Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Trong đó đối tượng nguy cơ cao là người ngoài 60 tuổi, cơ thể bắt đầu những dấu hiệu lão hóa theo thời gian. Cục máu đông tích tụ tại tĩnh mạch gây tắc nghẽn lưu thông máu. Hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu cần điều trị để tránh biến chứng hại sức khỏe.
Tổng quan
Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh lý xảy ra khi tĩnh mạch bị cục máu đông làm cản trở đường lưu thông của dòng chảy của máu. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai và tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó, thường gặp nhất là hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
Theo cấu tạo mỗi người sẽ có 3 loại tĩnh mạch chính gồm tĩnh mạch sâu, nông và tĩnh mạch xuyên. Lượng máu được vận chuyển đến tĩnh mạch chân do tĩnh mạch sâu đảm nhận đến 90%. Do đó, khi xuất hiện huyết khối tĩnh mạch, hai chân sẽ xuất hiện các triệu chứng cảnh báo đầu tiên.
Phân loại
Dựa trên vị trí xuất hiện huyết khối chia thành các dạng chính gồm:
- Huyết khối tĩnh mạch chi dưới: Xuất hiện do có sự liên quan từ sự tăng đông quá mức, bệnh nhân bất động hai chi trong thời gian dài, tổn thương nội mạc hoặc có sự rối loạn sau khi gặp tai nạn, chấn thương ở hai chân.
- Huyết khối tĩnh mạch chi trên: Thông thường xảy ra do tổn thương tĩnh mạch khi đặt máy tạo nhịp tim, catheter, bơm kim tiêm,.... và nhiều nguyên nhân khác.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Bắt đầu quá trình hình thành huyết khối được nhận định là xuất phát tại van tĩnh mạch. Các thành phần của cục máu đông bao gồm thrombin, fibrin, hồng cầu, tiểu cầu. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn:
- Bệnh nhân sau phẫu thuật gặp biến chứng dẫn đến tình trạng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn tĩnh mạch. Đây là biến chứng sau phẫu thuật cần được cấp cứu điều trị phòng ngừa rủi ro.
- Cơ thể mắc phải một loại ung thư như ung thư phổi, buồng trứng, tinh hoàn, ung thư đường tiết niệu,... Bệnh lý làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch.
- Ngoài hai nguyên nhân kể trên, tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra còn có liên quan đến rủi ro chấn thương, gãy xương chèn ép hình thành cục máu đông.
- Người bị tai nạn hoặc mắc bệnh liệt người phải nằm một chỗ khiến hệ tuần hoàn đình trệ. Đây là một trong những yếu tố gây bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Rối loạn đông máu cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện cục máu đông bất thường bên trong tĩnh mạch.
- Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, suy tĩnh mạch cũng là nguyên nhân tăng rủi ro đông máu, xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch gây cản trở dòng chảy của máu.
Trên đây là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện do ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
- Phụ nữ mang thai.
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh khiến hormone thay đổi.
- Có tiền sử huyết khối tĩnh mạch, mắc bệnh tim.
- Người bị thừa cân, béo phì có rủi ro bị xơ vữa động mạch dẫn đến huyết khối.
- Thói quen ít vận động, tuổi tác cao.
- Tác động tiêu cực của khói thuốc lá đến cơ thể, phá hủy thành mạch tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu thường xuất hiện ở hai chi dưới, đặc biệt là vùng cẳng chân. Thông thường người bệnh không nhận biết được ngay khi cục máu đông xuất hiện, tuy nhiên sau một thời gian các triệu chứng nặng nề hơn cho thấy bệnh đang dần tiến triển xấu.
Các triệu chứng không đặc hiệu nên nhiều người bị nhầm lẫn với các trường hợp nhức mỏi thông thường khác ở hai chi dưới. Khi tiến triển nặng hơn, các triệu chứng bắt đầu tăng tần suất. Bạn nên thận trọng khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau đây:
- Cảm thấy cơn đau xuất hiện, ban đầu nhẹ sau đó dữ dội hơn. Đặc biệt khi đi lại tình trạng ngày càng nặng nề.
- Vùng da bên ngoài vị trí huyết khối xuất hiện và bên dưới huyết khối có hiện tượng chuyển màu, nguyên nhân là máu huyết không lưu thông do cục máu đông cản trở.
- Sự tồn tại của cục máu đông khiến sưng chân, tay, tăng cảm giác nặng nề cho người bệnh.
- Nóng vùng da bị huyết khối, giãn tĩnh mạch nông, người bệnh kèm theo cơn sốt mê man không rõ nguyên do.
- Trường hợp nặng nề, huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng đường hô hấp, đau tức ngực, thậm chí là ho ra máu,...
Nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm, dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách điều trị khác phục cho phù hợp.
Chẩn đoán
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng khó có thể nhận biết được vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Chính vì thế, bác sĩ sẽ kết hợp thêm các biện pháp xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất. Các phương pháp được thực hiện bao gồm:
- Xét nghiệm D-dimer: Xác định có sự tồn tại của cục máu đông trong lòng mạch. Chúng có thể bị vỡ ra và di chuyển, việc phát hiện ra chúng cho thấy nguy cơ bệnh nhân đang bị huyết khối. Chỉ định xét nghiệm cho đối tượng nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch sâu thông qua các triệu chứng nặng.
- Siêu âm Doppler tĩnh mạch: Phương pháp được thực hiện với mục đích đo tốc độ dòng chảy của máu bên trong tĩnh mạch. Kết quả tốc độ máu chảy chậm, đôi chỗ tắc nghẽn cho thấy bệnh nhân có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cao.
- Chụp X quang tĩnh mạch: Ngoài hai phương pháp xét nghiệm kể trên, bệnh nhân còn được chỉ định chụp X quang để nhận diện vị trí xuất hiện huyết khối.
- Chụp CT, cộng hưởng từ: Hai xét nghiệm hình ảnh thường được chỉ định trong chẩn đoán bệnh về xương khớp. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nhận diện thông qua biện pháp này. Vùng bị tổn thương, ảnh hưởng sẽ thể hiện rõ trên hình ảnh phim chụp thu được.
Biến chứng và tiên lượng
Huyết khối tĩnh mạch sâu nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Các vấn đề có thể xảy ra bao gồm:
- Biến chứng rối loạn tuần hoàn máu, bắp chân bị sưng to do không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Triệu chứng ngày càng trở nên nặng nề hơn, cơn đau buốt lan rộng, xuất hiện trường hợp chuột rút vào ban đêm khi ngủ, dẫn đến ngủ không ngon giấc.
- Tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch, chân sưng đỏ, kèm theo nhiều triệu chứng rõ ràng hơn làm bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại, hoạt động.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây biến chứng giãn tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn máu dẫn đến rối loạn dinh dưỡng. Vùng tổn thương có thể nhiễm trùng, viêm loét gây đau đớn khó chịu.
- Ngoài các biến chứng tại vị trí xuất hiện huyết khối, bệnh nhân còn có nguy cơ bị thuyên tắc phổi khi mắc huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là biến chứng nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cho bệnh nhân. Nguyên nhân là do cục máu đông hình thành sau thời gian tách rời di chuyển theo máu đến tim, phổi gây thuyên tắc động mạch phổi. Trường hợp chậm trễ cứu chữa bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.
Điều trị
Dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp can thiệp nhằm khắc phục huyết khối tĩnh mạch sâu cho bệnh nhân. Nhằm phòng ngừa rủi ro không mong muốn bạn nên chủ động thăm khám sớm khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường.
Dưới đây là các biện pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu thường được áp dụng:
Điều trị huyết khối cấp
Sử dụng thuốc chống đông cho bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Thuốc được sử dụng với liều tương ứng tình hình sức khỏe của người bệnh. Đối tượng sử dụng bao gồm người bị huyết khối tĩnh mạch giai đoạn cấp tính, triệu chứng xuất hiện ở cẳng chân, bàn chân, một số trường hợp không phát triệu chứng, người có xác suất lâm sàng huyết khối tĩnh mạch từ trung bình đến cao,...
Áp dụng các biện pháp điều trị khác:
- Tiêu sợi thuyết đường toàn thân: Dùng cho bệnh nhân huyết khối cấp, điều trị kéo dài hơn 2 tuần. Đối tượng có nguy cơ bị hoại tử, chèn ép động mạch nặng nề, bệnh nhân sống với tiên lượng trên 12 tháng.
- Lọc tĩnh mạch chủ dưới bằng lưới lọc: Áp dụng biện pháp điều trị này cho bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở hai chi dưới. Mục đích giúp bệnh nhân loại bỏ máu đông. Không dùng song song thuốc chống đông. Không sử dụng biện pháp này nếu trước đó bệnh nhân đã từng mắc huyết khối tĩnh mạch.
- Phương án phẫu thuật xâm lấn: Thường áp dụng cho đối tượng huyết khối nặng, can thiệp ngoại khoa để duy trì tiên lượng sống, loại bỏ mối đe dọa là hiện tượng hoại tử chi.
- Sử dụng băng chun hoặc tất y khoa: Băng chun và tấc giúp tăng áp lực cho bệnh nhân. Sử dụng duy trì trong ít nhất 24 tháng kể từ khi bắt đầu mang.
- Điều chỉnh vận động: Người bệnh được hướng dẫn đi lại sau khi đã quấn băng chun, đã mang tất điều chỉnh cần thiết.
Điều trị duy trì
Duy trì điều trị chống đông cho bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch. Sử dụng liên tục trong 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt, ngăn nguy cơ huyết khối tiếp tục hình thành. Tuy nhiên, giải pháp duy trì chỉ áp dụng cho những đối tượng được chỉ định, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.
Những trường hợp không nên dùng thuốc chống đông kéo dài quá 3 tháng bao gồm người vừa phẫu thuật, người có nguy cơ chảy máu cao. Đối với những trường hợp rủi ro hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng trong thời gian từ 6-12 tháng, kết hợp theo dõi xuyên suốt để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.
Điều trị biến chứng
Trường hợp người bệnh bị huyết khối tĩnh mạch nặng đã khởi phát biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn. Trong đó gồm các giải pháp như:
- Điều trị nội khoa với băng chun, tất áp lực y khoa. Đồng thời bác sĩ sẽ đưa ra hướng vận động phục hồi chức năng, sử dụng kèm thuốc hỗ trợ khác.
- Đặt stent tĩnh mạch cho bệnh nhân nhằm ngăn nguy cơ biến chứng tiếp tục diễn ra. Phương pháp được chỉ định cho trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu ở hai chi dưới. Stent được đặt ở đùi, vùng chậu khi chẩn đoán phát hiện tĩnh mạch đùi, chậu bị thu hẹp sau khi huyết khối hình thành.
Phòng ngừa
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu gây ảnh hưởng đời sống, dần dần có khả năng biến chứng nặng khi bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, bạn nên điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để chủ động phòng bệnh huyết khối tĩnh mạch, cũng như nhiều bệnh lý khác. Cụ thể:
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết, trong đó người có nguy cơ mắc bệnh hạn chế nạp thêm vitamin K có trong rau bina, cải xoăn,... Đặc biệt là đối tượng đang trong thời gian dùng thuốc Warfarin điều trị bệnh. Việc sử dụng thực phẩm có thể gây tương tác với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả và sinh ra các phản ứng bất thường.
- Điều trị các bệnh lý đang gặp phải theo phác đồ của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc bừa bãi.
- Theo dõi các triệu chứng cơ thể đang gặp, nếu có biểu hiện bất thường bạn nên thông báo để nhận sự chỉ định an toàn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, dành thời gian tập luyện thể dục, nghỉ ngơi. Không nên ngồi, nằm quá lâu để tránh đau nhức xương khớp và nhiều vấn đề khác.
- Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe là cách giúp bạn sớm phát hiện các rủi ro và có biện pháp can thiệp phòng ngừa sớm.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh Suy tĩnh mạch mạn tính và thông tin cần biết
Những câu hỏi quan trọng khi khám
1. Nguyên nhân vì sao tôi mắc huyết khối tĩnh mạch sâu?
2. Những xét nghiệm nào tôi cần thực hiện?
3. Tôi nên làm gì để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu?
4. Trường hợp tôi không sử dụng thuốc có chữa huyết khối tĩnh mạch sâu được không?
5. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không can thiệp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu?
6. Tôi cần làm gì để bệnh mau chóng cải thiện?
7. Những việc tôi cần tránh để đạt hiệu quả điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tốt nhất?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những bệnh lý có khả năng biến chứng cao. Tuy nhiên do triệu chứng của bệnh không rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu khiến người bệnh chủ quan. Đến khi triệu chứng bùng phát dữ dội cho thấy huyết khối làm tắc mạch ngày càng nghiêm trọng. Vì thế bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường.