Bệnh sán lợn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nhiễm ấu trùng sán lợn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Ấu trùng có thể ký sinh trong não bộ, gây ảnh hưởng thị giác, co giật thần kinh, liệt tay hoặc thậm chí là tử vong. Bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.

Tổng quan

Bệnh sán lợn hay nhiễm ấu trùng sáng lợn, bệnh ấu trùng sán lợn là tên gọi tình trạng nhiễm ký sinh trùng sán dây lợn. Trứng và ấu trùng sán dây lợn xâm nhập vào cơ thể người, gây ra nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe.

Nhiễm sán lợn do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn

Ấu trùng sáng lợn (Cysticercus Cllulosae) có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiễm trùng đường phân - miệng, ăn phải ấu trùng lẫn trong thực phẩm tươi sống, rau xanh. Khi nuốt phải trứng sán lợn, chúng sẽ đi vào ruột phóng thích phôi 6 móc.

Chúng có khả năng đi xuyên vào bên trong thành ruột, đi đến hệ tuần hoàn rồi vào máu. Sau khi định vị chúng sẽ phát triển thành nang tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như mô dưới da, bắp thịt, mắt, thậm chí là trên hệ thần kinh trung ương là não bộ,...

Thời gian nang hóa của trứng trong cơ thể người có thể lên đến vài năm hoặc vài chục năm. Đa số các ca phát hiện nhiễm ấu trùng sáng lợn xuất hiện ở vùng châu Phi và các nước châu Á, Mỹ Latinh. Bệnh lý nếu kéo dài không được phát hiện có thể gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe con người.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Người bệnh ăn phải thực phẩm có chứa ấu trùng sán lợn gạo bị nhiễm ấu trùng gây hại. Thời gian ủ bệnh lâu khiến nhiều người không phát hiện và điều trị kịp thời. Cơ thể người là vật chủ chính ấu trùng ký sinh, động vật như chó mèo, lợn là vật chủ phụ.

Trường hợp nhiễm ấu trùng sán lợn thường là do con lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán từ rau cỏ. Khi đó, trứng sẽ di chuyển từ miệng xuống dạ dày qua ruột. Nếu vô tình con người ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng chưa được nấu chín rất có nguy cơ nhiễm phải ấu trùng sán lợn.

Trong cơ thể lợn, khi ấu trùng sán di chuyển rộng khắp cơ thể theo đường máu, chúng sẽ đến các cơ vận động và sống ký sinh tại đó rất lâu. Con người ăn phải thịt lợn nhiễm sán, ấu trùng gây bệnh sẽ tiếp tục vòng đời trong ruột con người, đi vào máu và đến các cơ quan khác để ký sinh.

Đầu sán có khả năng bám chặt vào niêm mạc ruột non, chính vì thế dù con người có ăn uống thường xuyên và thải phân thì sán vẫn không hoàn toàn bị tống ra ngoài. Những con sán trưởng thành sẽ tiếp tục vòng đời sinh trưởng, đẻ trứng bên trong cơ thể người.

Trứng sán lợn có thể đi theo phân ra ngoài và tiếp tục ký sinh trên cơ thể vật chủ khi con người hoặc động vật vô tình ăn phải. Sán trưởng thành một số trường hợp có thể dài lên đến 7m.

Ấu trùng từ đường ruột đi vào máu và đến các cơ quan trong cơ thể ký sinh gây hại

Nguyên nhân gây bệnh cơ bản là do con người ăn phải thực phẩm chứa trứng sán như thịt cá tươi sống, rau sống. Một số trường hợp mắc bệnh do vệ sinh kém, không tắm gội thường xuyên, vô tình nuốt phải dịch hoặc chất thải từ người bệnh hoặc động vật,...

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn cao kể đến như:

  • Người sống trong điều kiện môi trường kém vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm.
  • Ăn phải rau trồng ở những nơi không đảm bảo, có phân chó, mèo nhiễm ấu trùng.
  • Ăn thịt cá, thịt lợn, thịt động vật không chế biến chín.
  • Những đối tượng không tắm rửa thường xuyên, sống ở khu ổ chuột.
  • Trẻ em có khả năng nhiễm phải ấu trùng sán lợn cao.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh sán lợn giai đoạn đầu không gây ra bất thường nào. Ấu trùng sống ký sinh bên trong cơ thể, lưu trú tại các cơ vận động ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan tại đây. Khi bệnh tiến triển dần, các triệu chứng ngày càng rõ nét hơn. Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân nhiễm sán:

  • Xuất hiện các nốt bất thường dưới da có thể sờ thấy được. Khi đó nếu chụp X quang sẽ phát hiện tình trạng nang bất thường đã bị hóa vôi. Các nang này cứng có thể gây đau hoặc không có triệu chứng nào tại cơ.
  • Ảnh hưởng của ấu trùng sán lợn lên hệ thần kinh khiến bệnh nhân bị đau đầu, đôi khi động kinh.
  • Tác nhân gây hại ký sinh ở mắt gây ra các biểu hiện bất thường tại khu vực này. Cơn đau nhức mắt có thể xuất hiện, kèm theo đó là tình trạng nhìn đôi, suy giảm thị lực, thường xuyên bị chảy nước mắt, mắt nhìn mờ.
  • Sán lợn ăn lên não gây động kinh dữ dội hơn, kèm theo cơn đau nhức đầu vô cùng khó chịu. Áp lực nội sọ cùng với rối loạn thần kinh dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu nghi ngờ kể trên, bệnh nhân cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Phát hiện bệnh sán lợn và điều trị sớm ngăn chặn các rủi ro không mong muốn.

Chẩn đoán

Dựa trên các triệu chứng người bệnh gặp phải, kết hợp với một số xét nghiệm cần thiết bác sĩ sẽ xác định được liệu bệnh nhân có đang nhiễm ấu trùng sán lợn gạo hay không. Cụ thể:

  • Kiểm tra triệu chứng trên cơ thể người bệnh, xác định yếu tố dịch tễ như bệnh nhân đang sống tại vùng có dịch hay không.
  • Xét nghiệm công thức máu để phát hiện có sự bất thường của bạch cầu ái toan hay không.
  • Các bệnh lý về da, dấu hiệu bất thường trên da cần được sinh thiết chẩn đoán loại trừ khả năng ung thư, viêm nhiễm, dị ứng.
  • Soi đáy mắt của người bệnh cũng có thể tìm ra sự tồn tại của ấu trùng sán lợn.
  • Người bệnh được chụp CT scan, MRI chẩn đoán hình ảnh. Nếu bị sán lợn sẽ phát hiện các nốt tròn cứng, bị vôi hóa, hoặc tình trạng phù não,...

Một số biện pháp chẩn đoán miễn dịch khác cũng được tiến hành nhằm xác định tình trạng bệnh nhân đang gặp phải liên quan đến vấn đề nào. Người bệnh cần sớm khám và chữa trị để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng nhiễm ấu trùng sán lợn thực chất là các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Khi ấu trùng di chuyển từ hệ tiêu hóa đi vào máu đến các cơ, mắt, não bộ, chúng sẽ hóa nang. Như đã đề cập, bệnh nhân sẽ gặp phải các vấn đề như sau:

Ấu trùng lan rộng ra toàn thân bùng phát các triệu chứng nặng nề đe dọa an toàn tính mạng người bệnh

  • Nang sán ký sinh tại các cơ làm xuất hiện các u nhỏ nổi trên da, chúng cứng, có kích thước từ 1-2 cm. Các u nhỏ có khả năng di chuyển, không gây triệu chứng đau nhức, tuy nhiên một số cũng có thể gây đau.
  • Trường hợp nang sán ký sinh trong não người sẽ gây ra không ít triệu chứng nặng nề bao gồm đông kinh, tê liệt chi, nửa người, giọng nói biến đổi, trí nhớ kém, xuất hiện các cơn đau nhức đầu dữ dội.
  • Nang sán ở mắt gây suy giảm thị lực, bệnh nhân nhìn kém, một vài trường hợp bị mù lòa.

Để ngăn chặn các rủi ro kể trên, chuyên gia khuyên người dân nên ăn uống sạch sẽ, nấu chín trước khi ăn để đảm bảo không nhiễm phải ấu trùng sán lợn nói riêng và các dạng sán nói chung khác. Ngoài ra, khi thấy cơ thể có biểu hiện nghi ngờ, tốt nhất người dân nên đến bệnh viện thăm khám sớm để kịp thời điều trị khi cần thiết.

Điều trị

Bệnh sán lợn là một trong những trường hợp nhiễm ấu trùng sán nhiều người gặp phải. Sán lợn có thể ký sinh ở nhiều cơ quan gây ra các triệu chứng bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế bệnh nhân cần thăm khám y tế sớm.

Nguyên tắc điều trị thứ nhất là chẩn đoán từ giai đoạn đầu, kịp thời phát hiện đốt sán để phòng tránh biến chứng do nhiễm ấu trùng sán lợn gây ra. Thứ 2 không nên sử dụng thuốc đông y hoặc thuốc dân gian, bởi các thuốc này khó loại trừ hoàn toàn ấu trùng, nguy cơ tiềm ẩn biến chứng sán lợn.

Thứ 3, người bệnh cần đến cơ sở y tế để cấp cứu và theo dõi trong trường hợp cơ thể phát sinh các triệu chứng bất thường. Các nhóm thuốc tân dược có tác dụng mạnh được chỉ định cho bệnh nhân nhằm giúp tiêu diệt ấu trùng sán lợn, giảm thiểu rủi ro chúng lưu trú và gây hại cho cơ thể.

Các giai đoạn điều trị bao gồm:

  • Đối với sáng trưởng thành: Chỉ định sử dụng thuốc đặc hiệu dành cho đối tượng nhiễm sán là Praziquantel 15ml đến 20mg trên cân nặng của bệnh nhân, sử dụng liều duy nhất. Hoặc người bệnh cũng có thể được sử dụng niclosamide liều lượng 2g đối với người lớn, sử dụng liều duy nhất. Nếu cần thiết các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc lặp lại trong vòng 1 tuần.
  • Đối với ấu trùng sán: Sử dụng Praziquantel 30mg/kg/ngày, sử dụng trong vòng 15 ngày, tiến hành điều trị liên tục 2-3 đợt, mỗi đợt giãn cách sử dụng thuốc 10-20 ngày một lần để đảm bảo ấu trùng bị loại bỏ hoàn toàn. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể sử dụng Albendazole duy trì trong 30 ngày, điều trị 2-3 đợt sau khi dùng Praziquantel đợt đầu.

Điều trị bệnh sán lợn cho trẻ em theo phác đồ, liều dùng thuốc giảm so với người trưởng thành. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và sức khỏe. Trường hợp nhận thấy biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Phòng ngừa

Nhiễm ấu trùng sán lợn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Tuy nhiên giai đoạn đầu bệnh nhân thường không gặp bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào, điều này gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh và điều trị. Ấu trùng ký sinh, phát triển làm suy giảm chức năng tại cơ quan chúng lưu trú.

Ăn chín uống sôi, chủ động phòng ngừa nhiễm ấu trùng sán lợn

Do đó, tốt hơn hết mỗi người dân nên có ý thức chủ động phòng bệnh sớm. Một số lưu ý như sau:

  • Chế biến thực phẩm sạch sẽ trước khi ăn, ngâm rửa rau sống với nước muối, dung dịch rửa rau. Lựa chọn rau và các thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế ăn các loại rau mọc dại, rau ở những nơi có nhiều động vật như đồng ruộng,...
  • Không sử dụng thịt heo bị bệnh, tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, nấu chín kỹ thức ăn để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ nhiễm sán.
  • Không sử dụng thịt heo tái, nên ăn những món chế biến chín, không nên ăn nem chua để giảm nguy cơ nhiễm sán dây.
  • Đun nước uống cũng là cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm ký sinh trùng, trong đó có bệnh sán lợn.
  • Quản lý phân tươi, không thải phân tươi ra ngoài môi trường khi chưa được xử lý. Sử dụng hố vệ sinh để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
  • Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước và sau khi đi vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày.
  • Chăn nuôi gia súc có quản lý, không thả rong.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tẩy giun định kỳ, điều trị các bệnh lý gặp phải theo phác đồ y tế bào đảm an toàn.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nhiễm ấu trùng sán lợn gạo là gì?

2. Triệu chứng nhận biết bệnh sán lợn là gì?

3. Vì sao tôi bị nhiễm ấu trùng sán lợn?

4. Nhiễm ấu trùng sán lợn có nguy hiểm không?

5. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì để chẩn đoán nhiễm ấu trùng sán lợn?

6. Tôi có thể dùng thuốc điều trị nhiễm ấu trùng sán lợn không?

7. Sử dụng thuốc bao lâu thì chữa khỏi bệnh?

8. Bệnh sán lợn có tái phát không?

9. Tôi cần làm gì trong thời gian điều trị bệnh tránh lây nhiễm cho người thân?

10. Bao lâu tôi cần quay lại tái khám?

Bệnh sán lợn hay nhiễm ấu trùng sán lợn gây ra các triệu chứng khó chịu. Bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề nặng nề nếu không phát hiện và điều trị đúng cách. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám sớm, điều trị phòng ngừa biến chứng.