Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Chế độ ăn cho người bị tăng Axit Uric

Đối với người bị tăng Axit Uric, chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng. Nếu biết cách thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, tình trạng axit uric cao sẽ được khắc phục và cải thiện.

chế độ ăn cho người bị tăng axit uric
Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric

Thực đơn cho người có nồng độ axit uric cao

Để giảm hàm lượng axit uric trong máu, bạn cần bổ sung những thực phẩm có lợi, giúp tăng khả năng đào thải của thận và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đồng thời, kiêng cử những thực phẩm làm tăng sinh purin trong cơ thể khiến nồng độ axit uric có xu hướng tăng cao.

1. Người có nồng độ acid uric cao nên ăn gì?

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm thiểu tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn gút cấp tính. Dưới đây là những nhóm thực phẩm phù hợp với người có nồng độ axit uric cao.

  • Sữa bò tách béo

Sữa bò tách béo cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và các dưỡng chất cần thiết nhưng không tác động tiêu cực đến nồng độ axit uric trong máu. Sữa bò chứa ít nhân purin, không thúc đẩy quá trình tổng hợp thành phần này trong cơ thể.

Ngoài ra, thực phẩm này còn bồi bổ sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường quá trình đào thải và bài tiết của thận.

  • Rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, người có hàm lượng axit uric cao nên sử dụng rau xanh mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất. Vitamin và các nguyên tố vi lượng trong rau xanh giúp thanh lọc thận và mạch máu, tăng khả năng đào thải axit uric qua đường bài tiết.

Rau xanh là thức ăn đào thải acid uric
Rau xanh là thức ăn đào thải axit uric tự nhiên

Tuy nhiên, một số loại rau xanh có chứa nhiều nhân purin như mồng tơi, rau muống, măng tây, nấm,… người bệnh nên tránh nếu không muốn tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Trái cây

Ngoài rau xanh, trái cây cũng là nhóm thực phẩm mà người có hàm lượng axit uric nên bổ sung. Trái cây vừa cung cấp năng lượng, vừa bổ sung nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Nên lựa chọn các loại trái cây có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt để hỗ trợ thận loại bỏ nồng độ axit uric và các thành phần độc hại ra khỏi cơ thể. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu về những loại trái cây có tác dụng tốt trong quá trình điều chỉnh axit uric về mức cân bằng.

  • Cà phê

Cà phê có chứa hợp chất acid chlorogenic – một chất chống oxy hóa, có khả năng đào thải axit uric qua đường bài tiết. Sử dụng cà phê đều đặn mỗi tuần, nồng độ axit uric sẽ có xu hướng giảm.

Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng khoảng 2 ly cà phê mỗi ngày, tránh dùng vào buổi chiều tối vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Nước

Người có hàm lượng axit uric cao nên bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Thu nạp nước giúp cơ thể được thanh lọc, thúc đẩy quá trình đào thải của thận.

acid uric cao nên ăn gì
Người có hàm lượng axit uric cao nên bổ sung nước để hỗ trợ thận bài tiết

Hãy uống một ly nước đầy sau khi thức dậy để bài tiết hoàn toàn những chất độc hại bên trong cơ thể. Chia đều các lần uống trong ngày, khi uống cần uống từ tốn để nước vận chuyển đến các cơ quan, thúc đẩy hoạt động và cân bằng thành phần điện giải.

Thông tin trên không bao gồm toàn bộ những thực phẩm tốt cho bệnh nhân có hàm lượng axit uric cao. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung đầy đủ những thực phẩm tốt cho cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh.

2. Người có hàm lượng acid uric cao kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người có hàm lượng axit uric cao cũng nên kiêng cử một số nhóm thực phẩm có hại. Các nhóm thực phẩm này khiến purin tăng sinh, thúc đẩy quá trình tồn đọng axit uric trong máu.

  • Thịt và nội tạng động vật

Thịt và nội tạng động vật chứa hàm lượng đạm cao, thúc đẩy quá trình tổng hợp purin, sản sinh hàm lượng axit uric lớn khiến thận không thể bài tiết hoàn toàn. Nhóm thực phẩm này còn tăng cholesterol trong cơ thể gây nguy cơ béo phì và phát sinh tình trạng rối loạn miễn dịch. Đây đều là những yếu tố khiến nồng độ axit uric trong máu có điều kiện tăng lên nhanh chóng.

  • Hải sản

Tương tự như thịt, hải sản cũng là nhóm thực phẩm chứa nhiều đạm và không thích hợp với người có nồng độ axit uric cao. Với bệnh nhân gút, hải sản còn tăng tần suất cơn đau, khiến hiện tượng sưng viêm tại khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

acid uric cao kiêng ăn gì
Nên kiêng hải sản để tránh làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các loại cá 2 lần/ tuần để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, như: cá mòi, cá hồi, cá điêu hồng,…

  • Nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas chứa lượng đường rất lớn, khi được thu nạp vào cơ thể, buộc thận phải ưu tiên đào thải thành phần này. Từ đó hàm lượng axit uric tồn đọng ngày càng lớn khiến tình trạng bệnh dễ chuyển sang giai đoạn gút cấp tính.

Ngoài ra, nước ngọt có gas vào cơ thể sẽ thay đổi độ pH trong thận khiến chức năng thận suy giảm, hoạt động bài tiết và đào thải bị giới hạn.

  • Rượu bia

Giáo sư Tuhina Neogi – Đại học Boston Mỹ đã thực hiện nghiên cứu trên 724 người trưởng thành mắc bệnh gút do nồng độ axit uric cao. Kết quả cho thấy bệnh nhân sử dụng rượu bia thường xuyên (từ 1 – 2 ly/ngày) sẽ phát sinh cơn đau gút với tần suất và mức độ đau đớn nặng nề. Nếu thu nạp rượu bia hơn con số nêu trên, tần suất cơn đau xuất hiện sẽ tăng lên khoảng 50%.

Rượu bia sản sinh acid lactic khiến áp lực lên thận tăng cao, thận phải ưu tiên đào thải thành phần này. Quá trình bài tiết và loại bỏ axit uric bị ngưng trệ, tạo điều kiện để các vấn đề xấu phát sinh trong cơ thể.

Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân có hàm lượng axit uric cao. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên hay định hướng y khoa với bất cứ trường hợp nào.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

phác đồ điều trị bệnh gout

Cập nhật phác đồ điều trị bệnh Gout mới nhất

Gout là bệnh viêm khớp mãn tính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh nên thực hiện...

Nhận biết những giai đoạn của bệnh Gout

Gout là một dạng viêm khớp gây ra bởi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều tích...

Vạch mặt 7 nguyên nhân gây ra bệnh Gout phổ biến nhất

Đặc trưng của bệnh Gout là các khớp xương thường đỏ, sưng tấy gây đau nhức dữ dội khiến người...

Đậu đen có tốt cho người bị bệnh gút không?

Đậu đen có tốt cho người bệnh gút không?

Bệnh nhân gút có thể áp dụng những nguyên liệu tự nhiên tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh...

Cách chữa bệnh gút bằng cây thuốc nam quanh nhà

Người bị bệnh gút phải thường xuyên hứng chịu những cơn đau vô cùng khó chịu, nhất là vào buổi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.