà Chính Xác, Dễ Thực Hiện

Biết được những cách kiểm tra tim mạch tại nhà giúp bạn sớm phát hiện bất thường và nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, xử lý phòng ngừa rủi...
Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác

Cách Kiểm Tra Tim Mạch Tại Nhà Chính Xác, Dễ Thực Hiện

Biết được những cách kiểm tra tim mạch tại nhà giúp bạn sớm phát hiện bất thường và nhanh chóng...

Gợi ý một vài cách trị tim đập nhanh tại nhà

Cách Trị Tim Đập Nhanh Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Cao

Tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như thở hổn...

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim

Những Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Tim Hay, An Toàn, Hiệu Quả

Sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Các hoạt chất có trong...

Triệu chứng nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ: Cách chẩn đoán và Điều trị

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một trong những bệnh lý xảy ra do tình trạng tắc nghẽn động...

Bệnh tim to là gì? Dấu hiệu nhận biết

Bệnh Tim To: Có Nguy Hiểm Không? Chữa Được Không?

Bệnh tim to gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau tức ngực, khó thở, phù nề hai chi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.