Bệnh viêm loét hành tá tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm loét hành tá tràng là căn bệnh diễn biến âm thầm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Các triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn dẫn đến việc chẩn đoán muộn kéo theo xuất huyết tiêu hóa, thủng tá tràng,... Bệnh nhân cần thăm khám ngay khi nhận thấy các bất thường trên cơ thể.

Tổng quan

Bệnh viêm loét hành tá tràng là một bệnh lý đường tiêu hóa nhiều người gặp phải. Như đã biết, hành tá tràng là phần ruột non nằm phía sau dạ dày. Niêm mạc hành tá tràng có cấu trúc tế bào lát tầng. Tình trạng viêm xuất hiện tại đây gây ra các tổn thương âm thầm, dần hình thành ổ loét xâm lấn xuống niêm mạc.

Viêm loét hành tá tràng là một bệnh lý đường tiêu hóa có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm

Người bị viêm loét hành tá tràng có thể gặp phải nhiều biến chứng nếu không phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên đa số các trường hợp phát hiện đều đã ở giai đoạn muộn do sự nhầm lẫn triệu chứng ban đầu. Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo những đối tượng có biểu hiện nghi ngờ cần thăm khám sức khỏe sớm.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét hành tá tràng. Trong đó, nguyên nhân chính gây bệnh được xác định có liên quan đến vi khuẩn Hp. Vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn uống, đi xuống dạ dày gây ra viêm loét, ảnh hưởng đến hành tá tràng và các khu vực lân cận.

Vi khuẩn sẽ tiết ra một loại enzym gây mất cân bằng môi trường bên trong dạ dày, bào mòn niêm mạc. Nhiễm vi khuẩn Hp kéo dài gây viêm loét, tuy nhiên các triệu chứng khá mờ nhạt ở giai đoạn đầu khiến người bệnh không phát hiện kịp thời.

Ngoài nguyên nhân kể trên, tình trạng viêm loét hành tá tràng còn có liên quan đến các thói quen sống của người bệnh. Các yếu tố kể đến như:

  • Thói quen lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích khiến dạ dày chịu áp lực, xảy ra viêm loét niêm mạc.
  • Người bệnh sử dụng thuốc điều trị không theo phác đồ gặp tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt là việc dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau trong thời gian dài.
  • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, áp lực cũng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo, nhịn ăn hoặc ăn quá nhiều. Ăn các món cay nóng, đồ ăn quá chua, quá mặn làm dạ dày quá tải lâu dần dẫn đến nguy cơ viêm loét.
  • Một số trường hợp mắc bệnh tiêu hóa do di truyền hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.

Bệnh nhân cần đến khám bác sĩ, tìm nguyên nhân và điều trị sớm. Bởi tình trạng viêm loét hành tá tràng nói riêng, viêm loét hệ tiêu hóa nói chung nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người bệnh không nhận thấy biểu hiện bất thường nào ở giai đoạn đầu. Một số trường hợp có triệu chứng nhẹ không đáng kể khiến bệnh nhân chủ quan, nhầm lẫn các biểu hiện bình thường ở hệ tiêu hóa. Tuy nhiên khi viêm loét lớn dần, các triệu chứng sẽ ngày càng rõ nét hơn.

Cơn đau bụng bất thường kèm theo các triệu chứng khác xuất hiện khi hành tá tràng bị viêm

Bệnh nhân có thể nhận biết nguy cơ viêm loét hành tá tràng thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Cơn buồn nôn, đầy hơi khó tiêu xuất hiện khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do axit dạ dày bị dư thừa, trào ngược dạ dày thực quản khiến bệnh nhân ăn không ngon, dễ bị đầy hơi khó tiêu.
  • Đau rát vùng thượng vị cũng là một trong những biểu hiện của người mắc chứng viêm loét hành tá tràng. Cơn đau xuất hiện khu vực trên rốn, đau âm ỉ đến dữ dội. Điều này làm bệnh nhân bị mệt mỏi, khó chịu.
  • Các triệu chứng xuất hiện vào ban đêm gây mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Đặc biệt là khi ăn bị đầy bụng khó tiêu, đau thượng vị âm ỉ kéo dài.
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy cũng là biểu hiện của người bị viêm loét hành tá tràng. Vấn đề này khiến cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của hệ tiêu hóa kém, người bệnh bị giảm cân, thiếu máu, thiếu chất. Nếu không kiểm soát cơ thể bệnh nhân dần suy nhược.
  • Một số trường hợp ổ viêm loét bị xuất huyết khiến người bệnh đi ngoài ra phân đen, nôn ra dịch có máu, bị hạ huyết áp,...

Khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân cần đến bệnh viện điều trị sớm. Bởi, đây là những dấu hiệu cảnh báo viêm loét hành tá tràng, bệnh tiêu hóa nặng. Người bệnh cần được khám chữa để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán

Bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý để có phương án điều trị kiểm soát phù hợp. Bác sĩ sẽ thăm hỏi tình trạng sức khỏe, triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân và người thân trong gia đình. Một số biện pháp chẩn đoán được thực hiện bao gồm:

  • Nội soi dạ dày tá tràng giúp phát hiện ổ viêm loét, xác định kích thước, hình dạng của vết loét để chẩn đoán mức độ bệnh.
  • Sinh thiết mẫu bệnh phẩm lấy tại vị trí viêm loét để xác định có hay không tế bào ung thư.
  • Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đông máu cũng được thực hiện.

Sau khi có kết luận chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn phương án điều trị phù hợp, ngăn chặn nguy cơ biến chứng viêm loét ảnh hưởng sức khỏe. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để sớm điều trị khỏi viêm loét hành tá tràng.

Người bệnh không phát hiện và điều trị có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh nhân bị viêm loét hành tá tràng nặng có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Kể đến các trường hợp như:

  • Bị xuất huyết nghiêm trọng: Ổ viêm loét có kích thước lớn gây ra tình trạng xuất huyết bên trong dạ dày. Bệnh nhân khi đó có khả năng bị nôn mửa ra máu tươi, hạ huyết áp nhanh chóng. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ.
  • Thủng ổ loét: Đây cũng là một trong các biến chứng nguy hiểm bệnh nhân có thể gặp phải. Ổ loét sâu, rộng không được kiểm soát ngày càng nặng nề hơn dẫn đến vết thủng tại vị trí viêm. Người bệnh phải phẫu thuật để điều trị cầm máu để tránh trường hợp tử vong do mất nhiều máu hoặc các vấn đề tổn thương nội tạng khác.
  • Hẹp môn vị: Hành tá tràng có vị trí gần với môn vị, do đó khi viêm loét lan rộng, ổ viêm có thể gây hẹp môn vị dạ dày. Điều này khiến bệnh nhân đối mặt với các cơn đau dữ dội hơn cùng với nhiều triệu chứng bất thường hệ tiêu hóa khác. Chẳng hạn tình trạng tiêu hóa kém, hay nôn mửa thức ăn, nôn ra dịch xanh đen. Bệnh nhân có thể bị nguy hiểm tính mạng nếu không cứu chữa kịp thời.
  • Ung thư dạ dày: Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh. Khối u phát triển kích thước gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên do bệnh diễn biến âm thầm nên bệnh nhân khó phát hiện, những trường hợp nhận biết quá muộn có thể tử vong trong thời gian ngắn.

Chính những biến chứng kể trên, bệnh nhân càng nhanh chóng đến bệnh viện điều trị viêm loét hành tá tràng càng sớm càng tốt. Không nên chủ quan khi phát hiện các biểu hiện bất thường. Bởi chúng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gây đe dọa tính mạng.

Điều trị

Tùy tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là các hướng can thiệp điều trị chính:

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày - tá tràng. Trường hợp bệnh nhân bị viêm loét hành tá tràng cũng được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc này.

Thuốc có công dụng kiểm soát triệu chứng cho người bệnh, phòng ngừa nguy cơ bệnh biến chứng gây ảnh hưởng sức khỏe. Bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ sử dụng thuốc, không tùy tiện sử dụng, thay đổi liều dùng để tránh gây ra các phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe.

Các thuốc bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline,... Sử dụng thuốc trong khoảng 2 tuần, sau đó ngưng hoặc có thể tiếp tục dùng theo phác đồ y tế. Dùng kháng sinh kết hợp với thuốc khác khi cần thiết. Thuốc có thể gây ra một vài phản ứng phụ khi sử dụng.
  • Thuốc giảm axit dạ dày: Dùng loại ức chế bơm proton hoặc loại thuốc kháng histamin H2. Liều dùng được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân không tùy tiện thay đổi liều lượng.

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp điều chỉnh thói quen sống, ăn uống để cơ thể sớm phục hồi, giảm nguy cơ biến chứng viêm loét hành tá tràng. Trong thời gian dùng thuốc nếu gặp phản ứng bất thường nên thông báo với bác sĩ để có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.

Phương pháp phẫu thuật

Điều trị ngoại khoa được thực hiện nhằm cấp cứu kịp thời các vấn đề ở hệ tiêu hóa. Bệnh nhân bị viêm loét hành tá tràng nặng, không đáp ứng điều trị bằng thuốc đơn thuần sẽ được cân nhắc phẫu thuật. Đặc biệt là những trường hợp đã xuất hiện biến chứng, vết loét xuất huyết.

Can thiệp điều trị ngoại khoa giúp xử ly ổ viêm tại chỗ, kéo dài tiên lượng sống

Tùy tình hình sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần chủ động thăm khám sớm, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Phẫu thuật có thể áp dụng nội sôi hoặc mổ mở, tùy tình trạng nặng nhẹ.

Tuy nhiên biện pháp can thiệp xâm lấn sẽ tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện. Sau phẫu thuật, cơ thể cần được chăm sóc đúng cách để sớm phục hồi, tránh viêm nhiễm và các di chứng hậu phẫu xuất hiện. Thông báo với bác sĩ nếu bệnh nhân gặp triệu chứng lạ sau điều trị.

Phòng ngừa

Bệnh viêm loét hành tá tràng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh nhân gặp phải các triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe thậm chí còn có khả năng bị đe dọa tính mạng. Do đó, khi gặp phải triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên thăm khám sớm.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều cảnh báo cho mọi người, khuyến khích chủ động trong việc phòng tránh bệnh viêm loét hành tá tràng nói riêng, bệnh tiêu hóa nói chung. Một vài lưu ý:

  • Thay đổi thói quen ăn uống, cần bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu. Lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc rõ ràng, tránh ăn các thực phẩm không vệ sinh, không được chế biến sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm nhiễm đường tiêu hóa.
  • Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ là các lưu ý tốt cho sức khỏe đường ruột. Bạn không nên ăn những món tái sống, rau sống nếu không biết rõ nguồn gốc thực phẩm được chế biến, tránh viêm nhiễm vi khuẩn, vi trùng có hại.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, ăn chung với những đối tượng đang bị nhiễm Hp dạ dày để tránh lây bệnh.
  • Không ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá chua,... để tránh gây tổn thương, bào mòn niêm mạc dạ dày. Không uống bia rượu, đồ uống chứa ga, chứa cồn quá nhiều,...
  • Ưu tiên ăn hoa quả, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng giúp cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
  • Thăm khám y tế khi gặp phải triệu chứng bất thường, không lạm dụng thuốc tân dược. Khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện nguy cơ điều trị sớm để giảm thiểu gặp phải các rủi ro không mong muốn.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị đau bụng phía trên rốn có phải bị viêm loét hành tá tràng không?

2. Viêm loét hành tá tràng là bệnh gì nguy hiểm không?

3. Triệu chứng nhận biết viêm loét hành tá tràng là gì?

4. Nguyên nhân do đâu tôi bị viêm loét hành tá tràng?

5. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm loét hành tá tràng là gì?

6. Nếu tôi không điều trị viêm loét hành tá tràng có được không?

7. Tôi cần sử dụng thuốc nào chữa viêm loét hành tá tràng?

8. Sử dụng thuốc có chữa dứt điểm viêm loét hành tá tràng không?

9. Khi nào cần phẫu thuật điều trị viêm loét hành tá tràng?

10. Tôi cần quay lại tái khám khi nào?

Viêm loét hành tá tràng là một bệnh lý đường ruột nhiều người đang mắc phải tuy nhiên rất khó phát hiện từ giai đoạn sớm. Do đó, bệnh nhân chỉ thường nhận biết bệnh sau khi các triệu chứng đã trở nên nặng nề. Để phòng ngừa rủi ro, tốt nhất bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ sớm nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường.