Bệnh sỏi bùn túi mật
Sỏi bùn túi mật gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, ăn uống khó tiêu, đầy hơi,... Những dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với các trạng thái tiêu hóa thông thường. Điều này làm bệnh nhân chủ quan, kéo dài thời gian phát hiện bệnh gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe.
Tổng quan
Sỏi bùn túi mật hình thành do sự lắng đọng của các chất như cholesterol, muối canxi, bilirubin bên trong túi mật thời gian dài. Tình trạng tích tụ này về lâu dài có thể phát sinh ra các bệnh lý như sỏi mật, viêm tụy.
Mặc dù không được xếp vào các vấn đề y tế, tuy nhiên hiện tượng sỏi bùn túi mật có thể phát sinh nhiều rủi ro khác cho sức khỏe nếu các chất lắng đọng trong túi mật quá lâu. Các triệu chứng của bệnh cũng khá dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh tiêu hóa khiến nhiều người chủ quan.
Chỉ khi đi siêu âm, kiểm tra sức khỏe tổng quát mới phát hiện cặn lắng bên trong túi mật. Nhiều trường hợp hiện tượng sủi bùn túi mật sẽ tự biến mất sau khi người bệnh điều chỉnh thói quen, chăm sóc sức khỏe đúng cách. Ngược lại cũng có nhiều bệnh nhân phải can thiệp y tế khi sỏi bùn túi mật kéo dài dẫn đến các bệnh lý khác.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Sỏi bùn túi mật có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân kể đến như:
- Do mang thai: Một số trường hợp thai phụ mắc chứng sỏi bùn túi mật do áp lực bào thai lên túi mật. Tuy nhiên, sau khi sinh nở, tình trạng chèn ép túi mật sẽ biến mất khiến cho quá trình tích tụ các chất trong túi mật giảm dần. Hiện tượng sỏi bùn túi mật sau sinh sẽ cải thiện mà không cần điều trị y tế.
- Ảnh hưởng của quá trình giảm cân: Nhiều người ép cân nhanh khiến cân nặng sụt giảm nhanh chóng tăng nguy cơ mắc sỏi bùn túi mật. Tình trạng này xuất hiện là do trọng lượng cơ thể giảm một cách đột ngột, cơ thể lấy mỡ làm năng lượng. Gan lúc này sẽ sản xuất nhiều hơn cholesterol phục vụ nhu cầu này.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể để lại tác dụng phụ cho người bệnh, nhất là khi dùng chúng trong thời gian dài không theo hướng dẫn của bác sĩ. Chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc chứa ceftriaxone,...
- Ảnh hưởng bởi sỏi viên: Sỏi bùn túi mật có thể xuất hiện do ảnh hưởng bởi sỏi viên, chúng làm tắc nghẽn ống dẫn dịch khiến dịch mật ứ đọng.
- Tích tụ nhiều cholesterol, bilirubin trong túi mật: Đây là nguyên nhân gây sỏi bùn túi mật nhiều người gặp phải. Các chất này có thể được điều tiết và giảm sự tích tụ sau một thời gian nếu bệnh nhân biết cách điều tiết phù hợp.
Một số đối tượng mắc chứng sỏi bùn túi mật khi đang sử dụng đường truyền tĩnh mạch nuôi ăn, nhất là các bệnh nhân cần phẫu thuật, điều trị bệnh dạ dày không cung cấp dinh dưỡng qua đường miệng như bình thường. Yếu tố này cũng làm tăng rủi ro gây sỏi bùn túi mật.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Sỏi bùn túi mật gây ra các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa. Do đó, một số trường hợp bệnh nhân chủ quan, điều trị sai cách tăng nguy cơ gây bệnh lý túi mật khác. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp, bạn nên theo dõi và có cách xử lý cho phù hợp:
- Cơn đau vùng bụng trên xuất hiện, đặc biệt là đau nhiều ở vùng bụng phải. Thông thường cơn đau đến ngay sau khi ăn. Tình trạng này có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh dạ dày, tuy nhiên đây cũng là triệu chứng mà người mắc bệnh về túi mật gặp phải.
- Buồn nôn, nôn khó chịu khiến nhiều người nghĩ đến các bệnh lý về tiêu hóa.
- Đi ngoài phân xám đen, đôi khi phân mỡ.
- Cơn đau có thể xảy ra ở vùng ngực do vấn để ở túi mật, đau vùng dưới xương ức, đau lan ra vai phải.
Cần thận trọng khi bạn nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên. Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi bùn túi mật. Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra để xác định bệnh lý đang mắc phải, sau đó điều trị sớm bằng biện pháp phù hợp bảo vệ sức khỏe khỏe mạnh.
Chẩn đoán
Bác sĩ tiến hành thăm hỏi triệu chứng, bệnh lý và thuốc đang sử dụng. Các xét nghiệm cần thiết được tiến hành chẳng hạn:
- Siêu âm bụng để nhận biết có sự bất thường ở túi mật không. Ngoài phát hiện tình trạng bùn túi mật, phương pháp này còn giúp phát hiện sỏi, tổn thương bên trong.
- Xét nghiệm máu là biện pháp được thực hiện nhằm xác định bệnh lý và nguy cơ ở bệnh nhân, xét nghiệm phân tích chỉ số trong máu. Kết quả cho thấy sỏi bùn túi mật khi mức cholesterol, bilirubin trong máu cao kèm theo các bất thường về men gan, men tụy.
- Xét nghiệm hình ảnh cũng được thực hiện bao gồm chụp CT, chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán bệnh lý người bệnh đang mắc phải.
Sau khi có kết quả cuối cùng, bác sĩ chỉ định biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, khắc phục tình trạng sỏi túi mật cho bệnh nhân. Mỗi trường hợp sẽ có phương pháp can thiệp riêng. Bệnh nhân cần chăm sóc tại nhà, điều chỉnh thói quen để có kết quả điều trị tốt nhất.
Biến chứng và tiên lượng
Tình trạng sỏi bùn túi mật đôi khi sẽ tự biến mất sau một thời gian mà bệnh nhân không phải can thiệp y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp phát bệnh liên quan đến túi mật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Những trường hợp biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
- Sỏi bùn túi mật tiến triển thành dạng sỏi mật gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Bệnh nhân lúc này cần can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ sỏi, bảo vệ chức năng của túi mật.
- Sỏi bùn túi mất ảnh hưởng đến chức năng túi mật, tăng nguy cơ tắc nghẽn đường mật. Bệnh nhân cần được cấp cứu để phòng tránh rủi ro nguy hiểm.
- Sỏi bùn túi mật làm tăng nguy cơ viêm túi mật cho bệnh nhân, nhất là khi người bệnh không kiểm soát triệu chứng đúng cách. Bác sĩ sau thăm khám có thể chỉ định cắt bỏ túi mật để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Trường hợp nặng không can thiệp túi mật bị hoại tử hoặc thủng làm dịch mật rò rỉ lan ra khỏi khoang bụng dẫn đến nguy cơ đe dọa an toàn tính mạng.
- Một số trường hợp bị sỏi bùn túi mật không điều trị bị viêm tụy cấp tính. Mô tụy bị phá hủy gây ra nhiều triệu chứng toàn thân, thậm chí gây sỏi kẹt ống tủy khiến bệnh nhân tử vong.
Xem thêm: Bệnh viêm tuỵ cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Điều trị
Đa số các trường hợp bị sỏi bùn túi mật không được phát hiện do nhầm lẫn các dấu hiệu với vấn đề đường tiêu hóa. Đối với tình trạng nhẹ, sau thăm khám thường được bác sĩ chỉ định điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để khắc phục hiện tượng tích tụ chất trong túi mật.
Đặc biệt bệnh nhân cần loại bỏ thói quen uống rượu bia, điều chỉnh chế độ ăn uống, cắt giảm bớt đồ quá béo, quá ngọt. Những đối tượng đang trong chế độ ăn kiêng khắc nghiệt cần xem xét lại phương pháp giảm cân, tránh ảnh hưởng đến hoạt động túi mật.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp các biện pháp điều trị y tế khác bao gồm:
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây giúp làm tan sỏi bùn cũng là cách được bác sĩ chỉ định, áp dụng khi có dấu hiệu sỏi tiến triển thành sỏi túi mật. Một số thuốc như:
Mục đích sử dụng thuốc giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng, hỗ trợ đánh tan sỏi ngăn chặn rủi ro biến chứng. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng để ngăn chặn những rủi ro không mong muốn, đặc biệt là tác dụng phụ khiến tình trạng sỏi nghiêm trọng hơn.
Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng
Nội soi mật tụy ngược dòng gọi tắc là phương pháp ERCP. Biện pháp xâm lấn tối thiểu điều trị sỏi mật được áp dụng rộng rãi. Chỉ định thực hiện ERCP cho đối tượng bị sỏi kẹt ống mật chủ. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đưa vào trong cơ thể thông qua đường miệng của bệnh nhân.
Ống nội soi từ từ đưa xuống tá tràng, tiếp cận vị trí ống mật bị tắc nghẽn, loại bỏ sỏi để dòng chảy dịch mật được trơn tru. Ngoài sử dụng ống nội soi, máy chụp X quang cũng được dùng kết hợp, mục đích tăng cường hiệu quả loại bỏ sỏi.
Bệnh nhân khi thực hiện điều trị bằng phương pháp này sẽ phải nhịn ăn trong khoảng vài giờ để đảm bảo kết quả điều trị được tốt nhất. Sau điều trị nhằm giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, phòng sỏi bùn túi mật tái phát người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật được chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết. Đặc biệt là khi qua thăm khám phát hiện sỏi tiến triển nhanh, tiềm ẩn rủi ro cho bệnh nhân. Tuy nhiên chỉ có những bệnh nhân sức khỏe tốt, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phẫu thuật mới được thực hiện.
Phòng ngừa
Mặc dù nhiều trường hợp sỏi bùn túi mật hình thành và tự biến mất sau một thời gian, tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Bởi nếu sỏi tiến triển dần, chuyển sang sỏi túi mật với dạng rắn cứng ảnh hưởng dòng chảy dịch mật, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh lý này, một số lưu ý:
- Thay đổi thói quen ăn uống, giảm ăn đồ dầu mỡ, thức ăn chiên rán, đồ ăn quá béo, quá ngọt,... Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cân đối không chỉ giúp bạn phòng bệnh sỏi bùn túi mật mà còn tránh các bệnh lý khác, bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
- Kiểm soát cân nặng, không nên để cơ thể tăng cân quá nhanh hoặc giảm cân quá đột ngột. Cần kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện thể dục để duy trì vóc dáng, bảo vệ sức khỏe.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, định kỳ tẩy giun để tránh tinh trạng ký sinh trùng tấn công cơ thể.
- Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi biểu hiện cơ thể bất thường. Trường hợp phát hiện những dấu hiệu lạ, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm, ngăn nguy cơ bệnh biến chứng.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm túi mật cấp: Nguyên nhân và cách điều trị
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Sỏi bùn túi mật là gì?
2. Nguyên nhân gây sỏi bùn túi mật là gì?
3. Triệu chứng nhận biết sỏi bùn túi mật là gì?
4. Nếu không điều trị sỏi bùn túi mật có tự khỏi không?
5. Tôi có thể điều trị sỏi bùn túi mật bằng thuốc không?
6. Tôi cần làm gì nếu sỏi bùn túi mật biến chứng?
7. Sỏi bùn túi mật gây viêm túi mật, sỏi túi mật có nguy hiểm không?
8. Tôi có cần phẫu thuật túi mật không? Khi nào?
9. Chi phí điều trị sỏi túi mật bao nhiêu?
10. Sỏi bùn túi mật có tái phát không?
Sỏi bùn túi mật có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Bệnh nhân cần theo dõi các triệu chứng cơ thể đang gặp phải, chủ động can thiệp điều trị, ngăn ngừa các rủi ro biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.