Bé hay nôn trớ chậm tăng cân mẹ phải làm sao?
Bé hay nôn trớ chậm tăng cân là hiện tượng thường gặp, nhất là những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Do đó, các mẹ cần phải tìm cách khắc phục sớm hiện tượng này để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Nguyên nhân khiến bé hay nôn trớ chậm tăng cân
Nôn trớ là tình trạng các thức ăn ở trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, lên cổ họng và trào lên cả miệng của trẻ. Nôn trớ thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nó sẽ tự giảm đi và biến mất khi trẻ lớn hơn.
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị nôn trớ. Đa số các trường hợp bị nôn trớ là do chế độ ăn uống không hợp lý. Ngoài ra, cho trẻ ăn quá no, bắt đầu cho trẻ ăn các thức ăn lạ cũng có thể khiến trẻ bị nôn. Nghiêm trọng hơn, trẻ bị nôn trớ còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày ở trẻ, viêm dạ dày ruột…
Tuy ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nôn trớ kéo dài có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Tình trạng này sẽ khiến trẻ biếng ăn, chán ăn làm cho bé dễ sút cân, tăng trưởng kém. Chưa hết, nôn trớ còn có thể làm hại đến hệ tiêu hóa, gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh không được chủ quan mà cần có những biện pháp xử lý sớm để bảo đảm sức khỏe cho trẻ.
Cách khắc phục tình trạng bé hay nôn trớ chậm tăng cân
Để cải thiện được tình trạng nôn trớ, các bậc phụ huynh cần nắm rõ được nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Vì điều này sẽ giúp xác định được các biện pháp điều trị đúng và hiệu quả. Thông thường, bệnh sẽ được khắc phục theo những cách như sau:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đa phần các bé hay nôn trớ chậm tăng cân là do các mẹ cho con ăn không hợp lý. Việc ép trẻ ăn quá no, bắt đầu cho trẻ ăn uống các thức ăn lạ… sẽ khiến cho dạ dày không kịp thích nghi và làm trẻ bị nôn. Trong trường hợp này, các bà mẹ cần thay đổi khẩu phần ăn theo những cách sau đây:
- Cho trẻ ăn uống với một lượng vừa đủ, không bắt trẻ ăn quá nhiều.
- Nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Nếu bắt đầu cho trẻ ăn một thức ăn lạ nào đó, nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc.
- Pha sữa cho trẻ cần chú ý đúng công thức, tốt nhất là nên cho trẻ ăn uống bằng thìa.
2. Cho trẻ ăn uống đúng cách
- Nếu trẻ đang bú mẹ, sau khi bú xong nên bé trẻ lên ở tư thế đầu cao khoảng 10 – 15 phút, vỗ nhẹ phần lưng rồi mới đặt bé nằm.
- Trong trường hợp cho trẻ bú bình, phải nghiêng sao cho sữa ngập cổ bình. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng bé nuốt không khí quá nhiều gây chướng bụng, đầy hơi.
- Cho bé bú chậm, tránh làm dạ dày căng quá mức.
3. Dùng hỗn hợp dầu bạc hà và dầu oliu
Xoa bóp vùng bụng bằng dầu bạc hà và dầu oliu cũng là cách có thể khắc phục được nôn trớ cho trẻ. Để áp dụng cách chữa trị này, chỉ cần trộn một vài giọt dầu bạc hà với ít giọt dầu oliu rồi xoa bóp vùng bụng của bé. Thực hiện 2 tuần/ lần để mang lại tác dụng tốt.
Ngoài ra, nếu trẻ đang bú, các mẹ cũng có thể sử dụng lá bạc hà để làm nước uống. Thông qua việc bú sữa mẹ, các chất trong lá bạc hà cũng sẽ giúp bé ít bị nôn trớ hơn.
4. Thay đổi tư thế ngủ giúp giảm trào ngược
Nếu bé hay nôn trớ chậm tăng cân, việc thay đổi tư thế ngủ cho trẻ cũng sẽ làm giảm được phần nào hiện tượng nôn trớ. Hãy kê cao gối cho trẻ nằm, đặt bé nằm sao cho phần trên của cơ thể luôn ở tư thế cao hơn chân. Tư thế ngủ này có hạn chế được tình trạng trào ngược cho trẻ,
Trường hợp bị ọc sữa nhiều, nên cho trẻ nằm nghiêng. Tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên khi trẻ đang bị nôn, vì chúng có thể làm cho bé nôn nhiều hơn.
5. Mát – xa cho trẻ
Cách này sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, giúp cho những cơn nôn trớ của trẻ được giảm bớt. Chính vì vậy, trẻ sẽ ăn ngon và ngủ ngon hơn làm bé tăng cân và sự tăng trưởng cũng diễn ra được bình thường. Chỉ cần đổ 1 ít dầu oliu hoặc dầu dừa lên bụng bé và mát – xa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ là được. Tuy nhiên, đừng thực hiện cách này ngay sau khi bé mới ăn xong. Mát – xa cho bé khi mới ăn no sẽ khiến bé nôn nhiều hơn.
6. Dùng dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa thành phần axit lauric. Đây là một chất có tác dụng tương tự như sữa mẹ. Vì vậy, sử dụng dầu dừa cũng sẽ cải thiện được hệ tiêu hóa, làm cho trẻ ít bị nôn trớ hơn. Các mẹ có thể sử dụng dầu dừa bằng cách cho nửa thìa cà phê dầu dừa vào ngũ cốc hoặc đồ uống ấm để bé sử dụng. Để mang lại tác dụng tốt, nên cho bé sử dụng thường xuyên.
7. Sử dụng giấm táo
Tương tự như dầu dừa, giấm táo cũng là một trong các nguyên liệu có thể khắc phục được tình trạng bé hay nôn trớ chậm tăng cân. Chỉ cần cho một chút giấm táo nguyên chất vào ngũ cốc hoặc nước ấm để trẻ uống, thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt. Để giúp bé dễ uống hơn, có thể cho thêm ít mật ong vào. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì không nên sử dụng mật ong.
8. Giúp bé tập thể dục
Những bài tập đơn giản với đôi chân của trẻ có thể hạn chế được tình trạng đầy hơi, chướng khí trong vùng bụng. Các mẹ hãy cho bé nằm xuống, dùng hai tay của mình nhẹ nhàng di chuyển đôi chân của bé theo chiều như chúng ta đang đi xe đạp. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày sẽ giúp bé ít nôn trớ hơn.
9. Điều trị bằng thuốc tây
Nếu nôn trớ nặng các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nôn trớ. Bản chất của loại thuốc này là giúp làm giảm hoạt động co bóp của các cơ trơn trong dạ dày, từ đó khiến trẻ ít bị nôn hơn. Nếu trẻ bị nôn trớ do các bệnh lý như trào ngược thực quản hoặc do viêm dạ dày, những loại thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton… sẽ được sử dụng.
Tuy nhiên, nếu cho trẻ sử dụng thuốc này, các mẹ cần chú ý sử dụng đúng liều lượng và thời gian đã được chỉ định. Không được sử dụng thuốc quá 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, không được tự ý tăng liều hoặc giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Nếu trẻ thường xuyên bị nôn trớ và đi ngoài kèm theo sốt, co giật, có dấu hiệu mất nước… thì đây có thể là các biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm. Bé có thể đã bị bệnh viêm ruột thừa, lồng ruột, ngộ độc thực phẩm… Do đó, nếu thấy cơ thể bé có các biểu hiện này, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.
Trên đây là những cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những thông tin trên đây để đưa ra được các biện pháp xử lý phù hợp khi bé yêu của mình bị nôn trớ.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Những loại sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày – chống nôn trớ
- Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm Hơn Những Gì Ba Mẹ Tưởng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!