Bệnh lao màng phổi
Bệnh lao màng phổi không nguy hiểm như các trường hợp bệnh lao phổi khác. Tuy nhiên bệnh nhân cũng cần được theo dõi và điều trị sớm. Trường hợp bệnh tiến triển nặng nề, các biến chứng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí người bệnh có nguy cơ tử vong nếu bệnh không được điều trị đúng cách.
Tổng quan
Bệnh lao màng phổi là một dạng bệnh lao bên ngoài phổi. Bệnh gây tổn thương không nằm trong phổi mà ở bên ngoài hai lá phổi. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh khởi phát do vi khuẩn lao không điển hình.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc chứng bệnh này. Biểu hiện điển hình của lao màng phổi là hiện tượng tràn dịch màng phổi. Bệnh xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới và thường xảy ra sau bệnh lao phổi. Trong khi bệnh lao phổi ảnh hưởng nhiều đến người trên 65 tuổi thì bệnh lao màng phổi xuất hiện ở người trẻ tuổi nhiều hơn người lớn tuổi.
Trường hợp bệnh lao màng phổi xảy ra đơn lẻ không lây lan, tuy nhiên bệnh có thể lay lan nếu lao phổi xuất hiện đồng thời với lao màng phổi. Do bệnh lao màng phổi xảy ra ngoài phổi nên không có khả năng lâu lan thông qua đường hô hấp. Nếu bệnh nhân chẩn đoán cùng lúc mắc hai bệnh lý này sẽ được chỉ định điều trị và phòng tránh lây nhiễm.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Như đã đề cập, bệnh lao màng phổi xảy ra do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis - Vi khuẩn lao xâm nhập gây nên. Đây là tác nhân chính gây bệnh lao màng phổi. Vi khuẩn hiếu khí gây ra các bệnh lý đường hô hấp, có thể tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài, kháng được các loại cồn axit, cồn diệt khuẩn thông thường.
Ngoài ra, một dạng vi khuẩn khác cũng có khả năng gây bệnh ở người là vi khuẩn lao bò. Tuy nhiên loại vi khuẩn này ít gặp hơn. Lao màng phổi không lây từ người sang người qua đường hô hấp nếu người bệnh chỉ mắc chứng bệnh này mà không kèm theo bệnh lao phổi.
Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể lay lan thông qua đường máu, đường hạch bạch huyết, qua các tổn thương ngoài da. Vi khuẩn xâm nhập và di chuyển đến màng phổi, lưu trú và gây bệnh. Bên cạnh đó, chứng bệnh này cũng có thể qua đường tiêu hóa, người lành ăn chung với người mắc bệnh lao màng phổi, uống sữa không được tiệt trùng,...
Những đối tượng có khả năng mắc bệnh lao màng phổi cần thận trọng kể đến như:
- Trẻ em chưa được tiêm phòng có nguy cơ cao mắc bệnh lao, bệnh lao màng phổi.
- Trẻ khi chào đời bị sơ nhiễm vi khuẩn lao, tuy nhiên không được phát hiện đến khi tiến triển thành lao màng phổi.
- Người gặp vấn đề liên quan đến vùng ngực, chấn thương không được điều trị đúng cách.
- Bệnh nhân thường xuyên bị cảm lạnh, nhiễm lạnh bất thường.
- Đối tượng chăm sóc người bệnh, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh lao.
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh tiểu đường, HIV.
- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh, người vừa phẫu thuật dạ dày,... nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Bệnh lao màng phổi được phân thành 2 giai đoạn tiến triển là cấp tính và bán cấp tính. Các triệu chứng bất thường có thể xuất hiện sau 1 tuần hoặc sau 1 tháng mới biểu hiện ra ngoài. Bệnh nhân có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào, bệnh tiến triển âm thầm sau đó có thể chuyển thành mãn tính.
Để kịp thời can thiệp điều trị, bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kể đến như:
Triệu chứng giai đoạn khởi phát:
- Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C.
- Đau tức ngực đột ngột, cơn đau ngày càng dữ dội khiến người bệnh thở khó, ho khan.
- Trường hợp diễn biến âm thầm các dấu hiệu xuất hiện vào buổi chiều, tối, cơn sốt nhẹ kèm đau ngực, ho.
- Một số trường hợp không có triệu chứng bất thường, chỉ phát hiện thông qua thăm khám.
Triệu chứng giai đoạn tiến triển:
- Bệnh nhân bị sốt cao liên tục, người mệt mỏi, xanh xao, cân nặng giảm sút.
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn, hạ huyết áp.
- Tiểu ít, mạch đập nhanh bất thường.
- Đau tức ngực, ho khan từng cơn, khó thở.
Các biểu hiện lâm sàng hiếm gặp:
- Tràn dịch màng phổi kèm tràn khí.
- Nghe thấy tiếng cọ màng phổi ở trường hợp lao thể khô.
- Tổn thương nhu mô phổi, nghe tiếng thổi của hang.
- Bệnh nhân ho có đờm, ho ra máu.
Chẩn đoán
Bác sĩ thăm hỏi các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải, chỉ định các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh lao màng phổi. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán:
- Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng.
- Chụp X quang ngực tìm thấy sự bất thường.
- Siêu âm màng phổi phát hiện có dịch.
- Chọc hút dịch phổi.
- Nuôi cấy, nhuộm nội soi trực tiếp.
- Sinh thiết màng phổi phù.
- Soi màng phổi.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh lao màng phổi là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ngoài phổi. Trường hợp không xảy ra đồng thời với lao phổi, bệnh nhân có thể điều trị dễ dàng. Ngoài ra, khi bệnh chỉ gây viêm ngoài phổi, khả năng lây nhiễm bệnh hiếm khi xảy ra, bệnh nhân cũng an tâm về việc không có rủi ro làm phát tán bệnh cho người thân.
Mặc dù vậy, trường hợp bệnh xuất hiện song song với tình trạng lao phổi, khả năng lây truyền cao. Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách điều trị kiểm soát đồng thời phòng ngừa lây nhiễm cho người khỏe mạnh khác. Can thiệp điều trị bệnh lao màng phổi càng sớm càng giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều rủi ro.
Tuy nhiên do bệnh khởi phát và tiến triển âm thầm, nhiều bệnh nhân không nhận biết sớm dẫn đến việc bệnh lý ngày càng nặng nề, nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng như viêm mủ màng phổi, tràn khí, tràn dịch,... Do đó, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thăm khám sớm, khám sức khỏe định kỳ.
Càng can thiệp điều trị bệnh từ sớm, đúng cách càng giúp bệnh nhân phòng tránh được nhiều rủi ro. Đồng thời tiên lượng sống của người bệnh cũng được nâng cao, giảm thiểu nguy cơ biến chứng, viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Điều trị
Bác sĩ khuyên người bệnh nên can thiệp điều trị bệnh lao màng phổi càng sớm càng tốt. Mặc dù thực tế bệnh lý này có thể điều trị và mức độ tổn thương phổi thấp hơn chứng lao phổi. Tuy nhiên càng về lâu về dài tình trạng viêm nhiễm ngoài màng phổi có thể biến chứng, ảnh hưởng chức năng phổi và các cơ quan xung quanh.
Như đã đề cập về những rủi ro bệnh lao màng phổi có thể xảy ra, bệnh nhân nên chủ động thăm khám, đến gặp bác sĩ để sớm điều trị tránh biến chứng. Dựa trên tình hình sức khỏe, kết quả chẩn đoán bệnh lý, phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Dưới đây là các hướng điều trị chính được áp dụng:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ chỉ định thuốc cho bệnh nhân nhằm điều trị triệu chứng, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Mỗi trường hợp được chỉ định loại thuốc phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị, không tự dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng tùy tiện. Các nhóm thuốc thường được dùng như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống viêm, thuốc chống dày màng phổi.
- Điều trị ngoại khoa: Chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh lao màng phổi cho trường hợp nặng, có dấu hiệu biến chứng. Hiện nay phương pháp chọc hút dịch màng phổi được thực hiện phổ biến nhất. Bệnh nhân đến bệnh viện thực hiện chọc hút dịch tuần 2-3 lần cho đến khi loại bỏ được rủi ro.
Mỗi phương pháp điều trị đều sẽ có các ưu và nhược điểm riêng. Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh, thân nhân về các vấn đề xoay quanh phác đồ điều trị lao màng phổi. Bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín, thực hiện điều trị theo hướng dẫn, kết hợp chăm sóc để sớm phục hồi sức khỏe.
Phòng ngừa
Bệnh lao phổi có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Người bệnh nếu không phát hiện và điều trị có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh lý này từ sớm. Một số lưu ý:
- Đối với trẻ em, tốt hơn hết bố mẹ nên cho bé tiêm phòng bệnh lao từ nhỏ. Việc này giúp bé phòng được sự tấn công của vi khuẩn lao, bảo vệ sự phát triển cho bé.
- Chủ động chăm sóc sức khỏe, bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn lao. Hạn chế đến những nơi đông người, luôn đeo khẩu trang y tế để phòng bệnh hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh lao phổi, trường hợp thân nhân chăm sóc người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, dùng đồ bảo hộ tránh để cơ thể tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh khi hắt hơi.
- Rửa tay thường xuyên với nước sạch, sử dụng xà phòng diệt khuẩn, tránh đưa tay lên mũi, tránh cắn móng tay,...
- Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, tập luyện thể dục nâng cao hoạt động trao đổi chất của cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, giúp phòng nguy cơ vi khuẩn tấn công đường hô hấp.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Nguyên nhân vì sao tôi bị bệnh lao màng phổi?
2. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lao màng phổi gì?
3. Trường hợp không điều trị tôi sẽ gặp biến chứng gì?
4. Các triệu chứng giúp tôi nhận biết bệnh lao màng phổi là gì?
5. Tôi cần sử dụng thuốc điều trị bệnh trong bao lâu?
6. Các tác dụng phụ tôi có thể gặp phải khi dùng thuốc?
7. Khi nào tôi cần phẫu thuật chữa lao màng phổi?
8. Có những rủi ro gì khi can thiệp ngoại khoa điều trị lao màng phổi?
Bệnh lao màng phổi có thể biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ, kiểm tra các vấn đề đang gặp phải để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình.