Thuốc bôi ngoài da Eumovate có tác dụng gì ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Eumovate được bào chế ở dạng thuốc bôi ngoài da. Thường được sử dụng để điều trị các vấn đề da liễu thường gặp như vẩy nến, chàm, viêm da dị ứng, viêm da bã nhờn, viêm tai ngoài, vết côn trùng cắn,…

eumovate cream
Eumovate là thuốc corticoid dùng tại chỗ

  • Tên thuốc: Eumovate
  • Phân nhóm: thuốc corticoid dùng tại chỗ
  • Dạng bào chế: thuốc bôi ngoài da

Những thông tin cần biết về thuốc Eumovate

Thuốc bôi ngoài da Eumovate còn được gọi là Eumovate Cream được bán với giá dao động từ 20 – 30.000 đồng/ tuýp 5g. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

1. Thành phần

Thuốc Eumovate có chứa thành phần chính là Clobetasol butyrate. Clobetasol butyrate là một corticosteroid mạnh và được hấp thu qua da.

Thành phần này có tác dụng chống viêm nhờ vào cơ chế tổng hợp các yếu tố trung gian gây viêm ở da.

2. Chỉ định

Thuốc Eumovate được chỉ định trong các trường hợp sau:

Eumovate được sử dụng trong điều trị ngắn hạn các vấn đề về da không đáp ứng với corticosteroid ở liều thấp.

3. Chống chỉ định

Thuốc Eumovate chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Quá mẫn cảm với những thành phần trong thuốc
  • Nhiễm trùng da
  • Mụn bọc
  • Mụn trứng cá
  • Viêm da quanh miệng

Trước khi dùng thuốc, cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe để chủ động phòng ngừa những tình huống rủi ro.

4. Cách dùng – liều lượng

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì trước khi sử dụng. Hoặc bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thông tin về cách dùng và liều lượng sử dụng cụ thể.

Eumovate được bào chế ở dạng kem bôi ngoài da, nên thông thường sẽ được dùng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

eumovate 5g
Cần làm sạch tay và vùng da cần điều trị trước khi tiếp xúc với thuốc

Trước khi dùng thuốc, cần làm sạch tay và vùng da cần điều trị. Sau đó sử dụng một lượng kem vừa phải thoa lên da và đợi thấm hoàn toàn. Rửa tay sau khi tiếp xúc để tránh tình trạng thuốc dính vào những vùng da khỏe mạnh.

Sử dụng thuốc từ 1 – 4 lần/ ngày, tùy thuộc vào triệu chứng. Sau đó giảm liều và chuyển sang dùng thuốc ở nồng độ thấp hơn.

Lưu ý: Không băng kín vùng da bôi thuốc, điều này có thể tăng khả năng hấp thu thuốc của cơ thể và gây ra những triệu chứng không mong muốn. Nếu vùng da điều trị được che phủ bởi quần áo, bạn nên mặc quần áo rộng để da thông thoáng.

5. Bảo quản

Vặn chặt nắp sau khi sử dụng. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Không đưa thuốc cho người khác sử dụng, ngay cả khi họ có triệu chứng tương tự bạn. Eumovate chứa hàm lượng corticosteroid cao nên chỉ được sử dụng khi có yêu cầu từ bác sĩ. Tự ý dùng thuốc có thể khiến các tác dụng không mong muốn xuất hiện.

Tham khảo thêm: Thuốc Xamiol gel 15g: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Eumovate

1. Thận trọng

Thuốc có chứa nồng độ corticosteroid cao nên cần thận trọng khi sử dụng lên vùng da mỏng, nhạy cảm như da mặt, vùng sinh dục hoặc vùng da có nếp gấp. Đồng thời không nên dùng thuốc trên phạm vi rộng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc an toàn hơn để thay thế.

eumovate trị chàm
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Eumovate không được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và phải có yêu cầu từ bác sĩ chuyên môn.

2. Tác dụng phụ

Eumovate gây ra nhiều tác dụng phụ trong thời gian sử dụng.

Các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải, bao gồm:

  • Nóng, châm chích ở vùng da bôi thuốc
  • Teo da
  • Nứt nẻ
  • Làm mỏng da
  • Da dễ tổn thương
  • Viêm nang lông
  • Ngứa da
  • Viêm da dị ứng
  • Giảm sắc tố da
  • Phát ban
  • Rối loạn thị giác
  • Nhiễm trùng da

Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nói trên, bạn cần liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Các triệu chứng nhẹ có thể tự biến mất sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, một vài triệu chứng nặng nề cần phải điều trị chuyên sâu.

Ngoài những tác dụng phụ nêu trên, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không được đề cập trong bài viết. Do đó, cần chú ý những biểu hiện của cơ thể trong thời gian dùng thuốc để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

3. Tương tác thuốc

Eumovate có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau. Phản ứng tương tác có thể khiến tác dụng của thuốc bị thay đổi hoặc có thể làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

eumovate có tác dụng gì
Cần chủ động phòng ngừa tương tác thuốc có thể xảy ra

Eumovate có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Ritonavir
  • Itraconazole

Hai loại thuốc này làm ức chế quá trình chuyển hóa corticosteroid dẫn đến phơi nhiễm toàn thân. Mức độ tương tác phụ thuộc vào liều lượng sử dụng Eumovate và hai loại thuốc nói trên.

Nếu bạn đang dùng Ritonavir hoặc Itraconazole, hãy chủ động thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng để phòng ngừa tương tác thuốc có thể xảy ra.

4. Xử lý khi dùng thuốc thiếu hoặc quá liều

Nếu quên dùng một liều thuốc, bạn nên dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch. Sử dụng thiếu liều không gây nguy hiểm nhưng có thể khiến thuốc mất tác dụng hoàn toàn.

Dùng quá liều Eumovate trong một thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Cần chủ động đến bệnh viện khi cơ thể phát sinh những dấu hiệu bất thường.

5. Nên ngưng thuốc khi nào ?

Nên ngưng sử dụng Eumovate trong các trường hợp sau:

  • Khi có yêu cầu từ bác sĩ
  • Phản ứng dị ứng xuất hiện (phát ban, sưng cổ họng, sưng mắt,…)
  • Các tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng
  • Triệu chứng trên da trở nên nặng nề hơn

Có thể bạn quan tâm

  • Kem Sorion: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ & thận trọng
  • Thuốc Vidigal: Điều trị bệnh vẩy nến nặng, vẩy cá bẩm sinh, bệnh Darier

12+ cách trị bệnh vẩy nến tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kê đơn và các phương pháp chữa trị chuyên sâu theo hướng dẫn của...

Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm...

Stress: Một yếu tố khiến bệnh vẩy nến bùng phát nghiêm trọng

Stress có thể kích hoạt các phản ứng làm cho những triệu chứng của bệnh vẩy nến ngày càng trầm...

Vì sao mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường...

Nên ăn và kiêng gì khi bị vảy nến?

Những thực phẩm người vẩy nến nên bổ sung và cần tránh

Một chế độ ăn uống và lành mạnh không những có thể làm giảm được đáng kể những triệu chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *