Tacrolimus Ointment là thuốc gì?
Tacrolimus Ointment là một loại thuốc bôi ngoài da dạng kem hoặc thuốc mỡ, chứa hoạt chất tacrolimus, được sử dụng để điều trị các bệnh viêm da.
Tên hoạt chất: Tacrolimus
Tên thương mại: Protopic
Dạng và hàm lượng thuốc:
- Dạng bôi: Có 2 loại là Tacrolimus 0,03% và Tacrolimus 0,1%.
- Dạng uống: Viên nang 0,5mg, 1mg và 5mg
- Dạng tiêm: 5mg/ml
Tác dụng của Tacrolimus Ointment là gì?
Tacrolimus Ointment là một loại thuốc ức chế miễn dịch, tác động bằng cách ức chế enzyme làm suy giảm hệ miễn dịch giúp cơ thể chấp nhận một cơ quan cấy ghép mới. Thuốc đã được phê duyệt để điều trị bệnh viêm da dị ứng vào tháng 12 năm 2000. Ngoài ra, Tacrolimus Ointment cũng có thể được sử dụng cho các mục đích điều trị khác không được liệt kê trong hướng dẫn dùng của thuốc.
Cách sử dụng thuốc mỡ Tacrolimus như thế nào?
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả Tacrolimus Ointment, người bệnh cũng nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Trước khi dùng thuốc mỡ Tacrolimus bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng nhằm tránh tình trạng lây nhiễm khuẩn. Sau đó, bôi một lớp Tacrolimus Ointment thật mỏng lên da. Và sau khi sử dụng nên vệ sinh lại tay tránh vương lên mắt và miệng.
Không nên áp dụng thuốc Tacrolimus lên vết thương hở trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Cách tốt nhất để đảm bảo thuốc phát huy mang lại hiệu quả điều trị cao là người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn bác sĩ đề ra. Nên thông báo cho bác sĩ biết nếu bệnh không được cải thiện hoặc chuyển biến xấu đi sau 6 tuần sử dụng Tacrolimus Ointment .
Liều dùng thuốc mỡ Tacrolimus Ointment như thế nào?
Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế lời khuyên của chuyên viên y tế. Vì vậy, trước khi quyết định dùng thuốc, bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia.
1/ Liều dùng cho người lớn bị viêm da dị ứng
Đối với người lớn, Tacrolimus Ointment được dùng với hàm lượng 0,1%. Người bệnh chỉ nên thoa một lớp thuốc mỡ mỏng lên vùng da bị viêm. Mỗi ngày thoa 2 lần và nên ngưng sử dụng khi triệu chứng bệnh đã được cải thiện.
Lưu ý: Nếu thấy triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban không được cải thiện sau 6 tuần sử dụng, bạn nên ngưng dùng. Tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán lại tình trạng viêm da.
2/ Liều dùng cho trẻ em bị viêm da dị ứng
Hàm lượng Tacrolimus Ointment được dùng ở trẻ em từ 2 – 15 tuổi là 0,03%. Cha mẹ chỉ nên thoa một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị ảnh hưởng. Mỗi ngày thoa 2 lần, bôi nhẹ nhàng, không được chà mạnh, đồng thời nên ngưng khi triệu chứng bệnh đã được giải quyết.
Với trường hợp trẻ từ 16 tuổi trở lên có thể dùng thuốc mỡ 0,03% hoặc 0,1%. Cách sử dụng tương tự nhưng nếu sau 6 tuần mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, các bạn nên đưa con tái khám để được chẩn đoán lại bệnh.
** Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc?
Sẽ không có điều gì xảy ra nếu bạn chỉ quên một liều thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo bệnh được cải thiện, các bạn nên điều trị đúng liều. Mặt khác, không nên sử dụng thuốc bổ sung để thay thế liều đã quên.
** Điều gì xảy ra nếu bạn dùng quá liều?
Nếu bôi Tacrolimus Ointment quá liều có thể làm tăng nguy cơ phát ban và gây buồn ngủ. Vì vậy, trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên tìm đến sự chăm sóc từ y tế bằng cách gọi 115 hoặc đến ngay bệnh viện gần nhà để khám. Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên mang theo đơn thuốc kê toa hoặc không kê toa để bác sĩ dựa vào và điều chỉnh thuốc trị liệu.
Khi sử dụng Tacrolimus Ointment nên tránh những gì?
Dùng thuốc mỡ Tacrolimus nên tránh những điều sau đây:
- Người bệnh nên tránh sử dụng các loại thuốc khác trên cùng bộ phận da khi đang dùng Tacrolimus Ointment điều trị trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu ở ngoài trời, bạn hãy dùng áo quần chống nắng.
- Bên cạnh đó, không được sử dụng kem chống nắng hoặc bất cứ sản phẩm dưỡng ẩm nào khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Tránh uống rượu khi đang dùng Tacrolimus Ointment . Bởi rượu tương tác với thuốc gây kích ứng và khiến bệnh trở nặng.
- Tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu hoặc zona khi đang sử dụng thuốc mỡ Tacrolimus. Nếu đã tiếp xúc với những loại vi khuẩn gây bệnh này bạn nên gọi ngay cho bác sĩ.
Tác dụng phụ của Tacrolimus Ointment là gì?
Thuốc Tacrolimus Ointment chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn bởi thuốc có tác dụng phụ. Vì vậy, nếu gặp các biểu hiện nghiêm trọng sau đây, người bệnh nên ngưng sử dụng Tacrolimus và gọi ngay cho bác sĩ:
- Da bị ngứa, đau nhức dữ dội khi dùng thuốc.
- Xung quanh nang lông bị đỏ và có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, rỉ dịch, ngứa.
- Tăng huyết áp.
- Động kinh (run rẩy, co giật.)
- Nồng độ magie bị thấp gây phản xạ chậm, cơ bắp cử động chậm chạp.
- Nhịp tim nhanh, cơ bị yếu do kali tăng cao.
- Mê sảng và giảm khả năng tập trung.
- Da xanh xao, vàng vọt.
- Đau rát khi tiểu tiện, tiểu có máu.
- Khó thở, thở hổn hển, ho khan.
Ngoài ra còn có tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như:
- Ngứa hoặc bị khó chịu nhẹ.
- Da bị đỏ.
- Xuất hiện mụn trứng cá.
- Đau đầu, hắt hơi, đau họng, cảm lạnh hoặc cảm cúm.
- Nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Ngoài các tác dụng phụ kể trên, khi dùng thuốc Tacrolimus Ointment, người bệnh có thể bắt gặp nhiều phản ứng phụ bất thường khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân, bạn nên lắng nghe chia sẻ tư vấn từ chuyên viên y tế để hiểu rõ hơn về tác dụng phụ của thuốc mỡ Tacrolimus.
Tham khảo thêm: Thuốc bôi da Neutasol – Thành phần, công dụng và cách dùng
Thận trọng trước khi dùng thuốc Tacrolimus Ointment
1/ Trước khi dùng thuốc mỡ bạn nên biết điều gì?
- Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có triệu chứng của bệnh viêm da. Bên cạnh đó, nên ngưng dùng Tacrolimus Ointment khi các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm hoặc biến mất. Không nên dùng thuốc mỡ liên tục trong thời gian dài.
- Gọi cho bác sĩ nếu bệnh không được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn sau 6 tuần điều trị. Hoặc viêm da (eczema) tái phát trở lại sau khi dùng thuốc mỡ Tacrolimus chữa trị.
- Không dùng Tacrolimus Ointment để điều trị viêm da cho trẻ dưới 2 tuổi. Đặc biệt, không dùng thuốc Tacrolimus 0,1% để chữa viêm da, chàm ở trẻ từ 2 – 15 tuổi. Lứa tuổi này chỉ dùng thuốc mỡ 0,03% để chữa bệnh.
- Ngoài ra, nên thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang có hoặc đã từng bị ung thư, đặc biệt ung thư da, nhiễm trùng da hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hệ miễn dịch.
- Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ một loại thuốc nào thì nên cung cấp thông tin cho bác sĩ biết. Từ đó, họ sẽ giúp bạn lựa chọn loại thuốc điều trị thích hợp hơn.
- Tacrolimus Ointment có thể gây nên một số tác dụng phụ đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia trước khi có ý định sử dụng thuốc.
2/ Thuốc mỡ có an toàn đối với người mang thai hoặc đang cho con bú?
Chỉ một lượng nhỏ hoạt chất tacrolimus được hấp thụ từ thuốc Tacrolimus Ointment có thể làm tăng nồng độ kali và gây tổn thương đến thận ở trẻ. Vì vậy, mẹ bầu hoặc chị em đang cho con bú nên ngưng sử dụng thuốc đề điều trị viêm da.
Thuốc Tacrolimus Ointment có tương tác với thuốc nào?
Tacrolimus Ointment có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể làm tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Do đó, để tránh tương tác thuốc, các bạn nên viết ra danh sách các loại thuốc bạn đang dùng bao gồm kê toa, không kê toa hay thực phẩm chức năng, vitamin hoặc thảo dược để bác sĩ xem xét.
Một số loại thuốc tương tác với Tacrolimus Ointment như:
- Thuốc kháng sinh clarithromycin, telithromycin, erythromycin.
- Thuốc chống trầm cảm như nefazodone.
- Thuốc chống nấm itraconazole, ketoconazol, clotrimazole, miconazole,…
- Thuốc tăng huyết áp như nicardipin.
- Vắc xin ngừa vi rút sởi sống hoặc thuốc kháng vi rút như saquinavir, boceprevir, ritonavir,…
- Các hợp chất chứa magie như magiê oxit, magiê hydroxit, magiê cacbonat,…
- Các hợp chất chứa nhôm như nhôm phốt-phát, nhôm hydroxit,…
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, người bệnh không được tự ý dùng hay ngưng Tacrolimus Ointment khi không có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thuốc Tacrolimus Ointment, bạn hãy liên hệ với chuyên viên y tế hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc bôi da Momate: Cách dùng, tác dụng phụ và tương tác thuốc
- Thuốc Lamisil once có tác dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!