Bệnh viêm tụy tự miễn
Viêm tụy tự miễn là bệnh lý khó phát hiện, dễ bị nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách. Trường hợp bệnh nhân viêm tụy nặng kéo dài có thể phát sinh các biến chứng khó lường, đe dọa an toàn sức khỏe, tính mạng.
Tổng quan
Bệnh viêm tụy tự miễn (Autoimmune pancreatitis) thuộc các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch. Sự rối loạn hoạt động của hệ thống này khiến các tế bào lành bị tấn công do nhầm lẫn chúng là tế bào gây hại. Tế bào tụy bị ức chế hoạt động dẫn đến việc kiểm soát sản xuất insulin.
Khi đó cơ thể không được cung cấp đủ lượng insulin cần thiết, dẫn đến tình trạng bệnh tiểu đường. Khi bệnh nhân mắc viêm tụy tự miễn hệ thống tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng do chức năng tiết men tiêu hóa giảm.
Người bệnh thường có cơ địa gầy gò, suy dinh dưỡng, nếu không điều trị lâu dần dẫn đến tình trạng tổn thương mắt, gây tăng huyết áp và nhiều vấn đề khác. Bệnh nhân được khuyến khích đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.
Phân loại
Viêm tụy tự miễn liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch. Trên thực tế đến nay các chuyên gia vẫn chưa đưa ra lời giải thích chính xác về nguyên nhân gây nên bệnh lý này, cũng như các vấn đề tự miễn khác của cơ thể con người.
Theo nghiên cứu, đánh giá, các chuyên gia phân bệnh viêm tụy tự miễn thành các dạng chính, bao gồm:
- Viêm tụy tự miễn loại 1: Dạng viêm ảnh hưởng lên nhiều cơ quan như tụy, đường mật, tuyến nước bọt, thận và các cơ quan khác trên cơ thể. Các chuyên gia còn gọi trường hợp này là viêm tụy liên quan tới IgG4. Theo thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân mắc viêm tụy loại này thường là nam giới trên 60 tuổi.
- Viêm tụy tự miễn loại 2: Khác với dạng thứ 1, viêm tụy tự miễn loại 2 thường chỉ ảnh hưởng lên tụy của bệnh nhân. Người ta còn gọi trường hợp viêm này là viêm tụy ống trung tâm vô căn. Bệnh xảy ra ở cả hai giới, tuổi trên 40, bệnh nhân có xu hướng viêm tụy tự miễn loại 2 kèm với bệnh viêm ruột, viêm loét tá tràng.
Mặc dù không phải là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên bệnh nhân không chủ quan trước các biểu hiện bất thường, nghi ngờ viêm tụy tự miễn. Nếu chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị, bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Như đã đề cập, bệnh viêm tụy tự miễn giống như các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch khác, đến nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây bệnh. Hệ miễn dịch có thể bị rối loạn hoạt động do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, môi trường, chế độ dinh dưỡng,...
Các tế bào tụy khỏe mạnh bị tấn công do hệ miễn dịch nhầm lẫn chúng là dị nguyên gây hại cơ thể. Có 2 dạng viêm tụy tự miễn như trên. Mỗi dạng sẽ có nhóm đối tượng mắc bệnh riêng. So với viêm tụy tự miễn loại 1, viêm tụy tự miễn loại 2 có tỷ lệ xảy ra ở nam và nữ giới là tương đương, trong khi loại 1 thường xảy ra ở nam giới.
Việc phát hiện bất thường trên cơ thể, chủ động thăm khám điều trị cần được tiến hành càng nhanh càng tốt. Bởi khi tình trạng viêm, thiếu hụt insulin, rối loạn tiêu hóa,... do ảnh hưởng viêm tụy tự miễn kéo dài, biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, đời sống của bệnh nhân.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Bệnh viêm tụy tự miễn có các triệu chứng khó phát hiện hơn các bệnh lý khác. Người bệnh có khả năng nhầm lẫn bệnh lý này với vấn đề sức khỏe khác dẫn đến việc điều trị sai cách. Chính vì thế, bệnh nhân được khuyến khích nên đến gặp bác sĩ khám và điều trị theo phác đồ, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Ở giai đoạn đầu, viêm tụy tự miễn nhẹ bệnh nhân gần như không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào. Khi bệnh diễn biến nặng dần, triệu chứng gần giống với ung thư tụy. Bệnh nhân cần theo dõi triệu chứng để sớm thăm khám. Những biểu hiện nghi ngờ kể đến như:
- Màu nước tiểu sẫm hơn bình thường, đi ngoài phân nhạt, phân nổi.
- Màu da, mắt cũng chuyển thành vàng bất thường.
- Cảm giác đau ở vùng bụng trên, đau ở giữa lưng.
- Người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn bất thường.
- Cơ thể mệt mỏi, không có sức, yếu cơ.
- Không có cảm giác thèm ăn, cảm giác no đầy bụng trong khi chưa ăn được nhiều.
- Cân nặng tụt nhanh không rõ nguyên nhân.
Đa số các trường hợp chẩn đoán viêm tụy tự miễn có biểu hiện vàng da nhưng không đau. Các chuyên gia cho biết đây là triệu chứng điển hình khi đường mật bị chèn ép, bí tắc. Cơ quan trên cơ thể ngoài vùng tụy cũng xuất hiện các khối bất thường. Những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn là ung thư tụy.
Bệnh nhân mắc viêm tụy tự miễn loại 1 có nhiều triệu chứng hơn do nhiều cơ quan bị ảnh hưởng. Trong khi viêm tụy tự miễn loại 2 tập trung ảnh hưởng lên vùng tụy, liên quan đến bệnh viêm đại tràng. Tùy dạng bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp.
Chẩn đoán
Không dễ nhận biết viêm tụy tự miễn thông qua các triệu chứng trên cơ thể. Như đã đề cập, bệnh nhân có thể nhầm lẫn viêm tụy với tình trạng ung thư tụy. Điều này gây ra tâm trạng lo lắng, điều trị không đúng cách càng khiến bệnh trở nặng nhanh chóng.
Bệnh nhân được khuyến khích nên chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện cơ thể có nhiều biểu hiện bất thường, đặc biệt là khi chúng diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên cho đến nay chưa có biện pháp xét nghiệm nào có thể xác định chính xác tình trạng viêm tụy tự miễn.
Các phương pháp được chỉ định có tác dụng nhận diện hiện tượng viêm, vị trí và phân biệt bệnh lý. Một vài xét nghiệm kể đến như:
- Chụp CT, MT
- Siêu âm nội soi
- Nội soi mật tụy ngược dòng
- Xét nghiệm máu
- Sinh thiết
- Điều trị thử Steroid
Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương ứng. Bệnh nhân nên chủ động khám sức khỏe khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách giúp bệnh nhân phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Biến chứng và tiên lượng
Viêm tụy mãn tính nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Những trường hợp nặng kể đến như:
- Viêm tụy dẫn đến suy tụy. Cơ thể không tiết ra men tiêu hóa bình thường do tuyến tụy bị suy giảm hoạt động. Điều này khiến cho bệnh nhân thường xuyên bị tiêu chảy, cân nặng sụt giảm nghiêm trọng, gặp nhiều vấn đề sức khỏe do thiếu hụt vitamin, khoáng chất,...
- Viêm tụy tự mãn kéo dài dẫn đến đái tháo đường. Đây là một trong số các hệ lụy mà bệnh viêm tụy gây ra. Lượng insulin cơ thể cần không được đáp ứng, lâu dần lượng đường trong máu tăng cao khiến bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị bằng thuốc dạng uống, dạng tiêm để bổ sung insulin cho cơ thể.
Một số trường hợp khác bệnh nhân gặp phải biến chứng vôi hóa tụy, bệnh sỏi tụy,... và các vấn đề khác. Không nên chủ quan khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường. Bạn nên thăm khám sớm, điều trị theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Điều trị
Dựa vào tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phương án can thiệp kiểm soát, ngăn bệnh viêm tụy tự miễn diễn biến nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên do liên quan đến hệ thống miễn dịch nên việc điều trị bệnh sẽ cần thời gian, đồng thời nguy cơ bệnh tái phát cũng khá cao.
Chính vì thế, song song việc điều trị, bệnh nhân nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe đúng cách để phòng ngừa các rủi ro khác. Dưới đây là những phương án điều trị bệnh được áp dụng:
Sử dụng thuốc:
Phác đồ sử dụng thuốc được chỉ định phù hợp với tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc thuốc dạng tiêm để bổ sung insulin và các chất cần thiết giúp kiểm soát hiện tượng viêm tụy tự miễn. Chẳng hạn:
- Thuốc steroid: Sử dụng các loại như Prednisolone, Prednisone nhằm kiểm soát triệu chứng cho bệnh nhân. Thuốc được dùng trong thời gian ngắn, một số bệnh nhân có khả năng đáp ứng điều trị tốt, thuốc phát huy tác dụng nhanh chóng.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Ngoài thuốc chứa steroid, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc ức chế miễn dịch. Đa số các trường hợp dùng sau khi bệnh tái phát hoặc dùng để giảm các tác dụng phụ khi bệnh nhân dùng thuốc steroid điều trị trong thời gian dài.
Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định, tránh việc lạm dụng, dùng quá liều có thể dẫn đến các phản ứng không mong muốn, nhất là trường hợp làm bệnh nghiêm trọng hơn. Trong thời gian dùng thuốc nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Phương pháp đặt stent đường mật:
Phương pháp thường được thực hiện trước khi sử dụng thuốc. Một ống dẫn sẽ được chèn vào đường mật giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường mật, dẫn truyền các chất lưu thông qua đường mật dễ dàng hơn. Mặc dù vậy hiện tượng vàng da có thể không được cải thiện bằng cách đặt stent đường mật.
Bệnh nhân bị vàng da thường được chỉ định sử dụng kết hợp steoid. Tùy mỗi tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp tối ưu. Nếu đặt stent không hiệu quả, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc hoặc kết hợp với các biện pháp tương ứng với tình hình sức khỏe.
Các biện pháp khác:
Bên cạnh các biện pháp kể trên, bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng các cách chữa trị khác như:
- Điều trị suy tụy trong trường hợp tuyến tụy không tiết đủ enzyme cho cơ thể. Theo đó, các sản phẩm bổ sung enzyme được chỉ định giúp bệnh nhân khắc phục hiện tượng thiếu hụt này.
- Chỉ định điều trị đái tháo đường do viêm tụy tự miễn gây ra. Người bệnh sử dụng insulin đường tiêm theo phác đồ của bác sĩ.
- Điều trị tại các cơ quan khác do ảnh hưởng viêm tụy. Tùy mỗi trường hợp bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp tương ứng.
Có rất nhiều bệnh nhân chẩn đoán nhầm viêm tụy tự miễn dẫn đến việc điều trị bị chậm trễ. Giai đoạn bệnh diễn biến nặng gây khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị. Do đó, bệnh nhân nên chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, điều trị sớm giảm nguy cơ biến chứng và nhiều rủi ro khác.
Phòng ngừa
Bệnh viêm tụy tự miễn liên quan đến hệ thống miễn dịch, chính vì thế rất khó nhận biết và phòng ngừa như các bệnh lý khác. Bạn nên chủ động chăm sóc cơ thể, điều chỉnh các thói quen sinh hoạt, ăn uống để cơ thể khỏe mạnh, ổn định hoạt động của hệ thống tự miễn. Một số lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên ăn rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn nhiều gia vị ảnh hưởng sức khỏe.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, không ăn quá nhiều một nhóm chất khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Uống đủ nước, hạn chế ăn quá ngọt, quá mặn, quá chua,...
- Tập luyện thể dục, vận động giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, giảm nguy cơ béo bụng hoặc các vấn đề khác.
- Tránh việc dùng thuốc bừa bãi khi chưa khám sức khỏe, không dùng thuốc quá liều hoặc bỏ liều trong quá trình điều trị bệnh để giảm rủi ro gặp tác dụng phụ, cơ thể kháng thuốc,...
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bất thường sớm, chủ động điều trị kiểm soát phòng biến chứng, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm tuỵ cấp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Những câu hỏi quan trọng khi khám
1. Nguyên nhân vì sao tôi bị viêm tụy tự miễn?
2. Tôi có thể nhận biết viêm tụy tự miễn qua những dấu hiệu nào?
3. Trường hợp tôi không điều trị viêm tụy tự miễn có sao không?
4. Bệnh viêm tụy tự miễn có chữa khỏi hoàn toàn được không?
5. Tôi cần sử dụng thuốc nào để trị viêm tụy tự miễn?
6. Tôi có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc trị viêm tụy tự miễn?
7. Trường hợp nào tôi cần đặt stent đường mật?
8. Bệnh viêm tụy tự miễn có di truyền không? Tôi cần làm gì để bảo vệ người thân trong gia đình?
9. Viêm tụy tự miễn có tái phát không?
10. Bao lâu tôi nên trở lại tái khám?
Bệnh viêm tụy tự miễn khó nhận biết thông qua những biểu hiện lâm sàng, đồng thời bệnh cũng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng ung thư tụy. Bệnh nhân được khuyến khích nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương ứng. Tránh tình trạng tự chữa trị tại nhà, điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.