Bệnh nóng gan

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nóng gan gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe người bệnh. Đây là hiện tượng rối loạn chức năng gan liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống hoặc do bệnh lý. Người bị nóng gan cần xác định nguyên nhân gây bệnh và có những biện pháp điều chỉnh sớm, bảo vệ sức khỏe.

Tổng quan

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm nhiệm vụ chuyển hóa, đào thải độc tố. Hiện tượng nóng gan có khả năng xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Người bị nóng gan gặp vấn đề suy giảm hoạt động thanh lọc của gan, tăng nguy cơ tích tụ độc tố không có lợi cho cơ thể.

Nóng gan
Nóng gan là hiện tượng nhiều người gặp phải hiện nay có liên quan đến nhiều yếu tố

Bệnh nóng gan xuất hiện ở nam giới, lẫn nữ giới, không phân biệt độ tuổi. Bệnh liên quan đến nhiều yếu tố từ chế độ ăn uống, sinh hoạt đến các bệnh lý khác mà cơ thể đang gặp phải. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng thuốc, điều chỉnh thói quen hàng ngày, tuy nhiên bệnh cũng có khả năng tái đi tái lại nhiều lần.

Trường hợp bệnh nhân nóng gan trong thời gian dài, ngoài gặp các triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống, chức năng gan thay đổi, tổn thương trở nên nặng nề kéo theo nhiều hệ lụy khác. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám điều trị nóng gan sớm để phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nóng gan. Dưới đây là những yếu tố chính thường gặp:

  • Nóng gan do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, đây là yếu tố gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe. Đặc biệt đối với người ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, quá cay, quá mặn,... Tình trạng nóng gan xảy ra có liên quan đến nguyên nhân này.

Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo một thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Ngoài ra, những đối tượng có thói quen sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích có nguy cơ bị nóng gan cao.

Một số trường hợp khác không đảm bảo ăn uống đủ chất, ăn cay nhiều, uống nước ít, cơ thể bị nóng trong dẫn đến các ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa, gan, thận,... Nếu không kiểm soát, việc ăn uống kém khoa học lâu dần sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nặng nề đe dọa an toàn tính mạng người bệnh.

  • Nóng gan do tác dụng phụ của thuốc

Bên cạnh nguyên nhân kể trên, nóng gan có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng thuốc tân dược chữa các bệnh lý khác như thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm,... Việc lạm dụng, dùng thuốc quá nhiều khiến cơ thể bị nóng trong, suy giảm chức năng gan, độc tố không được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Nguyên nhân gây nóng gan
Lạm dụng thuốc tân dược là một trong những nguyên nhân gây nóng gan nhiều người gặp phải

Đây là lý do bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh không tự ý sử dụng thuốc, chỉ dùng theo phác đồ, đúng liều lượng cho phép. Trường hợp lạm dụng thuốc tân dược, uống quá liều, kết hợp thói quen sinh hoạt không khoa học khiến cơ thể tích tụ nhiều hoạt chất, không thanh lọc độc tố tại gan dẫn đến nóng gan.

  • Nóng gan do mắc bệnh về gan

Ngoài những yếu tố kể trên, bệnh nóng gan còn có khả năng xảy ra do ảnh hưởng từ các bệnh về gan. Trong đó có thể kể đến như:

  • Nhiễm virus gây viêm gan: Virus viêm gan B, C là hai loại virus thường gặp gây ra bệnh viêm gan siêu vi. Bệnh diễn biến âm thầm, tiến triển gây tổn thương mô gan, chức năng gan từ đó cũng suy yếu dần. Nếu kéo dài, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng về gan khác.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ: Đây là nguyên nhân gây ra nóng gan cũng như nhiều vấn đề về gan khác. Lượng mỡ tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường ảnh hưởng chức năng của cơ quan này. Người mắc gan nhiễm mỡ dễ gặp phải các vấn đề như nóng gan, tổn thương gan, xơ gan,...

Còn nhiều nguyên nhân gây nóng gan khác, người mắc bệnh cần được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Không chủ quan để tránh hiện tượng suy giảm chức năng gan chuyển biến xấu gây biến chứng đe dọa sự an toàn tính mạng.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Nóng gan hay rối loạn chức năng gan khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết biểu hiện bất thường liên quan đến chức năng gan, đa số các trường hợp chủ quan, nhầm lẫn bệnh lý.

Khi tổn thương gan trở nên nghiêm trọng, người bệnh có khả năng gặp phải biến chứng. Do đó, tốt hơn hết bạn nên thăm khám nếu cơ thể có các biểu hiện dưới đây, nhất là khi chúng kéo dài:

  • Vàng da, vàng mắt: Đây là những biểu hiện cho thấy gan đang gặp vấn đề. Tình trạng tổn thương gan, đường mật khiến cho lượng bilirubin ứ đọng lại, không được đưa vào tá tràng. Chúng sẽ khiến da, màu mắt của bệnh nhân thay đổi.
  • Nước tiểu đậm màu, phân đậm màu: Những dấu hiệu này cũng góp phần cảnh báo sự bất thường về chức năng gan. Người bệnh đi tiểu thấy màu nước tiểu vàng sậm, phân xám nhạt có khi bạc màu. Ngoài những vấn đề về đường ruột, hệ bài tiết, triệu chứng này còn có khả năng do sự rối loạn chức năng gan gây ra.
  • Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy: Người gặp vấn đề về gan thường dễ bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khắp người. Nốt sần dày, gây ra cảm giác ngứa khó chịu, ảnh hưởng tính thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Hiện tượng cổ chướng: Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ rối loạn chức năng gan nặng nề. Bụng người bệnh bị trương phình, ngày càng lớn dần. Dấu hiệu này cho thấy người bị nóng gan có khả năng bị xơ gan mất bù, một biến chứng về gan mãn tính. Dịch tích tụ ổ bụng, nhiễm trùng, gây nôn ra máu,...
  • Các biểu hiện khác: Bên cạnh các dấu hiệu thường gặp kể trên, bệnh nhân bị nóng gan còn gặp phải các dấu hiệu khác bao gồm tình trạng chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn thường xuyên, chảy máu chân răng, mất ngủ, cơ thể suy nhược, sụt cân nghiêm trọng,...

Chẩn đoán

Đến gặp bác sĩ, bệnh nhân sẽ được thăm hỏi triệu chứng, thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình,... Sau đó, các xét nghiệm kiểm tra được thực hiện nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Bao gồm:

  • Phương pháp xét nghiệm chức năng gan
  • Biện pháp xét nghiệm công thức máu
  • Phương pháp xét nghiệm hình ảnh, chụp CT, MRI, siêu âm,...
  • Sinh thiết xác định tổn thương gan, tính chất tổn thương

Biến chứng và tiên lượng

Nóng gan có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện chức năng gan, người bệnh có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan không kiểm soát tình trạng nóng gan khiến chức năng gan bị ảnh hưởng ngày càng nặng nề.

Đặc biệt trường hợp tổn thương gan liên quan đến bệnh lý, viêm nhiễm virus, rối loạn tự miễn,... Người bệnh không kịp thời phát hiện, triệu chứng nặng nề hơn kéo theo nhiều rủi ro khác. Do đó, bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, khám và điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Điều trị

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn để kiểm soát tình trạng nóng gan. Khi cần thiết, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng thuốc nhằm khắc phục triệu chứng, ngăn chặn các tổn thương, viêm nhiễm bên trong trở nên nghiêm trọng.

Điều trị nóng gan
Chủ động điều trị bệnh nóng gan phòng tránh rủi ro biến chứng hại sức khỏe

Các biện pháp can thiệp bao gồm:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm lành mạnh đến từ trứng, sữa, các loại hạt,... Bởi, protein có vai trò hỗ trợ quá trình tái tại, phục hồi mô gan bị tổn thương.
  • Ăn đầy đủ rau xanh, hoa quả tươi bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần hàng ngày, hạn chế ăn những món quá cay, quá nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,...
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn và chất kích thích.
  • Ngủ đủ giấc, tập thói quen đi vệ sinh vào 1 khung giờ hàng ngày, hạn chế việc nhịn tiểu trong thời gian dài, vệ sinh cơ thể và bộ phận sinh dục sạch sẽ.
  • Tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe, tăng cường tuần hoàn, trao đổi chất trong cơ thể.

Điều trị nóng gan bằng thuốc

Sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân bị nóng gan không tùy tiện sử dụng thuốc tân dược nhằm giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ và nhiều vấn đề hại sức khỏe khác. Những loại thuốc thường được dùng trong hỗ trợ giải quyết nóng gan:

  • Thuốc Flumeciol có tác dụng bảo vệ mô gan, dùng cho bệnh nhân bị tổn thương gan do sử dụng thuốc trị bệnh lâu ngày.
  • Thuốc Essential bảo vệ và điều hòa chức năng gan. Chỉ định sử dụng thuốc cho những đối tượng bị nóng gan, có xơ gan.
  • Thuốc Cianidanol giúp cải thiện tình trạng rối loạn chức năng gan, ổn định lyposom, tiêu diệt các gốc tự do gây hại.
  • Thuốc Bephenyl dimethyl dicarboxylat dùng trong cải thiện chức năng gan, giảm ảnh hưởng của đồ uống chứa cồn, tác dụng phụ của thuốc lên gan.

Dùng thuốc theo hướng dẫn, tránh tình trạng lạm dụng, kết hợp thuốc bừa bãi. Trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân nên theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm: Nóng gan uống lá gì? 10 loại tốt nhất, nên dùng

Phòng ngừa

Chủ động bảo vệ sức khỏe lá gan, phòng tránh nóng gan và nhiều vấn đề khác. Bởi, gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm vai trò thanh lọc độc tố. Nếu gan bị tổn thương, cơ thể có thể gặp phải nhiều hệ lụy về sức khỏe. Một số lưu ý về việc phòng tránh nóng gan:

Phòng ngừa
Ăn uống đủ chất, sinh hoạt khoa học bảo vệ sức khỏe lá gan

  • Chủ động xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất. Bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày. Không nên uống nhiều bia rượu, ăn đồ ăn cay nóng,...
  • Tập thể dục, xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế việc thức khuya thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,...
  • Điều trị bệnh theo hướng dẫn, tránh sử dụng thuốc tân dược bừa bãi để đảm bảo an toàn sức khỏe, bảo vệ chức năng gan.
  • Khám sức khỏe định kỳ, nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Có thể bạn quan tâm: 10+ thực phẩm mát gan bổ thận tốt, nên bổ sung hàng ngày

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nóng gan là bệnh gì?

2. Triệu chứng nhận biết nóng gan?

3. Nguyên nhân nào gây nóng gan?

4. Nóng gan có nguy hiểm không?

5. Tôi cần làm các xét nghiệm nào để chẩn đoán nóng gan?

6. Tình trạng nóng gan có tự khỏi không?

7. Có thể dùng thuốc điều trị nóng gan không?

8. Bệnh nóng gan có tái phát không?

9. Dùng thuốc trong bao lâu thì khỏi?

10. Tôi có cần trở lại tái khám không?

Nóng gan là một trong những tình trạng rối loạn chức năng gan ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nếu không điều trị, tổn thương gan do bệnh lý, viêm nhiễm có khả năng phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân nên chủ động thăm khám và điều trị để bảo vệ an toàn sức khỏe.